Chương trình VNEN là một mô hình trường học xuất phát từ Colombia mang lại nhiều hiệu quả hữu hiệu, lấy học sinh làm cốt cán, trung tâm chắc chắn sẽ mang lại sự phát triển và thành công trong tương lai gần.
1. Chương trình VNEN:
Nguồn gốc của chương trình giáo dục VNEN – một mô hình trường học mới xuất phát từ Côlômbia vào những năm 1995-2000 nhằm mục đích dạy học trong những lớp ghép tại các vùng miền núi khó khăn dựa trên nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.
Tại Việt Nam, chương trình này đã thu hút gần 30% trường tiểu học tham gia chương trình VNEN:
– Từ tháng 1.2013 đến hết tháng 5.2016 đây được coi là Dự án VNEN có Quỹ hỗ trợ giáo dục toàn cầu (Global Partnership for Education – GPE) tài trợ dành cho VN nghiên cứu, vận dụng nhằm triển khai và được ủy thác qua Ngân hàng Thế giới. Cơ quan giám sát và điều phối là UNESCO tại VN phối hợp với một số đối tác phát triển giáo dục tại VN khác.
– Năm học 2011-2012, đã có 6 tỉnh và 12 huyện gồm: Hà Giang, Đắk Lắk, Lào Cai, Khánh Hòa và Hòa Bình, Kon Tum. Trong vòng 1 năm nước ta đã thí điểm tại 24 trường tiểu học và 48 lớp 2. Năm học 2012-2013, mô hình VNEN chính thức đưa vào triển khai trên 63 tỉnh, thành phố cùng 1.447 trường. Mô hình trường họ này được chia thành 3 nhóm tỉnh: nhóm 22 tỉnh, thành có nhiều thuận lợi có 22 trường; nhóm 21 tỉnh ở mức trung bình có 282 trường; Nhóm 20 tỉnh thuộc vùng khó khăn có 1.143 trường.
– Năm học 2013 – 2014, nước ta tăng thêm 257 trường tại 20 tỉnh, thành; vào năm học 2015 – 2016 có 1.039 trường tại 31 tỉnh, thành phố với 2.730 trường tại 53 tỉnh, thành đã tự nguyện áp dụng mô hình này. Như vậy, tổng số trường áp dụng VNEN là 4.177 trường, chiếm gần 30% tổng số trường tiểu học trong toàn quốc.
– Ngày 31.5.2016 dự án kết thúc đồng nghĩa với kinh phí hỗ trợ ngừng lại. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT ngày 30.3.2016 đã có văn bản triển khai mô hình này nêu rõ: “Bộ sách giáo khoa của mô hình này sẽ được chỉnh lý, hoàn thiện nhằm mục đích trở thành một trong những bộ sách phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới, sẽ được chính thức áp dụng từ năm học 2018 – 2019”.
2. Mô hình trường học VNEN:
Đặc điểm mô hình trường học mới VNEN tiêu biểu như: Trung tâm của quá trình dạy học là hoạt động học của học sinh được. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn việc học và dành sự chú ý đến điể khác biệt của mỗi học sinh khi tiếp thu kiến thức. Phương pháp học tập là một yêu cầu quan trọng cụ thể là phải tiến hành thường xuyên các cuộc đánh giá học sinh dựa trên quá trình học tập mục đích để kiểm tra và có các hướng dẫn phương pháp học tập hiệu quả với mỗi bạn. Như vậy, cần tiến hành xây dựng môi trường học tập thân thiện, vui vẻ và hiệu quả.
Sách giáo khoa lúc này là một tài liệu quan trọng dùng để hướng dẫn học, vì vậy, sách được thiết kế cho học sinh tự học, học nhóm với nhau. Đối tượng dùng sách cho cả giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh có thể gọi đây là cuốn sách 3 trong 1.
Sách được coi như tài liệu hướng dẫn học có các định hướng, đề bài đặt ra cùng các gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành… từ đố học sinh tự phát hiện ra kiến thức và lựa chọn tình huống thực tiễn. Đây là cách học giúp vận dụng kiến thức trong bài vào thực tế hơn tư đó tạo thành kỹ năng. Đối với giáo viên có thêm nhiệm vụ mới và được bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao nghiệp vụ giảng dạy hướng tới trở thành một người định hướng các em, tổ chức hoạt động học tập, đánh giá và đưa ra phương pháp học tập cho học sinh cùng phối hợp với cha mẹ học sinh, với cộng đồng.
3. Ưu và nhược điểm của mô hình:
Ưu điểm của mô hình VNEN:
– Kích thích sự sáng tạo của trẻ và tạo môi trường cởi mở hơn. Xuất phát từ mục tiêu lấy học sinh là trung tâm và giảo viên là người hướng dẫn, đánh giá học sinh . Vì vậy, học sinh không đóng khung trong bốn bức tường mà cần phải “vận dụng” và “tìm tòi, mở rộng” ra bên ngoài các kiến thức mới ứng dụng thực tiễn để giải được các sản phẩm phải hoàn thành đặt ra trong bài học.
– Giúp học sinh nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của mình từ việc học tập và xa hơn là tư duy giải quyết vấn đề từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện. Xuất phát từ việc mô hình này đề cao việc đánh giá cụ thể đánh giá của giáo viên, kiểm tra, hướng dẫn của giáo viên. Cùng với đó là sự đánh giá của chính bản thân và của bố mẹ về vấn đề học tập. Qua đánh giá, học sinh biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình để cải thiện hơn
– Học sinh phát triển được nhiều kỹ năng tốt cho bản thân như kỹ năng hoạt động nhóm, tự học, lãnh đạo, giao tiếp và sự tự tin trong trẻ từ các hoạt động nhóm, quá trình tự học và môi trường học thân thiện
Nhược điểm của mô hình VNEN tại Việt Nam
Một là, cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng được yêu cầu: Đặc biệt vùng miền khó khăn cơ sở vật chất còn hạn chế thì sĩ số lớp từ 40-50 học sinh. Trong khi theo mô hình thì sĩ số lớp chỉ từ 20-25 em. Vì vậy, vai trò của giáo viên rất khó được phát huy bởi sĩ số đông khó theo dõi từng em hằng ngày trong việc học
Hai là, chi phí tăng dẫn đến phụ huynh mang thêm ánh nặng hơn. Ví dụ: Chi phí mua sách và các công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học…Vì vậy, áp dụng trong cả nước thì nhiều khu vực, vùng sẽ không phù hợp.
Ba là, xét trên khía cạnh học và cách dạy:
– Học sinh tiểu học do còn nhỏ nên khó tự quản trong việc cách học nhóm (ví dụ: nhận xét, báo cáo, tự học nhiêu…). Học sinh lớp 2, 3 để có thể điều khiển lớp học như một giáo viên thì rất khó
– Mô hình VNEN thì hoạt động giữa các nhóm là chủ yếu và giáo viên sẽ giao việc cho nhóm. Lúc này, trong nhóm sẽ có những học sinh yếu kém, giáo viên thì một tiết học cần có thời gian kiểm tra trong nhóm nên không thể tiến hành theo dõi hết các hoạt động của từ học sinh. Như vây, học sinh yếu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và chỉ học sinh tích cực hoạt động mới hiểu rõ bài.
– Khi tổ chức ngồi học theo nhóm thì học sinh quay mặt vào nhau. Sẽ phát sinh một số vấn đề: Nói chuyện, không tập trung vào bài, khi nghe cô giảng phải quay người ảnh hưởng đến cột sống.
4. Thực tế mô hình VNEN tại Việt Nam:
Năm học 2021- 2022, mô hình VNEN tại Thanh Hóa tròn 10 năm thực hiện. Đây được coi là mô hình được đánh giá cao về mặt phương pháp dạy học cũng như giúp giáo viên tự tin hơn, nâng cao kỹ năng chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh. Trường TH Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc) gặp không ít khó khăn nơi có gần 30% HS dân tộc Mường. Hiệu trưởng nhà trường Theo cô giáo Nguyễn Thị Vân: Chúng tôi không máy móc trong quá trình triển khai thực hiện mà chúng tôi dựa trên điều kiện thực tế. Khi dự án dừng lại năm 2016, chúng tôi nhận thấy những ưu điểm vượt trội của mô hình trong thực tế, đó là giáo viên truyền thụ kiến thức không đi theo hướng một chiều mà phải đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động học tập nhằm để HS tìm tòi, sáng tạo. Dựa trên tinh thần tự giác và tự tin từ học sinh được thể hiện rõ rết … Vì thế, mô hình VNEN vẫn tiếp tục được áp dụng đến nay.
Năm 2012-2013 có 91 trường tham gia thì đến nay xuồng có 53 trường duy trì, dù tụt xuống nhưng vẫn thấy mô hình đã thể hiện được phần nào ưu điểm trong nền giáo dục. Tuy nhiên hiện nay, Cơ sở chưa đáp ứng về diện tích phòng học để đủ cho việc sắp xếp lớp học theo nhóm nhỏ,… Trưởng phòng Giáo dục TH, Sở Giáo dục và Đào tạo-Ông Trịnh Vinh Long phát biểu: Mô hình VNEN, đã nhìn thấy sự tiến bộ từ kết quả học tập của học sinh và sự thay đổi rõ rệt về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn,… Giáo viên và học sinh rất thích mô hình này. Mô hình tạo tiền đề để triển khai chương trình giáo dục phổ năm vào năm 2018, theo đó, phương pháp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học.
5. Thực tế trên thế giới:
Mô hình VNEN đã rất thành công tại Colombia và đã có đánh giá cao do đáp ứng nhu cầu từ WB, UNESCO, cụ thể: Mục tiêu, mục đích rõ ràng, đối tượng phù hợp. Tính đến nay, một số nước đã sử dụng mô hình VNEN đã như tại Colombia, Brazil, Cộng hoà Dominica, Ecuador, El Salvador, Zambia….
Năm 2000, hơn nửa số trường ở nông thôn Colombia tham gia (17.000 trường học) cùng hơn 5 triệu trẻ bất hạnh trên thế giới đã học theo mô hình này. Nó đưa các học sinh khác độ tuổi, trình độ vào cùng một lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu, mức độ phát triển khác nhau. Tại những địa phương Colombia, nhờ áp dụng mô hình này mà họ đã chặn được làn sóng ai cũng muốn về thành phố rồi không có việc làm.Con số này thể hiện sự thành công từ mô hình Trường học mới về việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.