Quạt đứng điện tử đã trở thành một vật dụng quen thuộc trong mọi gia đình. Tuy nhiên, khi mới mua về đôi khi thao tác tháo lắp sẽ tương đối phức tạp, khiến người dùng cảm thấy khó khăn. Qua bài viết sau, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hướng dẫn bạn cách lắp quạt đứng đúng cách mà không mất quá nhiều thời gian nhé!
1Hướng dẫn chi tiết các bước lắp quạt đứng
Bước 1: Lắp đầu động cơ quạt vào phần thân quạt
Bạn sử dụng một con ốc vít, kế tiếp dùng tua vít để lắp đầu động cơ vào phần thân quạt.
Bước 2: Lắp thân quạt vào phần chân đế
Bạn mở gói bao bì của chân đế và lắp ráp thân quạt vào chân đế sao cho đúng khớp.
Bước 3: Vặn ốc phía dưới chân đế
Bạn sử dụng một chiếc tua vít, rồi lần lượt vặn những ốc vít phía dưới chân đế để cố định thân quạt. Khi vặn, bạn sử dụng một lực mạnh để ốc vít không bị rơi ra ngoài và phần thân quạt cũng được vững chắc hơn.
Bước 4: Tháo tán cánh, tán lồng ra khỏi trục và nắp motor
Bạn tháo tán cánh bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ.
Tháo tán lồng bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Bước 5: Lắp lồng quạt
Bạn lắp lồng quạt vào theo đúng khớp được thiết kế trên quạt.
Tiếp theo, bạn vặn tán lồng để cố định lồng.
Bước 6: Lắp cánh quạt
Bạn lắp cánh quạt vào sao cho đúng khớp.
Kế tiếp, bạn vặn tán quạt để cố định cánh quạt.
Bước 7: Lắp viền vào lồng trước
Bước 8: Lắp lồng quạt vào
Bước 9: Cho sáp thơm vào mặt trước quạt và đậy nắp lồng sáp lại
Bạn cho sáp thơm vào để giúp tạo ra mùi thơm dễ chịu cho không gian.
Tiếp theo, bạn đậy nắp lồng sáp lại.
Bước 10: Điều khiển quạt và sử dụng
Sau khi đã lắp ráp hoàn tất hết tất cả các bộ phận trên quạt thì bạn chỉ cần cắm điện, bấm công tắc và điều khiển là có thể sử dụng.
2Cách sử dụng và bảo quản giúp tăng độ bền của quạt
Đặt quạt ở vị trí thích hợp
Đầu tiên, vấn đề bạn cần quan tâm là vị trí đặt quạt. Bạn nên chọn nơi thoáng mát, khô ráo, tránh đặt ở những nơi ẩm ướt vì có thể khiến thiết bị rò rỉ điện. Bạn không được đặt quạt ở nơi có hướng gió trong những ngày nắng nóng, oi bức, vì quạt sẽ hút hơi nóng vào, làm cho không gian trong phòng càng thêm nóng.
Hãy đặt quạt ở những nơi thông thoáng nhất trong nhà như gần cửa chính, cửa sổ. Nếu bạn sử dụng quạt trong phòng mà không có cửa sổ, thì bạn hãy đặt cách tường khoảng1m. Điều đó sẽ làm cho năng suất hoạt động cao hơn, hiệu quả làm mát tối ưu.
Đặc biệt vào những ngày nắng nóng khó chịu, bạn hãy đặt một chậu nước có bỏ thêm đá lạnh trước hướng gió quạt thổi sẽ giúp tăng khả năng làm mát.
Chọn mức độ gió phù hợp nhu cầu
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mỗi người có mức độ điều chỉnh quạt khác nhau. Nếu bạn điều chỉnh chế độ hoạt động phù hợp không chỉ giúp tăng độ bền quạt, mà còn tránh lãng phí năng lượng, tiết kiệm tiền điện.
Bạn có thể chọn tốc độ cao khi bật quạt, sau đó bạn hãy chuyển qua chế độ vừa và thấp, giúp bạn làm mát sâu, vừa không gây hại cho sức khỏe người dùng. Nếu nhiệt độ môi người bên ngoài cao, thì bạn không nên sử dụng ở tốc độ cao nhất, nó sẽ khiến bạn cảm thấy càng thêm nóng, gây khô da, bít tắt lỗ chân lông, tiết mồ hôi bị giảm.
Dùng quạt trong môi trường phù hợp
Dùng quạt trong môi trường phù hợp là một trong những cách giúp bạn vừa sử dụng, vừa bảo quản quạt đúng cách, tăng độ bền cho thiết bị. Như đã đề cập ở trên, bạn không nên sử dụng ở môi trường ẩm ướt hay quá nóng.
Nơi sử dụng lý tưởng nhất là môi trường thoáng mát, thông thoáng không khí. Khi đó, quạt sẽ hoạt động tốt, làm mát sâu, hiệu quả, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho cả gia đình.
Khi không dùng cần tắt quạt, rút dây điện khỏi ổ cắm
Khi không sử dụng hay đã sử dụng xong, thì bạn nên rút khỏi dây điện ra khỏi ổ cắm. Việc này vừa giúp bạn nâng cao tuổi thọ sản phẩm, vừa giúp bạn tiết kiệm năng lượng điện mỗi tháng và đảm bảo an toàn khi không sử dụng, hạn chế tình trạng chập mạch hay rò rỉ điện ra bên ngoài.
Ngoài ra, bạn không nên cho quạt hoạt động liên tục trong thời gian dài, vì sẽ khiến motor (mô-tơ) của quạt bị nóng, hiệu suất làm mát kém. Từ đó, nó sẽ làm giảm độ bền của quạt, tốn nhiều điện năng của gia đình.
Tắt quạt mỗi khi cần sữa chữa, lau chùi
Mỗi khi vệ sinh, lau chùi hay bảo dưỡng quạt, bạn nên tắt hết các chế độ đang hoạt động và rút chui điện ra khỏi phích cắm. Điều này giúp cho quá trình sửa chữa, lau chùi nhanh chóng, tiện lợi và đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, tắt quạt mỗi khi cần sữa chữa, lau chùi còn giúp sản phẩm được bền bỉ hơn, người dùng có thể tiết kiệm chi phí mua sắm.
Vệ sinh công tắc quạt
Công tắc là một trong những bộ phận quan trọng của quạt, giúp bạn điều khiển thiết bị hoạt động. Thế nên, đây là nơi tiếp xúc nhiều với trường, bám nhiều bụi bẩn. Nếu bạn không vệ sinh thường xuyên, có thể khiến chúng bị kẹt, không thể điều khiển và mòn linh kiện.
Bạn có thể sử dụng chai xịt chuyên dụng cho công tắc quạt để sạch hay lau bằng khăn mềm. Sau khi đã vệ sinh công tắc quạt sạch sẽ, bạn nhấn nhiều lần giúp nút bấm được vận hành trơn tru.
Vệ sinh quạt định kỳ
Thời gian vệ sinh định kỳ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và tần suất sử dụng của mỗi gia đinh. Nếu bạn sử dụng nhiều, thì hãy vệ sinh định quạt trong khoảng 3 tháng/lần, còn sử dụng ít thì 6 tháng/lần hoặc bạn cảm thấy quạt bị bám nhiều bụi, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động thì cần vệ sinh ngay.
Bạn sử dụng khăn mềm và xà phòng để vệ sinh cánh, lồng quạt. Còn phần thân bạn có thể sử dụng khăn bông thấm nước và lau, tuyệt đối không chà rửa bằng xà phòng hay đổ nước lên để làm sạch, vì nó sẽ khiến các bộ phận vì chập mạch và không an toàn khi sử dụng.
Sau khi đã lau chùi sạch sẽ, nếu nhà có dầu máy may, bạn hãy nhỏ2 – 3 giọtvào động cơ, để quạt hoạt đồng êm ái, không gây tiếng ồn khó chịu và quạt tăng độ bền bỉ hơn.
Mời bạn tham khảo một số quạt đứng giá tốt và chất lượng đang kinh doanh tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:
- Mua quạt điện nào tốt? Tham khảo 10 thương hiệu quạt điện phổ biến trên thị trường
- Có phải quạt càng nhiều cánh thì càng mát? Bao nhiêu cánh thì mát nhất?
- Nhà có trẻ nhỏ nên dùng quạt hay máy lạnh?
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn lắp đặt quạt điện đúng cách và nhanh chóng. Nếu bạn có chia sẻ nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!