Trứng là loại thực phẩm rất bổ dưỡng và cũng là một món ăn khoái khẩu của trẻ. Vậy làm sao cho trẻ ăn trứng một cách khoa học nhất? Cùng xem bài viết này nhé!
Giá trị dinh dưỡng của trứng
Trong trứng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trứng đặc biệt giàu Vitamin A, D, Protein, Canxi, Sắt, Kẽm, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Chính vì có chứa nhiều dưỡng chất và Vitamin, rất nhiều bà mẹ muốn cho con trẻ ăn trứng để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất để trể phát triển tốt hơn.
Trứng là một thực phẩm tốt, tuy nhiên khi cho trẻ nhỏ ăn, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi khi hệ tiêu hóa còn kém các mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Vì hàm lượng chất béo trong trứng cao có thể làm cho trẻ nhỏ bị đầy bụng, khó tiêu khiến cho trẻ chán ăn, bị các chứng bệnh về tiêu hóa.
Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?
Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, các mẹ đã có thể cho trẻ làm quen với trứng, nhưng lúc này chỉ nên cho trẻ ăn một ít lòng đỏ trứng gà, và không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong tuần. Hàm lượng trứng theo độ tuổi cho bé ăn các mẹ cần đặc biệt lưu ý:
+ Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn ½ lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.
+ Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/ bữa, 3-4 lần/ tuần.
+ Trẻ 1-2 tuổi: Nên ăn 3-4 quả trứng tuần, ăn cả lòng trắng.
+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn 1 quả/ngày.
Trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng gà vì trong lòng trắng trứng gà có hàm lượng protein rất cao, khi trẻ còn quá nhỏ không thể tiêu hóa hết được hàn lượng này, dễ khiến cho trẻ bị các chứng bệnh về tiêu hóa.
Hơn nữa, lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.
Trẻ dưới 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà, và phải được chế biến chín, cho ăn từng ít một. Khi cho bé ăn trứng, các mẹ nên chú ý các biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa và các hiện tượng dị ứng khác sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng.
Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối yếu. Do đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới.
Không nên cho trẻ ăn trứng vào những thời điểm nào?
1. Trẻ bị sốt, cảm
Khi trẻ đang bị sốt, cảm cơ thể trẻ đang nóng, ăn trứng có nhiều protein sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn, khiến cho trẻ khó chịu. Những trẻ đang bị sốt ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
2. Trẻ vừa bị ốm dậy
Có nhất nhiều mẹ sau khi con trẻ vừa ốm dậy, thường nấu cháo trứng cho trẻ ăn để có thể có năng lượng phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, với những trẻ vừa qua khỏi đợt sốt tuyệt đối không nên ăn trứng gà bởi lượng protein hoàn toàn trong trứng gà như anbumin và ovoglobumin khi hấp thu vào cơ thể còn chưa hồi phục của trẻ nhỏ sẽ làm tăng lượng nhiệt của cơ thể, khiến bé ốm lại.
3. Trẻ bị tiêu chảy
Đối với trẻ bị tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
4. Trẻ béo phì, thừa cân
Những trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì không nên ăn trứng gà bởi trong trứng có chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa khiến thân hình của trẻ ngày càng nặng nề hơn.
Cách chế biến trứng đúng cách cho trẻ ăn
Các mẹ không được cho trẻ nhỏ ăn trứng gà sống hay đánh trứng sống trực tiếp vào trong cháo nóng của trẻ. Các mẹ cần phải nấu chín hoặc luộc chín lên sau đó trộn với cháo cho trẻ dùng để đề phòng nhiễm khuẩn.
Hy vọng với những thông tin ở bài viết này, các mẹ đã biết cách cho trẻ ăn trứng thật phù hợp và khoa học! Cùng xem thêm những món nên chọn cho bé yêu tại website của mình nhé!
Xem thêm: Cách pha bột ăn dặm với sữa mẹ cho bé
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn