Bạn có biết những ký hiệu trên điện thoại, thiết bị điện tử nhà bạn có ý nghĩa gì không?

Bạn có biết những ký hiệu trên điện thoại, thiết bị điện tử nhà bạn có ý nghĩa gì không?

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp những ký hiệu, ký tự đặc biệt trên các thiết bị, đồ điện tử. Song, không phải ai cũng có thể hiểu hết những thông điệp, lưu ý mà nhà sản xuất muốn nhắn gửi đến người tiêu dùng. Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho ý nghĩa của những ký hiệu đó.

Ký Hiệu CE

Bạn có biết những ký hiệu trên điện thoại, thiết bị điện tử nhà bạn có ý nghĩa gì không?

Được viết tắt từ từ nguyên bản: Conformité Européenne, CE là một nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm này đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khắt khe của Liên minh Châu Âu (EU) để được phép lưu thông giữa các nước trong khu vực này. Nhãn hiệu CE thường được tìm thấy ở nhiều loại sản phẩm khác nhau, có thể kể đến: các thiết bị y tế, đồ gia dụng, đồ điện tử,cho đến đồ chơi…tóm lại, bất kỳ sản phẩm nào muốn được lưu hành tại các nước thuộc EU đều phải có chứng nhận CE này.

Cụ thể hơn, ký hiệu CE ở một sản phẩm sẽ cho ta biết 3 thông tin chính :

– Nhà sản xuất sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tất cả những gì liên quan đến sản phẩm của mình về mặt pháp lý.

– Sản phẩm này có thể được lưu hành trong thị trường Liên minh Châu Âu.

– Đảm bảo về uy tín chất lượng và sự an toàn của sản phẩm với người tiêu dùng.

Ký hiệu RoHS

Ký hiệu RoHS

RoHS viết tắt Restriction of Hazardous Substances Directive, là một tiêu chuẩn được ban hành bởi Liên minh Châu Âu nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng an toàn, không bị tổn hại về sức khỏe bởi các chất độc hại trong đồ điện, điện tử. Do vậy các sản phẩm muốn được thông thương ở các nước Châu Âu đòi phải có đăng ký logo “Rohs compliant”.

6 chất nguy hiểm đối với sức khỏe con người bị cấm trong tiêu chuẩn này là:

– Chì (Pb) thường thấy trong pin, màn hình tivi,…

– Thủy ngân (Hg) thường thấy trong bóng đèn huỳnh quang, bo mạch…

– Cadmium (Cd) thường thấy trong thuốc nhuộm, hợp kim được hàn…

– Crom (Cr6+) Crom hóa trị 6 thường thấy trong sơn, nhựa,…

– Polybrominated biphenyls (có kí hiệu là PBBs), một hợp chất của Brom, dùng trong các vật gia dụng có tính dẻo…

– Polybrominated Biphenyls ethers (có kí hiệu là PBDEs) dùng trong đồ dùng điện gia dụng, tụ điện…

Ký hiệu Energy Star

Ký hiệu Energy Star

Đây là một tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng được áp dụng trên phạm vi quốc tế, lần đầu được phát triển và sử dụng vào năm 1992 bởi Tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ. Hiện đã được áp dụng tại phạm vi nhiều nước phát triển như: Nhật, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Châu Âu…

Bạn có thể tìm thấy nhãn hiệu Energy Star trên các thiết bị thân thuộc như màn hình máy tính, bộ xử lý trung tâm (CPU), tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng…hay thậm chí là các công trình, tòa nhà.

Thông thường, những thiết bị được gắn nhãn Energy Star sẽ giúp bạn tiết kiệm 20-30% điện năng tiêu thụ so với các thiết bị không được gắn nhãn.

Ký hiệu UL – Underwriters Laboratories

Ký hiệu UL - Underwriters Laboratories

Đây là một chứng nhận về chất lượng được phát triển bởi một tập đoàn khoa học toàn cầu có cùng tên. Thạc sĩ Trịnh Anh Nguyên, giảng viên trường Đại học Luật TP HCM đã có một bài báo nói về tập đoàn thành lập vào năm 1894 này, rằng:

“UL là một bên thứ ba, họ tiến hành hoạt động đánh giá không vì lợi ích của tổ chức, cũng không vì lợi ích tài chính đối với sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng có thể tin tưởng con dấu do UL phê duyệt hoàn toàn khách quan, thật sự uy tín và không chịu bất cứ tác động nào từ phía nhà sản xuất”

Hiện nay, chứng nhận UL đã có mặt tại 113 quốc gia, với hơn 1 tỷ người dùng và 100.000 sản phẩm.

Ký hiệu WEEE

Ký hiệu WEEE

Viết tắt của cụm từ Waste Electric & Electronic Equipment, với hình ảnh của một thùng rác bị gạch chéo, với ý nghĩa rằng: Những thiết bị điện tử, công nghệ này không được vứt vào thùng rác bởi chúng có thể chứa những chất hóa học mà dưới tác động của môi trường có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, và các sinh vật sống khác. Thay vào đó, chúng phải được đưa đến các trung tâm xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng vì mục đích khác.

Ký hiệu CCC

Ký hiệu CCC

Viết tắt của cụm từ China Compulsory Certification – một chứng nhận có thể hiểu tương tự như tiêu chuẩn CE đã nói ở phía trên nhưng áp dụng với thị trường Trung Quốc. Điều đó có nghĩa, gần như tất cả các vật dụng nếu muốn lưu hành tại đất nước tỷ dân này, phải có ký hiệu trên.

Được đưa vào sử dụng lần đầu vào năm 2002, và trở thành một trong những thước đo bắt buộc về độ an toàn và chất lượng sản phẩm, những việc làm không tuân thủ theo quy định của CCC như không có in dấu hoặc làm giả con dấu sẽ bị phạt tiền; đối với hàng nhập khẩu sẽ bị giam tại biên giới hoặc trả lại cho người gửi.

Ký hiệu FCC

Ký hiệu FCC

Viết tắt của cụm từ: Federal Communications Commission (Ủy ban Truyền thông Liên Bang, Mỹ), là ký hiệu được tìm thấy ở nhiều thiết bị điện tử đặc biệt là điện thoại thông minh. Nếu xét về ý nghĩa, có thể hiểu rằng những thiết bị mang ký hiệu này, sẽ có khả năng phát sóng và mức sóng này không gây hại tới sức khỏe con người cũng như hoạt động của các thiết bị điện tử khác.

Ký hiệu FDA

Ký hiệu FDA

Viết tắt của cụm từ Food and Drug Administration – tương tự như FCC nhưng phạm vi áp dụng là cho mặt hàng thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, thuốc, mỹ phẩm…. Cụ thể hơn, chứng nhận do “Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ” ban hành này, quy định những mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, trái cây,… nếu muốn nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì phải có chứng nhận FDA.

Trong thực tế, chứng nhận FDA, có rất nhiều tiêu chí cụ thể và rõ ràng tùy thuộc vào dòng sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm hay mỹ phẩm..) để đảm bảo vấn đề an toàn và sức khỏe cho người dân tại Hoa Kỳ.

Ký hiệu REC

Ký hiệu REC

Đây có lẽ là một trong những ký hiệu quen thuộc nhất với chúng ta ngày này, thường được nhìn thấy trên các sản phẩm tiêu dùng, đồ điện tử. Bất kể sản phẩm nào có ký hiệu này trên mình, điều chứng tỏ rằng, bản thân nó có thể được tái chế lại.

Hi vọng những thông tin truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cung cấp trên đã giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa của những ký hiệu trên các thiết bị điện tử, điện thoại Từ đó có thể lưu ý trong cách sử dụng và bảo quản nhưng vật dụng này, vừa đảm bảo an toàn cho mình và người thân, vừa chung tay bảo vệ môi trường và xã hội. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Xem thêm:

>> Ý nghĩa của các con số dưới đáy chai, hộp nhựa thực phẩm

>> Nhờ biết được những mẹo vệ sinh lỗ cắm sạc sau, điện thoại của tôi đã sạc nhanh và ổn định như mới

>> Đuổi muỗi bằng ứng dụng trên điện thoại liệu có hiệu quả không?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *