Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trẻ đang mất nước, ba mẹ nên lưu tâm

Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trẻ đang mất nước, ba mẹ nên lưu tâm

Cơ thể mất nước là tình trạng rất đáng lo ngại ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo mất nước sau để kịp thời xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng này!

Đối với cơ thể người, đặc biệt là trẻ nhỏ, tình trạng mất nước ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các bậc phụ huynh lưu ý ngay những dấu hiệu cảnh báo mất nước ở trẻ sau đây nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ bị mất nước nguy hiểm như thế nào?

Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trẻ đang mất nước, ba mẹ nên lưu tâmTrẻ bị mất nước nguy hiểm như thế nào?

Theo các nghiên cứu khoa học, nước chiếm ⅔ trọng lượng cơ thể và giữ nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan trọng yếu.

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các cơ quan nội tạng, nhất là việc mất cân bằng điện giải sẽ gây nên nhiều rối loạn bên trong.

Nghiêm trọng hơn, khi tình trạng mất nước kéo dài có nguy cơ dẫn đến những tổn thương nặng nề bên trong, thậm chí có khả năng gây ra tử vong.

Một số nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng mất nướcMột số nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng mất nước

Một số nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ có thể kể đến như:

  • Sốt cao: Lượng lớn chất lỏng trong cơ thể trẻ nhỏ có thể mất đi do thân nhiệt tăng cao gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Tiêu chảy: Đây là nguyên nhân gây mất nước thường gặp nhất ở trẻ. Nếu trẻ gặp tiêu chảy 3 lần/ngày, nguy cơ mất nước đang ở mức báo động.
  • Nôn mửa: Nôn mửa gây mất nước không kém tiêu chảy. Đặc biệt, khi tình trạng nôn mửa và tiêu chảy xảy ra đồng thời, việc bị mất nước ở trẻ sẽ càng thêm trầm trọng.
  • Hoạt động quá mức: Trẻ hoạt động, vui chơi nhiều dưới thời tiết nắng nóng cũng có nguy cơ mất nước rất cao.

Dấu hiệu trẻ bị mất nước

Dấu hiệu mất nước ở trẻ được đánh giá khác nhau qua từng lứa tuổi, cụ thể:

Với độ tuổi trẻ sơ sinh

Dấu hiệu mất nước ở độ tuổi trẻ sơ sinhDấu hiệu mất nước ở độ tuổi trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh chưa thể nói, những biểu đạt đều được truyền tải qua tiếng khóc. Khi cơ thể thiếu nước, trẻ sẽ khóc nhưng ít có nước mắt hoặc không chảy nước mắt.
  • Phần thóp chìm sâu
  • Môi, miệng khô
  • Ngủ nhiều hơn so với thông thường
  • Nhịp thở nhanh khác thường
  • Tay, chân lạnh, tái nhợt
  • Ít đi tiểu (trong vòng 3 giờ không thấy trẻ đi tiểu)

Với trẻ nhỏ

Dấu hiệu mất nước đối với trẻ nhỏDấu hiệu mất nước đối với trẻ nhỏ

  • Tính cách cáu gắt, khó chịu hơn ngày thường
  • Thể chất kém, trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Nhịp thở nhanh (trên 50 lần/ phút đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, trên 40 lần/phút đối với trẻ trên 12 tháng tuổi)
  • Nhịp tim nhanh bất thường

Các phương pháp điều trị trẻ bị mất nước

Các phương pháp điều trị trẻ bị mất nướcCác phương pháp điều trị trẻ bị mất nước

Điều trị tình trạng mất nước ở trẻ có nhiều phương pháp và được áp dụng tùy theo tình trạng sức khỏe của trẻ do bác sĩ có chuyên môn đánh giá và chỉ định, các phương pháp phổ biến như:

  • Sử dụng dung dịch bù nước:Dung dịch bù nước oresol là phương pháp phổ biến dùng trong những trường hợp mất nước nhẹ. Trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định uống dung dịch bù nước oresol để cải thiện sức khỏe.
  • Truyền nước: Đối với những trường hợp mất nước nặng, trẻ sẽ được truyền dịch thông qua tĩnh mạch.
  • Các phương pháp khác: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus để cải thiện những nguyên nhân gây mất nước; áp dụng chế độ ăn thức ăn lỏng; uống nhiều nước lọc,…

Tham khảo thêm: Có nên tùy tiện cho con uống nước bù điện giải Oresol

Ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra ở trẻNgăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra ở trẻ

Để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra ở trẻ, ba mẹ có nên chú ý các vấn đề sau:

  • Kiểm soát lượng nước trẻ uống hằng ngày tránh việc trẻ uống quá ít nước hoặc không bổ sung nước lọc cho cơ thể, không để trẻ hoạt động quá lâu dưới trời nắng nóng.
  • Không để trẻ mặc trang phục quá dày, mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, mỏng nhẹ cho cơ thể trẻ thoáng mát, ít mất nước.
  • Đảm bảo vệ sinh trong chế biến và sử dụng thực phẩm, hạn chế ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không nấu chín, tránh nguy cơ trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa.
  • Cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về những dấu hiệu quan trọng cần lưu ý cũng như cách thức phòng ngừa và điều trị khi trẻ gặp phải tình trạng mất nước!

Nguồn bài viết: Chuyên trang sức khỏe Vinmec

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *