Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất hay gặp phải ở trẻ nhỏ, khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Vậy khi bé bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không, cùng tìm hiểu nhé!
Sữa là nguồn dinh dưỡng bổ sung khá quan trọng với trẻ nhỏ. Nhưng khi trẻ đang trong tình trạng rối loạn tiêu hóa thì có nên cho uống sữa hay sữa bột hay không? Ba mẹ cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo thêm thông tin dưới đây nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là tình trạng tiêu chảy, đau bụng, táo bón, đầy hơi, buồn nôn,… khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và suy nhược…
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa có rất nhiều: Có thể do chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé không cân bằng, do thức ăn không phù hợp với độ tuổi, do sử dụng thuốc kháng sinh làm sụt giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hoặc do đổi sang loại sữa mới…
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé, nên chế biến các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa, và không nên ép bé ăn uống theo chế độ bình thường lúc khỏe mạnh.
Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa có nên cho bé bú sữa mẹ, sữa bột?
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường kèm theo chán ăn, ăn ít và lại tiêu hóa kém,… Nên nhiều ba mẹ nghĩ sữa là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thụ nên có thể cho bé dùng thêm. Tuy nhiên bạn hãy cẩn trọng các trường hợp sau:
Nếu trẻ bú sữa mẹ
Trong 6 tháng đầu thì sữa mẹ là nguồn thực phẩm chính cung cấp chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa chưa phát triển nên sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé, vì vậy nếu chế độ ăn uống của mẹ không tốt thì trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên lưu ý:
- Mẹ nên ăn các thực phẩm thanh đạm, hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, những đồ ăn dễ gây đầy hơi như các loại đậu, cải bắp,…
- Nếu trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa thì bạn nên cho con bú tần suất thường xuyên để bù nước, và nên thay đổi chế độ ăn của mẹ nếu tình trạng của bé không thuyên giảm.
- Nếu mãi vẫn không khỏi thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cho con uống dung dịch bù nước giữa các cữ bú nếu bị tiêu chảy hoặc sử dụng men tiêu hóa bổ sung.
Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa do sữa
Mẹ nên ngưng ngay việc sử dụng loại sữa đó cho bé. Trường hợp bé vẫn còn bú mẹ thì tích cực cho bé bú thêm vì trong sữa mẹ có chứa nhiều nước và kháng thể sẽ hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng tiêu hóa.
Khi hệ tiêu hóa của bé đã tạm ổn định, mẹ có thể cho bé dùng lại loại sữa bé đã quen dùng, nhưng nên dùng chút một và theo dõi phản ứng của bé để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa lặp lại.
Thực tế trong trường hợp này, không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn việc uống sữa trong khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, nhưng cần pha sữa loãng hơn và cho trẻ dùng chút một. Tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại sữa nào tốt nhất cho bé trong thời điểm hiện tại.
Do chế độ ăn uống
Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn cho bé, mẹ cần giảm tạm thời số lượng sữa động vật và đường lactozo trong sữa vì nó có thể khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
Khi chọn sữa cho bé, mẹ nên chọn các loại sữa giúp dễ hấp thu, tiêu hóa, có bổ sung chất xơ tự nhiên GOS và 5 loại nucleotide bởi đây là các thành phàn giúp phát triển của vi sinh vật có lợi trong đường ruột, cân bằng hệ vi sinh.
Các triệu chứng ba, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ
Các biểu hiện phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Trẻ đau bụng dữ dội, hoặc hơn hai tuần nhưng vẫn không hề thuyên giảm.
- Bé bị mất nước do tiêu chảy và nôn nhiều lần. Cùng các biểu hiện như môi khô, giảm đi tiêu, giảm năng lượng, xanh xao và mệt lả người.
- Khi đi tiêu bé có những biểu hiện như trong phân có máu, đi khó phải rặn mạnh, đi nhiều lần.
- Bé có biểu hiện bị trào ngược dạ dày như biếng ăn, ói ,dịch vàng dịch xanh, ợ hơi, ợ chua, nôn trớ, đau bụng hoặc các triệu chứng ho hấp ví dụ như khò khè kéo dài.
- Nôn tất cả mọi thứ trong, trước và sau bữa ăn hoặc nôn khan liên tục.
Tóm lại, khi đang bị rối loạn tiêu hóa trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, chán ăn và đề kháng yếu hơn. Vì nguyên nhân gì mẹ cũng nên tạm ngưng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh việc uống thêm sữa khiến tình trạng bé trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Bách hoá XANH để chăm sóc sức khoẻ cho mẹ và bé được tốt hơn nhé!
Nguồn: Vinmec được tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu – Nhi khoa – Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn