Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em xảy ra rất phổ biến. Cùng tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em.
Nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện phổ biến ở các bé gái do niệu đạo ngắn hơn bé trai. Các bậc cha mẹ thì cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết con trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, hôm nay hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về cách điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em nhé!
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em là bệnh gì?
Nhiễm trùng đường tiểu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu, đây là tình trạng nhiễm trùng của một trong những cơ quan của hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiểu có 2 loại sau:
- Nhiễm trùng đường tiểu trên: viêm thận
- Nhiễm trùng đường tiểu dưới: viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
Tác nhân chính gây nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn hay trẻ em là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) từ đường tiêu hóa gây ra. Thông thường trẻ em bị nhiễm trùng đường tiểu bởi các nguyên nhân sau:
- Khi dùng giấy vệ sinh hậu môn cho trẻ, có thể bạn đã vô tình để giấy bẩn tiếp xúc với bộ phận sinh dục gây nhiễm trùng tiểu.
- Trẻ ngọ nguậy, vặn vẹo nhiều khi bạn thay tã, vi khuẩn từ phân có thể vô tình dính vào niệu đạo gây nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ sau đây có thể góp phần phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em nên bạn cần lưu ý:
- Trẻ bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ đường tiết niệu
- Niệu đạo của bé gái ngắn và gần hậu môn hơn nên dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn bé trai. Tuy nhiên, bé trai hẹp bao quy đầu hoặc không cắt bao quy đầu vẫn có thể mắc bệnh
- Trẻ bị rối loạn tiểu tiện do thường xuyên nhịn tiểu
- Trẻ bị táo bón
Triệu chứng nhiễm trùng tiểu ở trẻ em
Rất khó để nhận biết được trẻ em bị nhiễm trùng đường tiểu vì trẻ cũng không thể mô tả được cảm giác mà trẻ đã trải qua để bố mẹ hình dung rõ biểu hiện tình trạng bé đang gặp phải. Do đó, các phụ huynh phải chủ động quan sát các triệu chứng bất thường mà trẻ đang đối diện.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ hay bị mắc phải các triệu chứng sau:
- Sốt, nôn có thể kèm theo tiêu chảy
- Quấy khóc, mệt mỏi
- Bú kém, chậm tăng cân
- Trẻ có thể bị vàng da, vàng lòng trắng mắt
Đối với trẻ lớn hơn
Các triệu chứng thường xuất hiện ở các con như:
- Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu đục, sẫm màu, có máu và hôi.
- Đau bụng dưới, đau bên hông, đau lưng.
- Tiểu són trong quần, đái dầm bất thường.
Cách tốt nhất vẫn là đưa trẻ đi khám để bác sĩ để xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác.
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
Thuốc đặc trị
Nhiễm khuẩn đường tiểu dưới cần sử dụng kháng sinh đường uống, đối với nhiễm khuẩn đường tiểu trên bắt buộc phải sử dụng kháng sinh đường tiêm. Liệu trình nên để bác sĩ phác đồ, chỉ định và kê đơn cho phù hợp.Thời gian dùng kháng sinh đối với nhiễm trùng đường tiểu dưới thường 7-10 ngày. Với nhiễm trùng đường tiểu trên thường là 10-14 ngày, sau khoản thời gian này có thể chuyển sang kháng sinh đường uống.
Chăm sóc trẻ tại nhà
Cho trẻ uống nhiều nước và nhắc nhở trẻ đi tiểu thường xuyên và không được nhịn tiểu. Bạn có thể hỏi bác sĩ về lượng nước cần cung cấp vào cơ thể trong ngày để cân đối sao cho phù hợp. Hơn nữa, bạn cũng có thể kết hợp chườm ấm lưng, bụng cho trẻ hoặc nếu cần thiết, có thể dùng thuốc giảm đau theo lời khuyên của bác sĩ.
Cách phòng ngừa nhiễm trùng tiểu ở trẻ em
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em không có phương pháp phòng ngừa tuyệt đối, tuy nhiên, bạn vẫn có thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng các cách sau:
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ táo bón.
- Khi vệ sinh vùng kín cho bé gái, bạn nên lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo
- Bạn cần bổ sung đủ lượng chất lỏng để trẻ có thể đi vệ sinh thường xuyên và nhắc nhở trẻ không được nhịn tiểu.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để khu vực xung quanh niệu đạo luôn khô ráo.
- Nếu trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu như trào ngược bàng quang niệu quản, tắc nghẽn đường tiết niệu,… bạn cần đưa trẻ đi điều trị nhanh chóng để tránh bị nhiễm trùng đường tiểu.
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến cách điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn, hi vọng thông tin trên hữu ích. Cùng lưu lại và đón chờ tiếp những bài viết hữu ích sắp tới của chúng mình nhé!
Nguồn: hellobacsi.com
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn