Thịt gà là món ăn rất phổ biến, giàu dinh dưỡng và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào ăn vào cũng tốt, tham khảo bài viết sau đây để biết các bộ phận của gà nên hạn chế ăn nhé.
Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, phù nề, bệnh đái tháo đường…
Giá trị dinh dưỡng của thịt gà thì đúng là miễn chê nhưng không phải tất cả những bộ phận của gà đều “bổ”. Một số bộ phận của loại gia cầm này được khuyến cáo nên hạn chế ăn vì tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Những bộ phận của gà nên hạn chế ăn
Nội tạng
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thì nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe.
Trong đó, gan gà chứa nhiều mầm bệnh tật, tích lũy các kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc. Phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,… nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao, vì vậy phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.
Xem thêm: Có nên ăn mề gà không
Phao câu
Giáo sư Yang Li của học viện Trung y Trung Quốc khuyến cáo rằng phao câu là bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang, có rất nhiều chất béo, mô bạch cầu chứa các vi khuẩn, virus và chất gây ung thư. Do vậy, tốt nhất chúng ta không nên ăn một lượng lớn phao câu và ăn trong nhiều ngày.
Cổ gà
Phần cổ gà có rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Nguy hiểm nhất là lượng dịch bạch huyết chứa độc tố lại tập trung ở khu vực cổ gà vô cùng lớn. Do đó nếu ăn cổ gà chính là bạn đang nạp chất độc vào người.
Da gà
Da gà có lượng cholesterol rất cao cùng với đó là việc nó rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn ký sinh, gây hại lớn cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì có chứa một số loại độc tố hòa tan nên đây chính là nguyên nhân khiến người có cơ địa dễ mẫn cảm sẽ bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn da gà.
Xem thêm: Da gà, ăn tưởng ngon nhưng hại không tưởng nếu ăn không đúng cách
Chân gà
Đây là bộ phận tiếp xúc rất nhiều với môi trường bẩn, khả năng nhiễm bệnh rất cao, đặc biệt là chân gà không được bảo quản tốt, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu ăn phải chân gà có hóa chất thì có thể bị ngộ độc cấp tính và mãn tĩnh dẫn đến tử vong. Đối với phụ nữ, nếu thường xuyên ăn nhiều có khả năng dẫn đến một số căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, suy thận, suy gan.
Ăn bộ phận nào của gà là bổ dưỡng nhất?
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà và thịt nâu tức từ cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn phần thịt ở ức. Thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với thịt đùi.
Ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100g ức gà thì có tới 18g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể, hạn chế các rối loạn da, rối loạn tim mạch, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa và ngăn ngừa cholesterol. Đây cũng là lý do, người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.
Trên đây là những chia sẻ về việc ăn thịt gà sao cho khoa học và mang lại hiệu quả nhất. Hãy lưu ý những bộ phận không nên ăn quá nhiều của gà để bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm:
>> Lưu ý khi ăn thịt gà
>> Mách chị em cách chọn gà ngon cho bữa cơm gia đình thêm đậm vị
Xem thêm các nội dung liên quan tại: Khỏe. đẹp mỗi ngày.
Kinh Nghiệm Hay Bách Hóa Xanh