Nguyên nhân gây bệnh lẹo mắt ở trẻ em là gì? Chính lẹo mắt có đau không? Những câu hỏi này sẽ được truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp ngay dưới bài viết sau.
Lẹo mắt ở trẻ nhỏ là tình trạng vô cùng phổ biến gây ra nhiều sự khó chịu cho con nhỏ. Hôm nay, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này nhé.
Lẹo mắt là gì, nguyên nhân do đâu
Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc do một số vi khuẩn khác như staphylocoque gây ra. Lẹo mắt thường gặp ở phần bờ mi, sau khoảng 3-4 ngày mưng mủ, lẹo sẽ vỡ ra rồi sau đó lành lại dần. Lẹo mắt rất dễ tái phát hay lây lan từ mắt này sang mắt còn lại. Lẹo mắt gây nên tình trạng sưng phù và ứ phù màng tiếp hợp.
Nguyên nhân gây ra lẹo mắt thường đến từ 2 nguyên nhân chính:
- Lẹo mắt xuất hiện do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn khác xâm nhập vào tuyến cân lông mi gây nên tình trạng viêm cấp tính
- Do tắc nghẽn tuyến dầu của mi mắt, dầu không thể thoát ra ngoài được mà chảy ngược vào tuyến dẫn gây nên tình trạng sưng, viêm
Chích lẹo mắt có đau không?
Để giảm thiểu thời gian bị lẹo cũng như hạn chế lẹo tái phát, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên giúp ngăn bụi bẩn tiếp xúc và giúp lẹo mau lành hơn
- Không nặn lẹo, việc nặng lẹo sẽ khiến ổ viêm bị lây lan từ đó khiến tình trạng nặng hơn. Tốt nhất nên để lẹo hết một cách tự nhiên
- Chườm ấm: Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm đắp lên mắt trong 15 phút, ngày làm 3-5 lần sẽ giúp tình trạng nhanh thuyên giảm hơn
- Chườm túi trà: Trong trà xanh có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, bạn lấy trà túi đã ngâm trong nước ấm chườm lên mắt bị lẹo sẽ giúp bệnh nhanh khỏi
- Dùng thuốc: Một số tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng một số loại kháng sinh giúp bệnh được chữa khỏi nhanh hơn
Nếu trường hợp lẹo không tự thuyên giảm, bác sĩ sẽ có chỉ định chích lẹo. Đối với người lớn, đây là một thủ thuật nhẹ nhàng và không quá đau đớn. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, trong một số trường hợp trẻ sẽ hoảng sợ, giãy giụa và la khóc. Vì thế, cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ chích lẹo gây mê để giảm thiểu những khó khăn trên.
Biện pháp phòng ngừa lẹo mắt
Để ngăn ngừa tái phát lẹo, bạn nên lưu ý một số biện pháp sau:
- Tránh dụi tay vào mắt hay dùng tay chà xát khiến vi khuẩn dễ lây lan lên mắt
- Bảo vệ mắt khỏi khói bụi bằng cách đeo kính khi ra đường, không đi tới những nơi bị ô nhiễm không khí
- Không tự ý nặn mủ hay chích lẹo tại nhà dễ khiến tình trạng nặng hơn và để lại sẹo
- Tra nước muối sinh lý cho trẻ để bảo vệ mắt khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn
- Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt
- Trông chừng và thường xuyên nhắc trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng
Vừa rồi, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn vừa giải đáp những thắc mắc xoay quanh tình trạng lẹo mắt ở trẻ nhỏ. Hy vọng bạn đã có những thông tin y học thật hữu ích qua bài viết trên.
Nguồn: Vinmec
Mua sữa bột các loại dành cho bé tại Bách hoá XANH nhé:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn