Từ đơn là gì? Tác dụng của từ đơn? Các loại từ đơn và ví dụ?

Từ đơn là gì? Tác dụng của từ đơn? Các loại từ đơn và ví dụ?
Bạn đang xem: Từ đơn là gì? Tác dụng của từ đơn? Các loại từ đơn và ví dụ? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Từ đơn là phần kiến thức trọng tâm của tiếng việt. Từ đơn chính là cơ sở để các em có thể nắm bắt và đọc hiểu được những kiến thức rộng hơn. Đồng thời có thể giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em có thể nắm bắt những kiến thức trọng tâm về từ đơn.

1. Từ đơn là gì?

Hiểu một cách đơn giản, từ đơn chính là từ chỉ có một âm tiết, hoặc một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ. Từ đơn là bộ phận cấu tạo đơn giản trong một câu của tiếng việt. Một câu của tiếng việt sẽ bao gồm nhiều từ, trong đó có từ đơn.

Ví dụ: Các từ “quạt”, “bàn”, “cửa”, “mắt”, “bàn”, “ghế”, “đồi”, “rừng”, “mây”, “nước”, “học”, “tủ”… chính là từ đơn. Vì các từ này chỉ do một âm tiết tạo thành, và các âm tiết này đều có nghĩa khi đứng độc lập. Việc chúng đứng một mình sẽ không làm ảnh hưởng đến nghĩa gốc của chúng.

2. Tác dụng của từ đơn: 

Trong tiếng Việt, mỗi loại từ đều có vai trò quan trọng như nhau. Từ đơn tuy có cấu tạo đơn giản nhất nhưng lại góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt. Với từ đơn, chúng ta dễ dàng diễn đạt lời nói, ý nghĩ, sự ám chỉ về sự vật, hiện tượng xung quanh,… chỉ bằng một âm tiết mà vẫn đảm bảo người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của từ. Chính vì giá trị biểu đạt của từ đơn cao nên từ đơn có tần suất sự dụng khá phổ biến, được ưu chuộng trong cả văn phong nói và văn phong, tuy văn phong nói vẫn được sử dụng nhiều hơn. Bởi tính chất của văn nói không đòi hỏi sự chau chuốt về ngôn từ, không cần diễn đạt quá mỹ miều mà điều văn phong nói chú trọng đến là tính dễ hiểu, dễ nghe, làm sao để đối phương có thể tiếp nhận những lời nói mà mình truyền đạt nhất. Do vậy từ đơn là sự lựa chọn tối ưu bởi tính ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo diễn đạt đủ ý của nó.

Ngoài ra, từ đơn còn góp phần cấu tạo nên những từ phức hơn như từ ghép, cụm từ… Chỉ từ một âm tiết có nghĩa, đứng độc lập, ta có thể kết hợp các âm tiết với nhau để tạo thành những cụm từ dài hơn, phức tạp hơn như: “mưa bão”, “bàn ghế”, “tình yêu”, “ngôi nhà”, “núi”,… Từ đơn là cơ sở để hình thành, là nền tảng vững chắc để phát triển thêm nhiều từ hoa mỹ hơn. Nếu không có từ đơn thì khó có thể sáng tạo thêm nhiều từ có ý nghĩa độc đáo đặc sắc. Từ một từ đơn, chúng ta có thể phát triển thành nhiều từ với ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: với từ to chúng ta có thể phát triển thành nhiều từ khác nhau như sau: to lớn, to tát,… Chính điều này làm nên sự đa dạng, phong phú của tiếng việt, tạo nên hệ thống tiếng việt mang những màu sắc thú vị, hấp dẫn.

3. Các loại từ đơn:

Trong tiếng Việt, từ đơn được chia thành hai loại, từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết.

Từ đơn âm tiết. Đây là những từ chỉ được cấu tạo bởi một tiếng hoặc một âm tiết. Đây là loại từ đơn giản nhất, từ cấu tạo đến nghĩa của từ. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những từ đơn âm tiết như: “ngày, “tháng”, “nhớ”, “yêu”, “đi”, “ăn”, “ngồi”, “học”, “chơi”…

Từ đơn đa âm tiết. Khác với từ đơn âm tiết, từ đơn âm đa tiết là từ được cấu tạo từ hai âm tiết. Một số từ nước ngoài khi phiên âm sang tiếng Việt có thể có thêm dấu – để tách các âm tiết.

Ví dụ: TV, cà phê,…

Ngoài ra, từ đơn âm tiết còn được cấu tạo bởi 2 âm tiết không có nghĩa ghép lại với nhau. Ví dụ: cào cào, chôm chôm,… Tuy nhiên, ở Tiểu học sẽ không dạy từ đơn nhiều âm tiết nên những từ có 2 âm tiết trở lên sẽ tạm xếp vào từ ghép hoặc từ láy. lá.

4. Một số ví dụ:

Từ đơn là loại từ phổ biến trong tiếng việt, vì vậy chúng ta đễ dàng bắt gặp qua lời nói và qua cả những bài văn viết. Chúng ta cũng đang hàng ngày, hàng giờ sử dụng từ đơn, vì vậy việc lấy ví dụ về từ đơn là một điều không hề khó khăn chút nào phải không?

Những đồ vật trong nhà của chúng ta chẳng hạn: Tủ, tivi, quạt, điện, đèn, áo, quần, cửa, nhà, cột, bếp, bát, chậu, nồi, xoong, chảo, chổi, bàn…

Từ những từ đơn này chúng ta hoàn toàn có thể phát triển thêm nhiều từ phức tạp hơn:

– Lạnh: lạnh giá, lạnh lẽo, lạnh cóng, lạnh lùng, lạnh nhạt

– Trung: trung thực, trung hậu, trung kiên.

– Nhớ: nhớ nhung, thương nhớ, nhớ lại.

5. Phân biệt từ đơn và từ ghép: 

Nếu từ đơn là một loại từ quan trọng, không thể thiếu trong câu văn nói hay diễn đạt, thì từ ghép cũng vậy. Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên và có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. Từ ghép được sử dụng phổ biển trong hành văn của mỗi người, bởi ý nghĩa của diễn đạt cũng rất đa dạng, phong phú. Trong những câu văn cần sự hoa mỹ, cầu kì mà từ đơn không thể diễn đạt hết được thì việc sử dụng từ ghép là điều không thể bỏ qua.

Lấy đơn vị “tiếng” phân loại:

Quan điểm này xuất phát từ đặc điểm phân tích của tiếng Việt, cho rằng trong tiếng Việt hình vị hoàn toàn đồng nhất với âm nên mỗi âm tiết là một hình vị. Đại diện cho quan điểm lấy danh tiếng làm tiêu chí phân loại là GS Nguyễn Tài Cẩn.

Trên cơ sở quan điểm này, các tác giả SGK Ngữ văn lớp 6 đưa ra định nghĩa: “Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một âm tiết là từ đơn. Từ gồm hai âm tiết trở lên là từ phức. Từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép. Những từ phức có quan hệ âm tiết giữa các tiếng được gọi là từ láy.

Lấy đơn vị “hình vị” phân loại:

Đại diện cho quan điểm lấy hình vị làm tiêu chí phân loại là GS Đỗ Hữu Châu. Các tác giả theo quan điểm này đã căn cứ vào số lượng hình vị để chia từ tiếng Việt thành từ đơn (từ một hình vị) và từ phức (từ do hai hay nhiều hình vị cấu tạo). Trong “Vài nét về từ và từ tiếng Việt”, GS Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ sẽ được phân chia theo số lượng hình vị cấu tạo nên chúng. Kết quả ở bước này sẽ cho ra từ đơn và từ phức. Từ đơn là từ được cấu tạo bằng phương thức từ hoá là những từ chỉ có một hình vị.Từ phức là từ được cấu tạo từ nhiều hơn một hình vị theo các phương thức từ hoá hiện hành trong tiếng Việt.Từ phức lại được chia thành từ ghép và từ ghép .(trang 169) Cũng theo quan điểm này, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm nên hầu hết các hình vị đều giống nhau – nhưng chỉ là đa số chứ không phải tất cả. là những trường hợp có các âm thuần Việt như: bù nhìn, cào cào, ễnh ương, chèo bẻo, chim chích chòe, cu gáy, mồ hôi, bồ hóng, mà còn… và một số từ mượn của các ngôn ngữ Ấn-Âu như: axít, cà phê, bình lắc, xe gắn máy. , ô tô, apatit, polypoli…

Các tác giả, trên quan điểm lấy hình vị làm tiêu chí phân loại từ, đã xếp các từ phức trên vào loại từ đơn âm – để phân biệt với các từ đơn tiết (cơm, nhà, đường, nước, trứng…). Nhóm tác giả lấy danh tiếng làm tiêu chí phân loại để xếp chúng vào từ ghép. Vì họ cho rằng: nghĩa của từng từ trong các từ phức như: bù nhìn, cào cào, ễnh ương… tuy ngày nay không giải thích được nhưng về nguồn gốc thì có thể từ xa xưa nó đã có nghĩa.
Như vậy, tuy có ý kiến khác nhau, nhưng sự không thống nhất khi xác định ranh giới từ đơn – từ ghép thực chất chỉ giới hạn ở một số từ (nêu trên), việc phân loại chúng thành từ đơn hay từ láy. Có một lý do cho tất cả chúng. Hiểu như vậy, giáo viên sẽ bớt băn khoăn, nghi ngờ về tính đúng – sai của vấn đề.

6. Bài tập vận dụng: 

Câu 1: Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /

Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /

Rất công bằng, rất thông minh.

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Lâm Thị Mỹ Dạ

Rất / công bằng, / rất / thông minh /

Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang /

Từ đơn: rất, vừa, lại.

Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.

Câu 2:

Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành những nhận định sau:

tạo nên câu       một tiếng         hai hay nhiều tiếng       có nghĩa       Tiếng

_______cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm_______gọi là từ đơn, từ gồm gọi là từ phức.

Từ nào cũng ________và dùng để _______

Các từ được điền như sau:

Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.