10 Đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

10 Đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay
Bạn đang xem: 10 Đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay
tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ trong đó tích cực cũng nhiều mà tiêu cực thì cũng không hề ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay. Nhiều bạn trẻ lãng quên người bạn tri thức là sách? Vậy tại sao phải đọc sách, thực trạng đọc ngày nay ra sao, đọc như thế nào để hiệu quả, chúng ta cùng theo dõi những bài viết sau nhé:

Đoạn văn nghị luận số 2

Trong cuộc sống, mỗi sự vật đều có giá trị, ý nghĩa riêng. Một trong những vật có giá trị vô cùng lớn và mang ý nghĩa quyết định đến đời sống con người chính là sách. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức từ lâu đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp người đọc mở mang hiểu biết cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Bên cạnh đó, chính chúng ta cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở, viết lách. Bạn thử nghĩ xem, nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta liệu sẽ có những bài học bổ ích? Và xã hội sẽ liệu có phát triển được như bây giờ? Sách lưu giữ thông tin của nhiều lĩnh vực, bên cạnh việc cung cấp tri thức, sách còn giúp ta rèn giũa tâm hồn cũng như giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi. Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác. Những người này mãi sẽ không tiến bộ và sẽ bị tụt về phía sau. Mỗi người hãy lựa chọn cho mình những quyển sách tốt nhất để học tập và trau dồi bản thân, giúp cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 2

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 2

Đoạn văn nghị luận số 8

Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet – một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 9x. Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games… đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ. Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư viện để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao “nạp” được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 8

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 8

Đoạn văn nghị luận số 1

Nhà văn Mark Twain đa từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc”. Rõ ràng, đọc sách để tiếp thi tri thức và làm giàu cho đầu óc của mình là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triểm mạnh mẽ của nền công nghệ điện tử, việc đọc sách cũng có nhiều thay đổi sâu sắc. Chưa bao giờ việc đọc sách và văn hóa đọc sách được người ta lo lắng và bàn luận nhiều như ngày nay. Việt Nam là một dân tộc yêu sách, yêu tri thức và luôn cầu tiến trên con đường tri thức. Thế nhưng ngày nay, văn hóa đọc của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ sa sút nghiêm trọng. Ngày càng có ít bạn trẻ thích đọc sách và càng có ít người viết sách. Họ thích giải trí trên các phương tiện nghe, nhìn hơn là cầm sách lên đọc. Với sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, truyền thông, giải trí, các phương tiện nghe, nhìn (điện thoại, máy tính bản, laptop,…) tỏ ra vượt trội và tính năng tiện dụng, hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ hơn so với trang sách in. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế tất yếu. Từ sự thay đổi về phương tiên, con người cũng thay đổi về sở thích và thói quen đọc sách. Một số bạn trẻ sống hời hợt, tôn vinh những giá trị kém cỏi, khiến cho các văn hóa phẩm lệch lạc có xu hướng trỗi dậy. Văn hóa đọc vì thế mà bị suy thoái trầm trọng. Đọc sách và xây dựng văn hóa đọc sách lành mạnh, hiệu quả và tiến bộ vẫn là một nhu cầu thiết yếu trong xã hội ngày nay. Chúng ta không chỉ đọc để thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn làm giàu tri thức, đánh thức niềm rung cảm chân thiện ở mỗi con người. Trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người không muốn đọc sách là do họ không nhận thấy vai trò và lợi ích của sách đối với tinh thần. Thậm chí, họ còn tỏ ra xem thường sách vở và tri thức. Những hành động hủy diệt sách trong lịch sử khiến người ta đau lòng. Mặt khác, có nhiều người lại đọc sách không đúng cách. Họ muốn tỏ ra là người đọc nhiều. Tuy đọc trăm nghìn quyển sách nhưng còn đọng lại chẳng có bao nhiêu. Dù có thay đổi nhiều về hình thức và phương thức đọc thì sách vẫn là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. Đọc sách là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tinh thần. Một xã hội tiến bộ phải là một xã hội biết quý trọng sách. Cần phải xây dựng một nền văn hóa đọc vững mạnh và khuyến khích toàn xã hội đọc sách. Một khi con người say mê đọc sách chắc chắn rằng tri thức sẽ phát triển, nhân tài sẽ xuất hiện, đất nước sẽ cường thịnh, phồn vinh.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 1

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 1

Đoạn văn nghị luận số 4

Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển của công nghệ thông tin, mạng truyền thông , mọi thứ đều có thể làm với mạng máy tính, điện thoại thông minh nhưng cùng với đó là tình trạng văn hóa đọc sách ở giới trẻ. Đọc sách là một thói quen tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Sách giúp ta mở mang tầm Tri thức, kiến thức sâu rộng, đem cho ta nhiều bài học đáng quý, rèn luyện cho ta những cảm xúc mới mẻ mà chỉ có sách mới đem lại được. Hiện nay, có rất ít người có thói quen đọc sách, những người đọc chủ yếu là người lớn tuổi và trẻ em, còn giới trẻ thì rất ít. Sự khác biệt lớn nhất của người đọc sách và không đọc sách ở chỗ : người trẻ đọc sách thì biết được nhiều, nghĩ được nhiều, dễ thành công trong cuộc sống và có nhân cách tốt đẹp còn người Không đọc sách thì sẽ có vốn kiến thức hạn hẹp, khó thành công. Việc này chủ yếu là do các bạn trẻ ngày nay chỉ mải miết lướt facebook, Yahoo, YouTube, xem phim trực tuyến trên mạng nên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến tinh thần, kiến thức, phản ứng của các bạn. Đọc sách có nhiều lợi ích như vậy, chúng ta hãy cùng nhau chung tay lập đội tuyên truyền, phát động phong trào về ngày đọc sách, lợi ích của việc đọc sách để mọi người đặc biệt là giới trẻ để các bạn thay đổi theo hướng sống vui vẻ và hòa đồng với xã hội hơn.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 4

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 4

Đoạn văn nghị luận số 6

Văn hóa đọc là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức tăng cường khả năng tư duy cũng như hướng con người đến gần hơn với chân-thiện-mỹ. Vì vậy, có thể nói, quốc gia nào đẩy mạnh được văn hóa đọc, trình độ dân trí sẽ cao và tỉ lệ tội phạm sẽ thấp hơn rất nhiều. Nhật Bản, quốc gia hiếm hoi trên thế giới có số lượng sách xuất bản hằng năm tăng, là một ví dụ điển hình. Thế nhưng, giới trẻ Việt Nam ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách, để lại những hệ quả tiêu cực cho mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của toàn dân tộc. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự xuất hiện của mạng xã hội, game online hay vô số các chương trình truyền hình. Vậy, giải pháp nào để phát triển văn hóa đọc ở nước ta? Thiết nghĩ, ta nên tổ chức thêm nhiều ngày hội sách, phát động phong trào đọc sách trong trường học cũng như các cơ quan, tổ chức, tận dụng công nghệ để đa dạng hóa các loại hình phục vụ, tạo thêm hứng thú cho người đọc. Tóm lại, tất cả chúng ta cần hiểu và trân trọng hơn văn hóa đọc, biến đọc sách trở thành một sở thích hàng ngày. Bởi đúng như Cựu Tổng thống Hoa Kì Barack Obama từng nói: Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 6

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 6

Đoạn văn nghị luận số 7

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngày nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi người vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gặm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 7

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 7

Đoạn văn nghị luận số 9

Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 nên nhiều người đã quên đi những thú vui thường nhật mà trước vẫn thường làm. Thay vào đó chính là việc sử dụng smartphone, máy tính bảng, để lên mạng đọc tin tức, đọc sách báo, giải trí, mua sắm. Bây giờ chỉ cần một nút chạm thôi là cả thế giới thay đổi liền. Đặc biệt là những bạn trẻ ngày nay, hình như các bạn đã quên hẳn đi việc đọc sách. Đọc sách đem đến cho chúng ta một nguồn tri thức dồi dào. Học và đọc nhiều không bao giờ là thừa hết. Chúng ta càng hiểu biết nhiều, có kiến thức càng rộng thì con đường tương lai càng rộng mở và có thể thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ đưa đất nước ” sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?”. Việc đọc sách ít, hay không đọc sách khiến cho giới trẻ có năng lực đọc kém, viết sai chính tả, nói năng không đúng mực. Có thể cho rằng vốn từ của các bạn ngày càng hạn hẹp hơn so với những người có thói quen đọc sách. Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng. Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã nói để nhấn mạnh giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 9

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 9

Đoạn văn nghị luận số 10

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Vậy chúng ta phải đọc thế nào cho đúng? Trước tiên, phải xác định mục đích đọc sách. Đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức và tiếp cận được những chân trời mới. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, giới trẻ hiện nay lại quên mất giá trị của sách bởi những thứ như mạng xã hội, các ứng dụng ảo… Quên mất rằng nhờ có sách mà chúng ta hiểu thêm về những kiến thức mới mẻ. Khi bạn đọc sách, bạn sẽ bồi đắp thêm cho mình nhiều kiến thức hơn, biết thêm nhiều điều mới mẻ hơn…Đọc sách cũng như du lịch khám phá các kiến thức mới lạ để ta thấy biết yêu và trân trọng những giá trị nhỏ bé trong cuộc sống. Do đó, nếu bạn cảm thấy mình là con người của thời đại mới thì cũng đừng quên sách. Có thể bạn vẫn làm bạn với internet, với điện thoại. Thay vì bạn cầm cuốn sách, bạn có thể tiếp cận tri thức qua các nguồn dẫn, đọc sách qua internet… Hãy đọc nhiều hơn đã làm giàu tri thức và tâm hồn.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 10

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 10

Đoạn văn nghị luận số 5

Ngày nay, văn hóa đọc thường được nhiều người để cập đến với nghĩa là một hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc sách, báo, tài liệu để tiếp cận được với thông tin và nguồn tri thức một cách khoa học. Hiểu một cách đơn giản nhất đó là thái độ của cá nhân đối với tri thức sách vở. Văn hóa đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người. Sách là nguồn tri thức rộng lớn của nhân loại. Mỗi cuốn sách là một thông điệp và một bài học sâu sắc trong đời sống. Từ việc đọc sách hằng ngày thì bạn có thể trau dồi cho bản thân một lượng kiến thức lớn từ sách mang lại. Thông qua những cuốn sách có thể giúp người đọc cải thiện kỹ năng giao tiếp với lối diễn đạt tốt và từ ngữ cũng trở nên phong phú hơn. Bất cứ ai cũng thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích to lớn từ sách mang lại. Đúng vậy, sách không chỉ là một kho tàng tri thức bất tận của nhân loại mà còn là liều thuốc tinh thần trong những tháng ngày áp lực, mất phương hướng hay đơn giản tìm đến sự đồng cảm. Thế nhưng giới trẻ hiện nay dường như bị thế giới ảo lôi kéo mà quên đi giá trị trước mắt từ việc đọc sách. Thay vì chọn cách đọc sách thì các bạn trẻ lại tìm đến những trò chơi vô bổ khác làm cho văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay bị bỏ quên và đây được xem là mối lo ngại to lớn của gia đình, xã hội. Để văn hóa đọc ngày càng thấm sâu vào trong tâm thức của mỗi người thì cần phải: Nâng cao nhận thức của bạn đọc đối việc phát triển văn hóa đọc, hãy chọn cho bản thân một thể loại sách yêu thích: Khi đọc một cuốn sách mà bản thân thật sự yêu thích thì cảm xúc cũng như tinh thần sẽ trở nên phấn chấn và đam mê hơn. Vậy tại sao thay vì cố ép bản thân hình thành một thói quen đọc sách lại không chủ động tìm những thể loại sách yêu thích để có thể chiêm nghiệm chứ.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 5

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 5

Đoạn văn nghị luận số 3

Thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động đến ý thức và thói quen, văn hóa đọc sách của giới trẻ. Văn hóa đọc sách dần dần bị thay thế bởi mạng xã hội và thiết bị điện tử làm chi phối sự tập trung cũng như thói quen đọc sách như thời xưa. Đây là một vấn đề mà chúng ta đang suy nghĩ và đưa ra những giải pháp để cân bằng lại vẫn giữ được văn hóa đọc sách ngày nào mà vẫn tiếp thu lĩnh hội khoa học công nghệ thông tin thời đại mới. Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin, mà còn là một trong những hoạt động văn hóa, được gọi là văn hóa đọc, là thái độ và cách ứng xử của chúng ta với tri thức và sách vở. Một thập niên với sự bùng nổ, thay đổi chóng mặt của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử đã tác động đến hành vi, suy nghĩ, thói quen của người trẻ trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Văn hóa đọc của giới trẻ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng với sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của các loại hình đa phương tiện. Biểu hiện văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay đáng báo động cần có những giải pháp để cải thiện khả năng đọc hiểu trên sách vở thay vì lạm dụng quá nhiều vào internet. Giới trẻ hiện nay thiếu hiểu biết và chưa ý thức rõ được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đọc sách. Nhiều bạn trẻ có thái độ thờ ơ, không chú tâm rèn luyện thói quen đọc sách. Nhiều bạn trẻ chỉ mải mê lướt web, facebook, sống ảo trên mạng xã hội, chơi game,… Đối với họ không có văn hóa đọc sách. Nhiều người không chăm chỉ, không cố gắng rèn luyện, trau dồi kiến thức, lĩnh hội vốn tri thức từ, thiếu kiên nhẫn và sự kiên trì khi họ đọc sách để tiếp thu những kiến thức, những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, thì thay vào đó họ lại chỉ thích xem phim, lướt Web giải trí mà thôi. Văn hóa đọc đang đứng trước nguy cơ bị mai một và bị lấn át bởi những thiết bị công nghệ điện tử thông minh. Khác với thời xưa, thị trường sách ngày một đa dạng, phong phú để bạn đọc dễ dàng tìm kiếm những nội dung hay hỗ trợ cho công việc và nhu cầu cuộc sống của mình, nội dung đa dạng đầy đủ, hình thức được trau chuốt mát mắt hơn rất nhiều. Nhiều bạn chạy theo phong trào đọc sách. Khi đó vừa mất tiền bạc, thời gian mà không tiếp thu lĩnh hội mà cuốn sách muốn gửi gắm đến bạn đọc. Nhiều bạn trẻ thay vì đọc sách đúng chuyên ngành để phục vụ nhu cầu học tập, nhưng các bạn lại thích đọc sách ngôn tình, tiểu thuyết tình yêu, hoặc là các bạn dành hàng giờ đồng hồ chỉ để lướt Web, sống ảo trên Facebook,…đọc sách mà không có chọn lọc thì cũng vô ích.

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 3

10 đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay

Đoạn văn nghị luận số 3

Sách là nguồn tri thức quý giá mà trái đất đã trao tặng cho bạn. Nếu như bạn là người không có thói quen đọc sách hằng ngày thì có lẽ rằng bạn đã bỏ lỡ nhiều quyền lợi của việc đọc sách. Hãy biết tranh thủ thời cơ của công nghệ thông tin để khai thác những nội dung mong ước, cùng phối hợp hòa giải với đọc sách truyền thống cuội nguồn sẽ mang lại cho mỗi tất cả chúng ta hiệu suất cao thiết thực cho đời sống và sự nghiệp.

Đăng bởi: Kiên Dương

Từ khoá: 10 Đoạn văn nghị luận xã hội về việc đọc sách của giới trẻ ngày nay