Nấm lưỡi là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em do nấm Candida Albicans tích tụ quá mức gây ra khiến bé khó bú, bỏ bú và suy nhược. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu ngay!
Bệnh nấm lưỡi, miệng là tình trạng niêm mạc ở vùng lưỡi, miệng do nấm Candida Albicans tích tụ quá mức gây tổn thương. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết chứng bệnh này ở trẻ là gì, xử lý như thế nào là hợp lý, cùng Bách hoá XANH tìm hiểu ngay theo tham vấn của bác sic Nguyễn Thị Bích, chuyên trang Sức khoẻ & Đời sống.
Bệnh nấm lưỡi, miệng ở trẻ em là gì?
Nấm lưỡi, miệng hay tưa lưỡi, miệng là chứng bệnh do vi nấm Candida Albicans gây ra. Loại nấm này luôn tồn tại trọng miệng, thường là vô hại nhưng khi chúng phát triển quá mức sẽ gây tình trạng nấm miệng. Chứng bệnh này hay gặp ở trẻ em, là khi trong miệng em bé có các đốm màu trắng hay vàng ở niêm mạc lưỡi hay miệng.
Đây là bệnh lành tính, ít gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Đối với những bé có hệ miễn dịch kém, nấm miệng thường lan tới những bộ phận khác trên cơ thể, gây biến chứng.
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ nấm lưỡi, miệng
Nguyên nhân chính phải kể đến của chứng bệnh này là do nấm Candida Albicans gây ra, thường xuất hiện ở trẻ yếu, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Một nguyên nhân nữa phải kể đến là do mẹ bị nấm âm đạo làm trẻ bị nhiễm bệnh ngay sau khi ra đời.
Nấm lưỡi, miệng cũng có thể xảy ra khi em bé nhà bạn phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Lúc bấy giờ kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi và làm phát triển thêm những vi khuẩn gây hạ, kích thích nấm Candida phát triển.
Cũng có thể mầm bệnh từ các đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa, em bé bú xong không được vệ sinh kỹ, cặn sữa ứ đọng lâu làm lên nem, tạo điều kiện để nấm Candida phát triển.
Dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi, miệng
Ban đầu, nấm miệng không có triệu chứng đáng chú ý. Các dấu hiệu và triệu chứng thường phát triển đột ngột, nhưng có thể tồn tại trong một thời gian dài. Dấu hiệu là những đốm trắng trên lưỡi, bên trong má, trên vòm miệng, lợi và amidan kèm theo đau, chảy máu nếu tổn thương cọ xát, nứt ở góc miệng,…
Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản (Candida thực quản), khiến bé bị khó nuốt hoặc cảm thấy như là thực phẩm đang mắc kẹt trong cổ họng.
Tác hại khi trẻ bị nấm lưỡi, miệng
Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì nấm lưỡi, miệng lạnh tính, thường có biểu hiện nhẹ, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời thì tình trạng này sẽ nặng hơn, gây ra những hệ quả sau:
Viêm miệng đỏ
Dấu hiệu là miệng em bé có các nốt ban đổ lan tràn khắp niêm mạc miệng, từng vùng trong khoan miệng, lưỡi, môi, lợi, bên trong má,… trẻ thấy khô, nóng miệng, gây khó chịu, bú khó khăn hay bỏ bú, suy nhược cơ thể.
Viêm miệng hoại thư
Chứng bệnh này có thể gây loét hoại thư má và “ăn” cả xương hàm. Bệnh xảy ra sau khi mắc bênh siêu vi trùng như sởi, do kiêng cữ quá mức, không vệ sinh miệng cho bé sạch sẽ làm trẻ yếu đi, sức đề kháng giảm. Bệnh nếu để lâu, nấm có thể di chuyển vào hệ tiêu hóa và phổi, gây biến chứng viêm phổi hoặc rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
Làm gì khi trẻ bị nấm lưỡi, miệng?
Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng bạn không nên tự ý dùng thuốc mà phải đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và tuân thủ tuyệt đối lời dặn của bác sĩ. Không nên dùng các dụng cụ đánh tưa lưỡi để tránh làm tổn thương niêm mạc lưỡi, miệng. Một số loại thuốc trị nấm được thầy thuốc chỉ định là: dung dịch Nystatin, kem Miconazon,…
Phòng bệnh nấm lưỡi, miệng cho trẻ
-
Chú ý vệ sinh miệng cho trẻ sạch sẽ.
-
Trẻ còn bú sữa mẹ hay sữa công thức, hãy rửa sạch cặn sữa sạch sẽ trước khi pha sữa mới cho bé, dùng nước đun sôi để nguội hoặc bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ.
-
Bế trẻ đứng hoặc ngồi, tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi, vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến trẻ bị nôn trớ kéo theo nấm Candida lên khoang miệng.
-
Thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho trẻ.
-
Khi trẻ lớn hơn, tập cho trẻ xúc miệng, đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, cần chú ý xúc miệng kỹ hơn, nhất là đối với trẻ thích ăn nhiều đồ ngọt.
Trên đây là những thông tin xoay quanh chứng bệnh nấm lưỡi, miệng ở trẻ em. Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Bách hoá XANH để chăm sóc bé tốt và khoa học hơn nhé!
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn