Trẻ mút tay có nguy hiểm? Các cách giúp trẻ cai mút tay

Trẻ mút tay có nguy hiểm? Các cách giúp trẻ cai mút tay

Cùng tìm hiểu xem trẻ mút tay có nguy hiểm? Các cách giúp trẻ cai mút tay ngay trong bài viết bên dưới.

Mút tay là một thói quen thường thấy của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy liệu trẻ mút tay có nguy hiểm hay không và cách giúp trẻ cai là gì? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Nguyên nhân trẻ mút tay

Mút tay là một phản xạ tự nhiên của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ bởi mút tay giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu giống như đang được gần mẹ, mút bầu sữa mẹ. Lâu dần nó hình thành một thói quen ở trẻ kể cả khi trẻ đói hay không đói, mang đến cảm giác thích thú và an toàn cho trẻ.

Khi mút tay, trong não bộ của trẻ em sẽ sản sinh ra endorphin – một loại chất giảm đau nội sinh. Chất này giúp trẻ thư giãn và mang đến cảm giác an toàn, đặc biệt là khi đang ở xa bố mẹ hay cảm thấy mệt mỏi.

Trẻ mút tay có nguy hiểm? Các cách giúp trẻ cai mút tayNguyên nhân trẻ mút tay

Thường thì tình trạng mút tay sẽ giảm dần sau 6 tháng tuổi đầu tiên và dứt hẳn sau khi 1 – 2 tuổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì có 15% trẻ em vẫn tiếp tục mút tay đến khi 4 tuổi.

Ảnh hưởng của việc trẻ mút tay

Mút tay là một tình trạng thường thấy ở trẻ em. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài quá lâu và với tần suất quá thường xuyên thì sẽ gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Một số ảnh hưởng của việc mút tay với sức khỏe là:

  • Dễ bị nôn sau khi bú hoặc sau khi ăn.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như tay chân miệng, thủy đậu, cúm, bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa,… nếu tay trẻ không được rửa sạch sẽ.
  • Tổn thương da ngón tay khiến vi khuẩn dễ xâm nhập nếu trẻ không biết và mút, cắn tay quá mạnh.
  • Mút tay trong thời gian dài có thể khiến tay bị biến dạng.
  • Nếu trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn mút tay thì có thể dẫn đến răng phát triển sai vị trí vì đây là độ tuổi bắt đầu thay răng.

Ảnh hưởng của việc trẻ mút tayẢnh hưởng của việc trẻ mút tay

Cách giúp trẻ cai mút tay

Vì những tác động trên mà nhiều bậc cha mẹ luôn muốn tìm cách giúp trẻ cai mút tay. Nếu vậy thì hãy tham khảo ngay những cách bên dưới:

  • Đảm bảo trẻ không bị đói, cho trẻ bú mẹ đầy đủ (đối với trẻ còn ở độ tuổi bú mẹ).
  • Tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho trẻ. Đặc biệt là ở những tình huống như lúc trẻ bị ốm, vừa tiêm chủng xong, bị đau,… Đây là lúc trẻ cảm thấy không thoải mái và bất an nhất vì vậy cha mẹ hãy ở bên cạnh giúp trẻ an tâm hơn. Từ đó giúp cải thiện tình trạng mút tay.
  • Nếu thấy trẻ sắp mút tay, hãy làm trẻ phân tâm bằng cách vui đùa, tạo ra những trò chơi thú vị với trẻ.
  • Khi trẻ đã lớn, hiểu chuyện thì hãy dạy trẻ biết những tác hại của việc mút tay.
  • Động viên, khen thưởng khi trẻ có tiến bộ.
  • Tìm mua găng tay bỏ mút tay (thumb sucking glove) hoặc tự may rồi đeo cho trẻ nếu những cách trên không hiệu quả.
  • Nếu trẻ trên 6 tuổi vẫn không bỏ được tật mút tay thì hãy đưa trẻ đi nha sĩ để làm các khí cụ cố định trong miệng để trẻ không thể mút tay.

Cách giúp trẻ cai mút tayCách giúp trẻ cai mút tay

Đừng quên thường xuyên vệ sinh tay, cắt da, móng tay cũng như vệ sinh các đồ chơi của trẻ trong giai đoạn trẻ đang cai mút tay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhé.

Trên đây là những thông tin về việc trẻ mút tay và cách giúp trẻ cai mút tay mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Mua dầu dưỡng ẩm, massage cho bé tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *