40 – 60 ngày sau khi bỏng là thời kỳ liền sẹo và khỏi bệnh với bỏng nông và là thời gian dễ nhiễm độc, nhiễm khuẩn với bỏng sâu. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, ảnh hưởng lên quá trình lành vết thương và thẩm mỹ vết sẹo. Thực phẩm nào tốt cho vết thương bỏng?
Rau củ quả giàu Vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất quan trọng trong việc tổng hợp collagen, tổng hợp lớp sợi keo và lớp sợi đàn hồi dưới da để vết thương mau lành.
Vitamin C cũng tham gia quá trình sản sinh bạch cầu, chống lại sự xâm hại của vi khuẩn lên vết thương.
Để bổ sung Vitamin C cho nhu cầu này, bạn hãy ăn các loại thực phẩm giàu Vitamin C như cam, bưởi, quýt, bông cải xanh, cải bắp đỏ, ớt xanh,…
Các loại cá giàu Omega-3
Axit béo Omega-3 có khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch, kháng viêm giúp người bị bỏng tổng hợp lại các mô sợi dưới da, cho vết thương mau đầy, lành nhanh, ít để lại sẹo.
Chất chống oxy hóa trong các loại cá này cũng giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, rất có ích cho quá trình tái tạo da sau bỏng.
Các loại cá giàu Omega-3: Cá hồi, cá thu, cá chép, cá cơm, cá basa, cá mòi, cá bơn,…
Sữa đậu nành
Người bị bỏng cần bổ sung nhiều nước hơn người bình thường để tái tạo da, có thể uống thêm nước lọc, nước trái cây, sữa… nhưng đậu nành là loại thức uống tốt nhất, cung cấp lượng Lecithin, chất đạm cần thiết để tái tạo tế bào.
Vitamin A
Vitamin A là loại Vitamin quan trọng hàng đầu giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhờ tăng tiến trình phân hóa của lớp biểu bì và tái tạo nên những tế bào mới, hạn chế được các vết sẹo.
Thực phẩm giàu Vitamin A là các loại rau màu xanh đậm: Cải xoong, súp lơ xanh, cải bó xôi và cà chua, cà rốt, nhất là rong biển,…
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm độc và nhiễm khuẩn vùng da bỏng, cho tế bào da mau lành hơn.
Thực phẩm giàu kẽm nhất là gan động vật, và các loại khác như hải sản, tôm cua, ốc, hào,… các loại rau bí ngô, hạt bí ngô.
Ngoài các phương pháp chăm sóc bên ngoài cho vết thương, chăm chút từ bên trong bằng chế độ dinh dưỡng cần thiết cũng sẽ có hiệu quả tốt để vết bỏng mau đầy, mau lành và ít để lại sẹo.
Xem thêm: Mẹo trị bỏng ngay tại nhà
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống