Xã hội học là gì? Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học?

Xã hội học là gì? Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học?
Bạn đang xem: Xã hội học là gì? Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Khi nghiên cứu các mối quan hệ xã hội, văn hóa, lịch sử, và các thể chế cũng như sự giao thoa của chúng với cuộc sống hiện đại giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của xã hội, giải pháp thực hiện, … Vậy xã hội học là gì? Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học?

1. Xã hội học là gì?

Thuật ngữ xã hội học (Sociology) được bắt nguồn từ chữ La tinh “Societas”- xã hội và chữ Hy Lạp “Logos”- khoa học. Xã hội là nghiên cứu một cách khoa học về bản chất và quy luật của quá trình xã hội.

Những người theo học tại ngành này khi nghiên cứu sẽ cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phê bình, phân tích, sử dụng bảng hỏi… nhằm mục Với tư cách là một ngành khoa học, mục tiêu chính của xã hội học là một ngành khoa học được hiểu là hoạt động của xã hội loài người và giải thích hành vi xã hội. Chủ đề của xã hội học rất đa dạng, bao gồm từ gia đình, giới tính, chủng tộc và các mối quan hệ dân tộc, già hóa, giáo dục, công việc, dân số và nhiều khía cạnh khác và tất cả các hành vi của con người đều mang tính xã hội.

Ngành xã hội học giúp  có thể nắm bắt và phân tích các vấn đề khác biệt trong xã hội và có thể nghiên cứu về hầu hết mọi khía cạnh của đời sống xã hội: Tại sao bạo lực trẻ em ngày một gia tăng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, tội phạm đường phố và phạm pháp, các vấn đề về hòa bình và chiến tranh … nó gắn liền với sự phát triển của xã hội, phát triển của cộng đồng.

2. Cơ cấu của Xã hội học:

Xã hội học là một ngành học độc lập, cơ cấu của Xã hội học cần phải hiểu những bộ phận nào và mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận đó ra sao trong quá trình nhận thức xã hội.

Cơ cấu của xã hội học có nhiều cách trình bày khác nhau. Phổ biến là hai cách xem xét cơ cấu dựa trên hai cơ sở khác nhau như sau:

– Thứ nhất: Dựa trên cấp độ riêng – chung; phạm vi nghiên cứu của Xã hội học và bộ phận chỉnh thể của tri thức, người ta chia ra thành Xã hội học đại cương và Xã hội học chuyên ngành.

– Thứ hai: Căn cứ vào mức độ trừu tượng, khái quát của tri thức Xã hội học được chia thành ba cấp độ như sau: Xã hội học trừu tượng – lý thuyết, Xã hội học triển khai – ứng dụng, Xã hội học cụ thể – thực nghiệm.

Ngoài ra, xã hội học còn được chia thành: Xã hội học vi mô và Xã hội học vĩ mô.

3. Các phương pháp xã hội học:

Phương pháp nghiên cứu xã hội học là lý thuyết về phương pháp nhận thức xã hội, là cách thức mà nhà xã hội học tiếp cận đến đối tượng nghiên cứu của mình, là hệ thống các nguyên tắc của triết học xã hội nhằm giải thích cho con đường và luận giải cho những phương pháp để xây dựng, làm tăng trưởng và vận vận dụng tri thức xã hội học.

3.1. Phương pháp phân tích tài liệu:

Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp dựa vào các số liệu, tài liệu pháp luật, thông tin pháp lý hay các kết quả nghiên cứu pháp luật có sẵn, nhà xã hội học pháp luật tiến hành xem xét, thực hiện nghiên cứu và phân tích các tài liệu đó nhằm đưa ra những thông tin, kết luận mới để phục vụ cho đề tài pháp luật cần nghiên cứu.

– Có nhiều tài liệu liên quan ở mức độ khác nhau mà khi phân tích có thể sử dụng hai phương pháp phân tích tài liệu sau:

+ Phương pháp phân tích định tính: được sử dụng để tìm hiểu các đặc điểm, tính chất xã hội của vấn đề pháp luật được nghiên cứu, rút ra những giá trị khoa học, ý nghĩa thực tiễn, nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu pháp luật, tìm hiểu những thông tin cần làm sáng tỏ. Phân tích định tính trong đó có yếu tố kinh nghiệm, sự nhạy cảm, có chiều sâu của kiến thức rất lớn. Tuy nhiên, phương pháp này có điểm hạn chế là dễ phân tích theo hướng chủ quan.

+ Phương pháp phân tích định lượng là phương pháp gắn kết với việc phân tích các số liệu, báo chí, các nhóm tài liệu thu thập được qua quá trình khảo sát, điều tra xã hội, tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa các thông số, và thường sử dụng phương pháp này trong trường hợp phải xử lý thông tin lớn.

– Nguồn tài liệu là đối tượng quan trọng để phân tích tài liệu đó. Thông thường chúng là Bộ luật, luật, các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác; các giáo trình, sách tham khảo, bài báo, tạp chí, hồ sơ vụ án, báo cáo, ….

– Mỗi loại tài liệu được chia thành các tiểu loại khác nhau, bao gồm:

+ Tài liệu theo chuyên ngành luật gồm: Các tài liệu về luật hình sự, luật dân sự, luật kinh tế, luật hành chính, luật lao động, …

+ Tài liệu xã hội hóa và tài liệu của các cá nhân gồm: Hiến Pháp, các văn bản luật, nghị quyết, bài báo đăng trên các trang báo, luận án tiến sỹ luật học, …

+ Tài liệu theo nguồn gốc gồm: tài liệu được thiết lập từ việc quan sát, phỏng vấn, được khái quát trên cơ sở tài liệu khác, …

– Đánh giá phương pháp phân tích tài liệu:

– Về ưu điểm:

+  Khi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để khảo sát, nghiên cứu thì chi phí ít tốn kém, tiết kiệm thời gian, nhân công vẫn mang lại được chất lượng, hiệu quả cao.

+ Có thể phát huy tối đa lợi ích của phương pháp phân tích tài liệu đối với những vấn đề xã hội-pháp lý mà khi sử dụng phương pháp khác còn nhiều hạn chế, khó khăn. Chẳng hạn như phân tích các tệ nạn xã hội, các vấn đề liên quan đến tội phạm, …

– Về nhược điểm:

+ Tài liệu để phân tích ít được phân chia theo những dấu hiệu mong muốn của nhà nghiên cứu, khó tìm ra được mối liên hệ qua lại giữa các dấu hiệu, sự kiện, hiện tượng pháp lý.

+ Các số liệu thống kê pháp lý chưa được phân chia theo các cấp độ xã hội khác nhau như nhóm xã hội, tầng xã hội mà mới chủ yếu khảo sát theo đơn vị hành chính.

+ Việc phân tích tài liệu pháp luật chuyên ngành, mang tính chuyên sâu đòi hỏi phải có chuyên gia pháp lý có trình độ cao.

3.2. Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát là phương pháp có sử dụng sự tri giác trực tiếp của nhà nghiên cứu đối với những đặc điểm, biểu hiện bên ngoài trong hành vi, hoạt động ở một trạng thái nhất định của đối tượng xã hội cần quan sát nhằm tìm kiếm, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho chủ đề nghiên cứu.

– Phương pháp quan sát giữ vai trò quan trọng, quan sát phải đảm bảo tính hệ thống, mục đích và tính kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện. Phương pháp quan sát được sử dụng khi:

+  Những thông tin cần thiết cho nhà nghiên cứu không thể thu thập được từ các phương pháp khác;

+ Tiền hành một cách độc lập, quan sát mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp chuyên khảo;

+  Bổ sung cho việc trình bày hay kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu;

+ Kiểm tra hay xác nhận những kết quả thu được từ các phương pháp khác.

Để tiến hành việc quan sát cần xây dựng các công việc sau: Xác định nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và các đối tượng cần quan sát; xác định thời hạn quan sát; dự kiến những khó khăn khi quan sát, chuẩn bị thiết bị kỹ thuật, cách thức ghi nhận thông tin được sử dụng khi quan sát, …

Các loại hình quan sát gồm: chia theo cấp độ hình thức có quan sát cơ cấu hóa và quan sát không cơ cấu hóa; chia theo vị trí người quan sát có quan sát tham dự và quan sát không tham dự; chia theo địa điểm và những điều kiện để tiến hành quan sát có quan sát hiện trường và quan sát trong hội trường/phòng thí nghiệm.

– Để nâng cao tính chân thực, độ tin cậy của kết quả quan sát cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Sắp xếp, phân loại các yếu tố, chi tiết của sự kiện, hiện tượng pháp luật cần quan sát theo cách thức thuận tiện nhất.

+ Quan sát phải đạt được sự thống nhất trong cách nhận xét, đánh giá về sự kiện pháp luật được quan sát, phải sử dụng kỹ thuật ghi nhận thông tin thống nhất nhằm nâng cao tính chân thực của kết quả.

+ Cùng một đối tượng xã hội phải được quan sát ở những tình huống khác nhau nhằm quan sát được từ những góc độ, khía cạnh khác nhau.

+ Rõ ràng nội dung, các hình thức biểu hiện của sự kiện, hiện tượng pháp luật được quan sát cùng các đặc điểm định lượng của nó (tính hiệu quả, tính chu kỳ, …)

+ Không được nhầm lẫn giữa việc mô tả sự kiện pháp luật với việc đánh giá sự kiện pháp luật, do đó, khi quan sát cần có biên bản ghi những mục riêng dành cho ghi chép tài liệu thực tế và đánh giá về chúng.

+ Các tiêu chuẩn độc lập để kiểm tra độ tin cậy của kết quả quan sát.

– Đánh giá về phương pháp quan sát:

Về ưu điểm:

+ Khi nghiên cứu trong điều kiện hoạt động tự nhiên, phương pháp quan sát cho phép ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng được nghiên cứu lúc nó xuất hiện, nắm bắt đối tượng một cách trực tiếp, đầy đủ.

+ Giúp các nhà nghiên cứu trình bày tốt hơn các giả thuyết nghiên cứu, nhất là các giả thuyết có tính chất mô tả hay giải thích vì có thể thấy được chính xác sự kiện.

+ Phương pháp quan sát nghiên cứu những thông tin quan trọng bên trong, hiểu được thực trạng đời sống, công việc của đối tượng, biết được những điều thường xảy ra, những điều thực tế, điều cần gạt bỏ.

Về nhược điểm:

+ Thông tin được quan sát còn mang tính chủ quan của người quan sát, sự can thiệp của chủ thể vào quá trình quan sát làm ảnh hưởng đến tính khách quan và tính tự nhiên trong hoạt động của đối tượng.

+ Quan sát khó xác định được ý kiến, đánh giá của người được qua sát, mục đích, nguyên nhân của hành động, bởi vì quan sát chỉ thấy được những biểu hiện bên ngoài mà khó đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của đối tượng.

+ Quan sát không bao quát được hết những mối liên hệ của các khía cạnh, thời gian quan sát bị hạn chế.

3.3. Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp phỏng vấn bằng hình thức hỏi – đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin (người được phỏng vấn) có thể nắm bắt những thông tin về quan điểm, tâm tư, tình cảm, … về vấn đề, sự kiện pháp luật nhất định. Phỏng vấn là việc mà người phỏng vấn nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.

Phương pháp phỏng vấn được chia thành nhiều loại khác nhau:

– Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa

+ Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa: Là cuộc phỏng vấn diễn ra theo trình tự nhất định với cùng một nội dung được vạch sẵn như nhau đối với mọi người. Trình tự hỏi đáp phải tuân thủ theo trình tự bảng câu hỏi, người phỏng vấn không được tùy tiện thay đổi nội dung hay trình tự câu hỏi, không có quyền đưa ra câu hỏi bổ sung hoặc gợi ý câu trả lời bên ngoài bảng hỏi.

+ Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa: là cuộc phỏng vấn diễn ra một cách tự do theo một chủ đề được vạch sẵn. Người phỏng vấn tùy theo tình huống cụ thể có thể sử dụng câu hỏi không nhất thiết phải tuân theo một trình tự nào, có thể đưa ra các quan điểm, bình luận, nhận xét của mình, trao đổi ý kiến qua lại nhằm thu thập được những thông tin mong muốn.

– Phỏng vấn thường và phỏng vấn sâu:

+ Phỏng vấn thường: Là cuộc phỏng vấn được thực hiện trên quy mô rộng với nhiều đối tượng tham gia và thường trả lời về những vấn đề thông thường của đời sống pháp luật-xã hội.

+ Phỏng vấn sâu: Là cuộc phỏng vấn dùng để thu thập quan điểm, ý kiến đánh giá của các nhà khoa học, chuyên gia pháp luật về các sự kiện, hiện tượng pháp luật, đi sâu tìm hiểu các vấn đề chính trị – pháp luật có tính phức tạp. Yêu cầu đối với điều tra viên tiến hành phỏng vấn sâu là người phải có nhiều kinh nghiệm pháp lý và thực tiễn, trình độ học vấn cao, am hiểu sâu sắc lĩnh vực pháp luật được nghiên cứu, có trình độ điêu luyện và thành thao nghệ thuật phỏng vấn.

– Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm xã hội.

+ Phỏng vấn cá nhân: là cuộc phỏng vấn diễn ra giữa hai người gồm người phỏng vấn và người được phỏng vấn nhằm thu nhập ý kiến, quan điểm của người được phỏng vấn.

+ Phỏng vấn nhóm xã hội: Là cuộc phỏng vấn diễn ra giữa một người hỏi và nhiều người cùng tham gia trả lời. Nhà nghiên cứu muốn hướng tới khơi gợi sự tranh luận tập thể trong nhóm xã hội về một vấn đề, sự kiện pháp luật đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người.

– Phỏng vấn qua điện thoại

Là hình thức phỏng vấn được sử dụng trong các trường hợp cần thu thập nhanh ý kiến của nhiều người về cùng một vấn đề, sự kiện pháp luật nào đó đang được dư luận xã hội quan tâm. Chẳng hạn, tin tức đang được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc lâm tặc tấn công và làm thương nhân viên kiểm lâm rồi bỏ trốn.

Đánh giá về phương pháp phỏng vấn:

Về ưu điểm:

– Phương pháp phỏng vấn có đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp nên cho phép thu thập được những thông tin về thực tại về thực tại cũng như các quan điểm cá nhân về một vấn đề, sự kiện pháp luật của đối tượng.

– Các thông tin thu được bằng phương pháp này có chất lượng cao, và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình thực hiện phỏng vấn.

Về nhược điểm:

– Phương pháp phỏng vấn đòi hỏi người phỏng vấn phải là chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ cao về phương pháp, có kĩ năng xử lý các tình huống thực tiễn, am hiểu pháp luật.

– Việc tiếp cận đối tượng phỏng vấn khó vì nhiều người thường từ chối trả lời.

3.4. Phương pháp anket:

Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua hình thức hỏi-đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi và gửi lại cho điều tra viên xã hội học.

Đánh giá về phương pháp anket

Về ưu điểm:

– Phương pháp anket chủ yếu thu thập các thông tin về sự kiện pháp luật, hành vi pháp luật, thu được ý kiến của nhiều người trong cùng một thời điểm.

– Phiếu thu nhận thông tin anket được mã hóa dễ dàng cho việc xử lý thông tin bằng máy vi tính.

Về nhược điểm:

– Thời gian đầu tư nhiều, đòi hỏi người tổ chức nghiên cứu phải là chuyên gia có học vấn cao, nhiều kinh nghiệm lý luận cũng như thực tiễn. Yêu cầu về chọn mẫu đại diện cũng rất nghiêm ngặt.

– Phương pháp anket thu thập ý kiến của các tầng lớp xã hội về thực trạng các quan hệ xã hội cần pháp luật điều chỉnh, nguyên nhân và điều kiện thực hiện hành vi, tâm lý và thái độ, trình độ hiểu biết pháp luật, …

3.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu khoa học có sự tác động tích cực, nhà xã hội học tạo ra sự kiện, tình huống pháp lý gần giống với sự kiện, tình huống thực tế đã xảy ra trong thực tiễn đời sống pháp luật, qua đó, quan sát các hoạt động, cách ứng xử của những người tham gia vào sự kiện, tình huống đó nhằm thu thập những thông tin cần thiết, sự kiện pháp luật cần nghiên cứu, kiểm tra những giả thuyết nghiên cứu nào đó.

Khi thực hiện tiến hành thực nghiệm cần phải bảo đảm tính có căn cứ bên ngoài của nó, nghĩa là những kết luận rút ra từ thực nghiệm có thể ứng dụng sau những điều kiện tương tự  có điều kiện tương đồng.