Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Thủ tục giám đốc thẩm được biết là một thuật ngữ chuyên ngành mà bạn thường nghe nhưng bạn biết gì về thuật ngữ này chưa? Thế nên, hôm nay hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về thủ tục giám đốc thẩm và những vấn đề liên quan.

Thủ tục giám đốc thẩm là gì? Trình tự để tiến hành thủ tục này gồm những bước nào? Đây được xem là những câu hỏi quen thuộc về thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, để có thêm kiến thức về vấn đề này thì hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn theo dõi bài viết này nhé.

Thủ tục giám đốc thẩm là gì?

Căn cứ Điều 325, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015: Giám đốc thẩm là việc “xét lại” những bản án hoặc quyết định của Toà án tuy đã có hiệu lực pháp luật (đã xét xử xong, đang ở giai đoạn thi hành án), nhưng bị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm kháng nghị (thông qua một văn bản có tên là “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm”), vì phát hiện có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sựThủ tục giám đốc thẩm

Các quy định về các vấn đề liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại phần thứ tư, chương 18 Bộ luật tố tụng dân sự. Như vậy, cần phải hiểu rằng:

  • Một là, “giám đốc thẩm” không phải là việc xét xử một vụ án theo thủ tục thông thường (mà luật quy định gồm hai cấp: Sơ thẩm và phúc thẩm) mà là một thủ tục nhằm xem xét lại việc xét xử trước đây.
  • Thông qua một “phiên tòa giám đốc thẩm”, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ đưa ra kết luận của mình – trong một văn bản tố tụng gọi là “Quyết định giám đốc thẩm” – đối với bản án bị kháng nghị giám đốc thẩm.
  • Hai là, một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ có thể được xét theo thủ tục giám đốc thẩm khi có “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm” của người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà thôi.

Người có quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm

Khi phát hiện một trong những căn cứ kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

Chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩmChủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực;

Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong thủ tục tố tụng, người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có quyền kháng nghị hoặc Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).

Văn bản thông báo phải có đủ các nội dung sau: Ngày, tháng, năm; Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật; Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện; Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.

Văn bản này phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người thông báo, nếu cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện phải ký tên và đóng dấu.

Bước 2 Khi nhận được thông báo, Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ. Trường hợp trình báo thì các cơ quan này phải lập biên bản. Nếu có chứng cứ, tài liệu và đồ vật thì phải được lập biên bản thu giữ.

Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sựThủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Bước 3 Cơ quan nhận thông báo phải gửi ngay văn bản, chứng cứ, tài liệu, đồ vật hoặc biên bản đến cơ quan có quyền kháng nghị, đồng thời thông báo cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.

Bước 4 Tòa án, Viện kiểm sát xem xét kháng nghị yêu cầu Tòa án đang lưu giữ, quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án đang quản lý phải chuyển hồ sơ cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.

Nếu Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý chuyển hồ sơ cho cơ quan nào yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau.

Bước 5 Trường hợp xem xét căn cứ đó là đúng thì người có quyền kháng nghị sẽ ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định.

 Thời gian và căn cứ kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm

Thời gian kháng nghị

Căn cứ Điều 334, BLTTDS, thời gian kháng nghị có thể kéo dài 3 năm.

Thời gian kháng nghị có thể kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị nếu có đủ các điều kiện sau:

  • Đương sự đã có đơn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị và sau khi hết thời hạn kháng nghị vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
  • Căn cứ kháng nghị là bản án có hiệu lực vi phạm pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bên thứ ba, xâm hại đến lợi ích công cộng và kháng nghị để khắc phục sai lầm của bản án đó.

Thời gian và căn cứ kháng nghị thủ tục giám đốc thẩmThời gian và căn cứ kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ kháng nghị

Căn cứ Điều 326, BLTTDS 2015, theo đó bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật chỉ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, bên thứ ba, gồm:

  • Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại về quyền và lợi ích của đương sự.
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm đương sự không thực hiện được quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ.
  • sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến bản án không đúng.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã gửi đến bạn những thông tin về thủ tục giám đốc thẩm. Nếu như bạn còn quan tâm và thắc mắc đến vấn đề này thì hãy xem và nghiên cứu thêm nhé!

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *