Sân vận động không chỉ là nơi bùng nổ những trận đấu đỉnh cao và nó còn được coi là linh hồn bất diệt của những đội bóng. Không chỉ được xây dựng để phục vụ cho mục đích thi đấu thể thao, những sân vận động này còn góp phần thúc đẩy du lịch và là điểm đến được rất nhiều người yêu thích. Hôm nay hãy cùng chúng mình khám phá những sân vận động đẹp nhất thế giới, để chiêm ngưỡng sự hoành tráng của các “thánh địa” này nhé.
- Sân vận động Optus
- Sân vận động AT&T
- Sân vận động Yas Marina Circuit
- Sân vận động Wembley
- Sân vận động Trùng Khánh
- Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado
- Sân vận động quốc gia Bắc Kinh
- Sân vận động quốc gia Cao Hùng
- Sân vận động Soccer City (Johannesburg, Nam Phi)
- Allianz Arena – Sân vận động của Bayern Munich
- Nou Camp (Tây Ban Nha)
Sân vận động Optus
Sân vận động Perth , còn được gọi bằng tên tài trợ quyền là Sân vận động Optus , là một sân vận động đa năng ở Perth , Tây Úc, nằm ở ngoại ô Burswood . Nó được hoàn thành vào cuối năm 2017 và chính thức khai trương vào ngày 21 tháng 1 năm 2018. Sân vận động có sức chứa hơn 60.000 người, trở thành sân vận động lớn thứ ba ở Úc (sau Melbourne Cricket Ground và Sân vận động Australia ). Sân vận động có thể được mở rộng lên đến 65.000 chỗ ngồi cho các môn thể thao hình chữ nhật.
Sân vận động Optus thuộc sở hữu của Chính phủ Bang Tây Úc và được điều hành bởi VenuesLive. Việc xây dựng địa điểm bắt đầu vào tháng 12 năm 2013, với Sân vận động chính thức mở cửa vào Chủ nhật ngày 21 tháng 1 năm 2018. Vào tháng 7 năm 2019, sân vận động Optus đã được bình chọn là công trình thể thao đẹp nhất thế giới trong giải thưởng kiến trúc quốc tế Prix Versailles 2019.
Sân vận động và Công viên xung quanh nằm ở phía đông của Khu Thương mại Trung tâm Perth, trên Bán đảo Burswood. Với tầm nhìn ra sông Swan đẹp như tranh vẽ và thành phố Perth ở phía tây và chân đồi ở phía đông, Sân vận động đa năng 60.000 chỗ ngồi, đẳng cấp thế giới này tổ chức một loạt các sự kiện thể thao và giải trí, bao gồm Giải bóng đá Úc, Quốc tế và Big Bash Liên đoàn cricket, bóng đá, giải bóng bầu dục và liên đoàn, cùng với các buổi hòa nhạc.
Sân vận động Optus
Sân vận động AT&T
Sân vận động AT&T được hoàn thành vào năm 2009 và là một trong những sân vận động có sức chứa lớn nhất ở NFL. Sân vận động này còn được gọi là Jerry World theo tên của Jerry Jones, ông chủ đội bóng Dallas Cowboys. Sân vận động là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện có quy mô lớn trong suốt cả năm, bao gồm những buổi hòa nhạc trực tiếp, giải bóng rổ, bóng đá sinh viên và thậm chí cả giải motocross. Sân vận động còn có không gian nội thất không cột lớn nhất thế giới và sở hữu một trong những màn hình có độ phân giải cao nhất ở Mỹ.
Nằm tại thành phố Dallas, sân vận động này được xem là một trong những công trình xây dựng của thế kỷ với nhiều điều kỳ diệu, mang lại một cuộc cách mạng đối với bộ môn thể thao vua – bóng đá. Với giá trị hơn 1 tỷ USD, AT&T hay Dallas Cowboys là sân vận động có chi phí tốn kém nhất được xây dựng ở Mỹ.
Sân vận động này sở hữu một mái che khá dốc, có thể tháo rời; cửa ra vào bằng kính di động và chiếc TV HD lớn nhất thế giới treo trên độ cao 45 m. Du khách có thể đến đây để xem hòa nhạc, trình diễn xe bán tải khổng lồ, giải đấu motocross hoặc hoạt động khác và thưởng thức hình ảnh được chiếu lại trên một trong những màn hình có độ phân giải lớn nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên khối lượng của toàn bộ sân vận động được đặt trên 2 kết cấu hình vòm phía bên trong lớn nhất hành tinh. Sức chứa của sân vận động Dallas Cowboys là khoảng hơn 100.000 người.Dallas Cowboys nổi trội hơn các sân vận động khác chính là ở khả năng kết nối các bộ phận của mái che. Phần mái này là một giàn thép khổng lồ có sức nặng hơn 1.000 tấn và có độ dốc khá lớn. Với 2 vòm thép 2 bên mái, mỗi vòm dài 400 m, toàn bộ khối lượng của mái che sẽ được giữ cố định, tạo thành một kiến trúc kiên cố cho sân vận động. Khi được xây dựng, công đoạn này được những người công nhân và các kỹ sư cho là khó nhất của toàn bộ công trình.
Sân vận động AT&T
Sân vận động Yas Marina Circuit
Với thiết kế cực kỳ độc đáo, siêu phẩm này là niềm tự hào thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ngoài bóng đá, sân Yas Marina Circuit còn có chức năng như một trường đua công thức một mang tầm quốc tế.
Sân vận động Yas Marina Circuit là địa điểm tổ chức giải thi đấu Abu Dhabi Grand Prix với tổng diện tích 162 ha (chiều dài 5.5 km) và có sức chứa 41,093 chỗ ngồi. Bề mặt bên ngoài của sân vận động được làm từ chất liệu đá sỏi tổng hợp Graywacke, được vận chuyển đến Abu Dhabi từ mỏ đá Bayston Hill ở Shropshire, Anh. Hệ thống chiếu sáng tại đây vào buổi tối gây ấn tượng mạnh mẽ cho tất cả mọi người bởi vẻ đẹp vô cùng kỳ ảo của nó.
Đây đồng thời cũng là đường đua Công thức I thứ hai tại khu vực Trung Đông được thiết kế xây dựng và hoàn thành sau công trình đầu tiên ở Bahrain. Yas Marina còn có thể chứa khoảng 50.000 chỗ ngồi làm mãn nhãn cho mọi tín đồ yêu tốc độ đến thưởng thức các vòng đua và ngắm nhìn khung cảnh ngoạn mục có 1-0-2 này.
Sân vận động Yas Marina Circuit
Sân vận động Wembley
Wembley, sân nhà của đội tuyển quốc gia Anh, là một trong những sân vận động bóng đá đẹp nhất thế giới, và cũng là sân vận động bóng đá lớn nhất ở Vương quốc Anh và lớn thứ hai ở châu Âu với sức chứa 90.000 người. Wembley mở cửa vào ngày 19 tháng 5 năm 2007 với trận chung kết FA Cup giữa Chelsea và Manchester United, kết thúc với chiến thắng 1-0 cho câu lạc bộ thành London, đưa Chelsea trở thành đội đầu tiên giành được danh hiệu tại sân vận động mới.
Wembley, một trong số ít sân vận động Hạng 4 của UEFA ở châu Âu, có mái che có thể thu vào ở hai đầu của sân vận động và một mái vòm đặc trưng dài 134 mét, hỗ trợ hơn 75% tải trọng của mái nhà. Vòm là cấu trúc mái không được hỗ trợ dài nhất thế giới. Sân vận động có 2.618 nhà vệ sinh, 47 cửa hàng, 26.164 thang máy, 30 thang cuốn, 8 nhà hàng, 688 cửa hàng ăn uống và 98 nhà bếp.
Ngoài các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển quốc gia Anh, các trận chung kết quan trọng của các câu lạc bộ Anh như trận chung kết UEFA Champions League 2011 và 2013 và Community Shield cũng được tổ chức tại sân vận động này, và ngoài các sự kiện bóng đá, các sự kiện quan trọng khác như một số buổi hòa nhạc được tổ chức tại sân vận động này. Trên thực tế, Wembley là một sân vận động đa năng.
Sân vận động Wembley
Sân vận động Trùng Khánh
Nổi tiếng với kiến trúc mang đậm bản sắc và “thương hiệu” của người dân Trung Hoa, Sân vận động Trùng Khánh cũng là một công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. “Đóa Mộc Lan Thượng Hải” là cái tên mà nhiều người đặt cho sân vận động Trùng Khánh ở đô thị lớn nhất Trung Quốc này. Mái nhà của SVĐ được thiết kế theo hình dáng đóa Mộc Lan nở rộ 8 cánh bằng thép tuyệt đẹp. Mái nhà đặc biệt này còn có khả năng “di động”, nghĩa là khi diễn ra các sự kiện thể thao thì bông hoa sẽ “xòe cánh” và ngược lại.
Không chỉ là nơi diễn ra các sự kiện thể dục thể thao danh tiếng, những sân vận động (SVĐ) này còn sở hữu lối kiến trúc đẹp, hiện đại và nổi bật nhất trên thế giới hiện nay, địa điểm tham quan du lịch không thể bỏ sót khi các bạn có dịp đến với Trung Quốc.
Sân vận động Trùng Khánh
Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado
Theo công ty Koryo Tours – một trong số ít các đơn vị lữ hành dẫn du khách đi Triều Tiên, các lãnh đạo nước này muốn khẳng định vị thế quốc gia qua những công trình kiến trúc. Trong đó nổi bật có Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado được xây dựng theo hình dáng của bông hoa mộc lan, nằm bên bờ sông Taedong của thủ đô Bình NhưỡngSân bóng đá Rungrado May Day hay còn gọi là Sân vận động 1 tháng 5, là một sân vận động đa năng tọa lạc tại đảo Rungra, Bình Nhưỡng thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sân bóng đá này được khai trương vào ngày 1 tháng 5 năm 1989, với sự kiện lớn đầu tiên chính là Lễ hội Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ 13. Đây là sân vận động lớn nhất thế giới tính theo sức chứa với khả năng chứa đến 190.000 người. Sân vận động có diện tích 20,7 ha. Đây là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện hoành tráng, trong đó có giải đấu vật chuyên nghiệp năm 1995 và Festival Thanh niên, Sinh viên Thế giới lần thứ 13, với 22.000 đại biểu đến từ 177 quốc gia.
Rungrado May Day được xem là niềm tự hào của người dân Triều Tiên bởi nơi đây thường xuyên được chọn để tổ chức những sự kiện quan trọng, trọng đại của đất nước.
Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh – “Sân vận động tổ chim” là một công trình kiến trúc đơn giản và mạnh mẽ, là kết quả của tổng thể các giải pháp kiến trúc, tính toán kỹ thuật, thi công xây dựng hiện đại và thân thiện với môi trường. Toàn bộ công trình mang lại một cảm giác về động lực phát triển và sức sống mới, hiện trở thành biểu tượng cho văn hóa hiện đại của Bắc Kinh và là điểm thu hút đông đảo du khách đến du lịch Trung Quốc.
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh còn có một tên gọi khác là “Sân vận động tổ chim”, nằm trên khu đất có diện tích khoảng 20,4 ha, trong Công viên Olympic tại Bắc Kinh, Trung Quốc, được xây dựng phục vụ cho Thế vận hội mùa hè 2008. Hiện công trình được sử dụng chủ yếu cho bóng đá và được đầu tư thêm các chức năng khác như trung tâm mua sắm, khách sạn, vui chơi giải trí… Công trình do Jacques Herzog (19/4/1950) và Pierre de Meuron (8/5/1950) cùng cộng sự thiết kế. Jacques Herzog và Pierre de Meuron là KTS người Thuỵ Sỹ, cùng được giải thưởng Pritzker năm 2001. Sân vận động tổ chim, Trung Quốc là một trong những công trình nổi tiếng thế giới của hai ông.
Đến với Thủ đô Bắc Kinh ngày nay, ngoài vẻ đẹp văn hóa lịch sử ngàn năm, Bắc Kinh còn mang vẻ đẹp năng động hiện đại, xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế tầm cỡ thế giới, Sân vận động tổ chim sẽ là điểm đến ấn tượng trong chuyến du lịch Trung Quốc của bạn.
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh
Sân vận động quốc gia Cao Hùng
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thể dục thể thao, hầu hết ở mỗi đất nước đều có riêng cho mình một hệ thống sân vận động hoành tráng. Và hiển nhiên ở Đài Loan cũng vậy, với niềm đam mê thể thao, Đài Loan đã cho xây dựng một sân vận động tầm cỡ quốc gia vô cùng lớn ở thành phố Cao Hùng, với cấu trúc hết sức đặc biệt và vô cùng đồ sộ.
Sân vận động quốc gia Cao Hùng là sân vận động lớn nhất ở Đài Loan, hằng năm nơi đây đón một số lượng lớn du khách hàng năm. Ngoài đến tham dự những chương trình thế vận hội lớn, hòa mình vào những trò chơi thể thao, thì người ta còn đến đây với mục đích chính là được tận mắt chứng kiến một công trình kiến trúc thật sự tráng lệ này.
Đây là sân vận động đa năng, hiện đại có quy mô lớn nhất và cơ sở thiết bị hoàn thiện nhất ở thành phố Cao Hùng. Nếu như ở những quốc gia khác, sân vận động chỉ đơn thuần là nơi để tổ chức thi đấu thể thao, thì ở Cao Hùng, Đài Loan sân vận động quốc gia này lại mang thêm một ý nghĩa khác. Không chỉ là sân vận động thông thường, sân vận động quốc gia Cao Hùng còn là công trình kiến trúc thật tuyệt vời mà người Nhật đã mang đến và đóng góp vào những địa danh du lịch nổi tiếng của Đài Loan, góp phần thúc đẩy du lịch Đài Loan ngày càng phát triển hơn.
Sân vận động quốc gia Cao Hùng
Sân vận động Soccer City (Johannesburg, Nam Phi)
Soccer City đứng vị trí thứ 3 sân bóng lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Được xây dựng ngay trên mỏ vàng cũ tại Johannesburg – Nam Phi. Với thiết kế từ ý tưởng gốm truyền thống của châu Phi, sức chứa lên tới 94.700 chỗ ngồi. Hệ thống hiện đại, đặc biệt nhất về đêm với hệ thống ánh đèn thắp sáng, tạo nên hình ảnh chảo lửa cực kỳ hoành tráng.
Sân Soccer City (từng được biết đến dưới cái tên FNB) cũng là địa điểm đăng cai tổ chức giải vô địch bóng đá châu Phi (CAN) hồi năm 1996 – nơi đội tuyển Nam Phi lần đầu tiên đăng quang một giải đấu cấp châu lục. Ở CAN năm đó, sân Soccer City là địa điểm tổ chức 5 trận đấu của bảng A, 1 trận đấu của bảng C, 1 trận tứ kết và 1 trận bán kết (có sự góp mặt của đội tuyển Nam Phi), trận đấu tranh hạng 3 (nơi Zambia thắng Ghana 1-0) và trận chung kết Nam Phi hạ Tunisia 2-0.
Sân Soccer City hồi đó chính là “thánh địa” của tuyển Nam Phi khi chứng kiến đội nhà thắng đến 5/6 trận đấu… Những ký ức tươi đẹp với sân Soccer City hồi đó vẫn còn in đậm trong trí nhớ của Lucas Radebe – cựu trung vệ thủ quân của Nam Phi.
Đây cũng được đánh giá là sân vận động hiện đại bậc nhất “lục địa đen” với hệ thống trang thiết bị hiện đại và sức chứa lên đến 94.700 người. Vào ban đêm, hệ thống đèn xung quanh sân vận động được thắp sáng, tạo nên hình ảnh một chảo lửa đang bùng cháy cực kì ngoạn mục. Soccer City ở thành phố Johannesburg chính là “niềm tự hào” của đông đảo người dân Nam Phi, là một địa điểm lịch sử dân tộc.
Sân vận động Soccer City (Johannesburg, Nam Phi)
Allianz Arena – Sân vận động của Bayern Munich
Là một trong những công trình nghệ thuật ấn tượng nhất Châu Âu, sân Allianz Arena xứng đáng nằm trong top những sân vận động đẹp, to và hiện đại nhất. Sân tọa lạc tại thành phố Nice và là sân chủ nhà của câu lạc bộ OGC Nice, một trong những câu lạc bộ lớn của xứ sở Lavender xinh đẹp.
Allianz Arena là sân nhà của hai đội bóng Bayern Munich và TSV 1860 Munich. Nếu là trận đấu của Bayern Munich, sân sẽ có màu đỏ; TSV 1860 Munich thi đấu sân sẽ có màu xanh. Còn khi đội tuyển Đức tranh tài tại đây, sân sẽ có màu trắng. Do đó, người ta thường ví Allianz Arena giống như chú tắc kè sặc sỡ.
Điểm độc đáo nhất nằm ở chính kết cấu của sân bóng này. Allianz Arena được tạo thành từ 2.874 tấm nhựa ETFE. Nhờ đó sân tăng cường khả năng chống ăn mòn và chịu sự tác động của nhiệt độ. Cũng chính vì thế mà sân Allianz Arena mềm mại, nhìn từ xa trông như đám mây khổng lồ.
Allianz Arena bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 2002. Người Đức chỉ mất đúng 3 năm để hoàn thành công trình hiện đại bậc nhất thế giới này. Thậm chí chính quyền bang Bavaria còn cẩn thận đến độ, trước khi xây dựng sân bóng hiện đại này, họ đã trưng cầu dân ý xem người dân có đồng ý xây SVĐ mới hay không. Nếu hơn 50% số người được hỏi “nói không”, sẽ không có chuyện xây sân bóng mới. Kết quả, có 65% số phiếu tán thành việc xây dựng sân Allianz Arena với tổng kinh phí 340 triệu euro.
Allianz Arena – Sân vận động của Bayern Munich
Nou Camp (Tây Ban Nha)
Camp Nou (thường được phát âm theo tiếng Anh là Nou Camp) là sân vận động tọa lạc tại thành phố Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha. Đây là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá FC Barcelona từ năm 1957. Cái tên này có nghĩa là “Sân mới của CLB bóng đá Barcelona”.
Camp Nou có sức chứa 99.786 chỗ ngồi, và được giảm xuống còn 96.336 chỗ theo tiêu chuẩn các trận đấu của UEFA, khiến cho nó là sân vận động lớn nhất châu Âu và lớn thứ 4 trên thế giới. Sân vận động đã tổ chức nhiều trận đấu cũng như các sự kiện quốc tế quan trọng, bao gồm hai trận chung kết UEFA Champions League và các trận đấu thuộc bộ môn bóng đá tại Thế vận hội mùa hè năm 1992. Nổi tiếng với kiến trúc và kích thước khổng lồ của mình, Camp Nou là một trong những điểm du lịch được tham quan nhiều nhất ở thành phố Barcelona. Mới chỉ có gần 50 năm lịch sử, nhưng đây đã là một trong những thánh đường nổi tiếng nhất của bóng đá châu Âu.
Với thiết kế độc đáo cùng việc diễn ra hàng loạt các sự kiện quan trọng, Camp Nou, một trong những sân vận động đẹp nhất thế giới, chắc chắn là điểm đến lí tưởng cho du khách.
Nou Camp (Tây Ban Nha)
Trên đây là những sân vận động đẹp nhất thế giới mà khiến cả thế giới thán phục trước quy mô và sự cầu kỳ, tinh xảo của những sân vận động này. Những sân vận động này không chỉ là niềm tự hào của quốc gia mà còn là địa điểm thăm quan lí tưởng thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng.
Đăng bởi: Hiền Phạm Đức
Từ khoá: 11 sân vận động đẹp nhất thế giới