Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn, đặc biệt do có tính kháng khuẩn cao, chúng được dùng nhiều trong đông y. Mặc dù tỏi rất tốt cho sức khỏe thế nhưng nếu sử dụng không đúng cách, chúng vẫn gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng tỏi sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe
– Ngộ độc thực phẩm: Tình trạng này xảy ra khi bạn sử dụng tỏi có dấu hiệu chảy dầu, chúng sẽ gây khó chịu hệ tiêu hóa, tệ hơn có thể dẫn đến tử vong.
– Cản trở việc trị bệnh: Một số thuốc sẽ phản ứng với tỏi, khiến chúng mất tác dụng, thậm chí khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
– Gây bỏng: Allicin sinh ra khi tỏi được đập dập hay băm nhuyễn, nếu chúng chạm vào vùng da dễ bị tổn thương, sẽ gây kích ứng, đau nhức, bỏng.
– Dị ứng: Nếu bạn quá lạm dụng sẽ dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, gây buồn nôn, khó tiêu, thậm chí là đau và loét dạ dày.
Thực phẩm không được sử dụng chung với tỏi
– Thịt gà: Có tính ngọt, ấm kết hợp với tỏi có tính cay làm món ăn tăng thêm nhiều tính nóng sẽ dễ dẫn đến khó tiêu, gây bệnh kiết lị.
– Cá trắm: Có tính bình, ngọt không hợp với tính nóng của tỏi, ăn chung dễ gây chướng bụng, có nguy cơ sinh ra sán.
– Thịt chó: Chứa quá nhiều đạm thêm cay và nóng khi dùng với tỏi sẽ gây khó tiêu, tả lị.
Những người không nên sử dụng tỏi
– Có bệnh về mắt: Tỏi có thể được coi là một trong những tác nhân khiến sức khỏe của mắt thêm trầm trọng, dẫn đến suy giảm thị lực, ù tai hoa mắt…
– Người mẫn cảm: Các hoạt chất sinh ra sau khi sơ chế dẫu tốt nhưng lại dễ gây kích ứng, có thể gây đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu.
– Bệnh gan – thận: Các hợp chất có trong tỏi không có tác dụng phòng chống hay tiêu diệt virus viêm gan ngược lại tính cay nóng của chúng sẽ làm tổn thương gan. Tương tự thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, gây cản trở quá trình điều trị, khiến tình trạng tệ hơn rất nhiều.
– Tiêu chảy: Trong khoảng thời gian này, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập đường ruột, nếu dùng tỏi dễ gây ra hiện tương xuất huyết, tắc nghẽn, rối loại tiêu hóa, bệnh càng nặng.
Sử dụng tỏi đúng cách
– Tỏi tươi – sống: Có công dụng tốt hơn so với tỏi được nấu chín, tuy nhiên 1 tép tỏi tương đương 1g là đủ cho cơ thể nhận được dưỡng chất cần thiết, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
– Nấu ăn: Nên đập dập hay băm nhỏ, để chúng ở nhiệt độ phòng 10 – 15 phút, như vậy các Enzym có đủ thời gian phản ứng, sản sinh các hợp chất có lợi cho sức khỏe.
– Điều trị bệnh: Nên dùng tỏi kèm chúng với mật ong, táo hay sữa chua… chỉ nên sử dụng 2 – 3 muỗng cà phê trong 1 ngày.
– Tỏi cung cấp Calo, Protein, đồng thời chứa hàm lượng lớn Vitamin A, C, D, PP, Vitamin nhóm B và các khoáng chất như: Canxi, sắt, Mangan, Magie, Kali,… giàu chất chống oxi hóa, giảm lượng Cholesterol, tăng sức đề kháng của cơ thể.
– Allicin: Hợp chất kháng sinh mạnh, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
– Chất chống oxy hóa: Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống lão hóa sớm.
– Hợp chất Phytochemical: ngăn sự phát triển các tế bào ung thư trong cơ thể, điều hòa tim mạch.
– Anjoene: Giúp chống đông máu, ngăn ngừa đột quỵ.
Dẫu tốt nhưng khi dùng không đúng cách thì tỏi hay thực phẩm nào cũng có thể gây hại. Hãy là người tiêu dùng thông thái đảm bảo sức khỏe bản thân và gia đình khỏi những tác hại không mong muốn.
Xem thêm: Ăn tỏi mọc mầm có sao không?
Thông tin tham khảo: livestrong.com, healthline.com