Giới thực vật là gì? Giới thực vật bao gồm những ngành nào?

Giới thực vật là gì? Giới thực vật bao gồm những ngành nào?
Bạn đang xem: Giới thực vật là gì? Giới thực vật bao gồm những ngành nào? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của từng loài và môi trường sống của chúng. Việc phân loại các ngành trong giới thực vật là rất cần thiết. Vì vậy, bài viết nay sẽ đưa độc giả đi tìm hiểu: Giới thực vật là gì? Các ngành chính trong giới thực vật là những loài nào?

1. Quá trình xuất hiện và phát triển của Giới thực vật:

1.1. Quá trình xuất hiện:

Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên các đại dương có cấu tạo cơ thể đơn bào rất đơn giản. Sau đó, chúng phát triển thành các tảo đơn bào nguyên thủy (những đại diện đầu tiên của giới Thực vật), rồi chúng tiếp tục phát triển thành tảo sống ở dưới nước. Vượt qua sự phát triển của thời gian, khi các lục địa mới xuất hiện và hình thành, thực vật dần cũng phát triển từ đơn giản đến phức tạp gắn liền với sự thay đổi của môi trường sống xung quanh. Chúng có chung nguồn gốc và có quan hệ họ hàng với nhau.

1.2. Quá trình phát triển:

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì Giới thực vật phát triển qua ba giai đoạn, Bao gồm:

Giai đoạn 1: Sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước. Nguyên nhân là do vì có cấu tạo đơn bào rất đơn giản nên thích nghi sống ở dưới nước.

Giai đoạn 2: Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của các lục địa kéo theo đó để có thể tồn tại thực vật cũng phải thay đổi để thích nghi với địa hình và điều kiện của lục địa, Từ thời điểm này các giới thực vật bắt đầu có rễ, thân và lá,…

Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín. Nguyên nhân là do khí hậu khô hơn, mặt trời chiếu sáng liên tục sang thực vật hạt kín có đặc điểm tiến hóa hơn hẳn nên chiếm ưu thế.

2. Giới thực vật là gì?

Thực vật là những sinh vật có khả năng tự tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và nhờ quá trình quang hợp biến đổi thành những phần tử phức tạp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy, Giới thực vật bao gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp. Sống tự dưỡng cố định không có khả năng di chuyển.

Ngày nay, theo số liệu thống kê năm 2004 đã có hơn 280.000 loài được xác định, trong số đó gần 260.000 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo. Còn tại Việt Nam các nhà thực vật học đã cung cấp những số liệu để phản ánh tính đa dạng thực vật ở nước ta như sau: “Rêu và Tảo có tới 1.500 loài. Rất nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học. Số lượng loài thực vật có mạch (Quyết, Hạt trần, Hạt kín) thì có tới trên 12.000 loài”.

3. Đặc điểm chung của Giới thực vật:

3.1. Đặc điểm về cấu tạo:

Giới Thực vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào. Cơ thể của chúng gồm nhiều tế bào, những tế bào này được phân hoá thành nhiều mô và có cơ quan khác nhau. Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ, nhiều tế bào chứa lục lạp.

3.2. Đặc điểm về dinh dưỡng:

Phần lớn tế bào thực vật, đặc biệt là tế bào lá có nhiều lục lạp chứa sắc tố clorophyl sẽ có khả năng tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp. Thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ từ các chất vô cơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật khác. Chúng thường có đời sống cố định và tế bào có thành xenlulôzơ nên thân cành cứng chắc, vươn cao toả rộng tán lá, nhờ đó hấp thu được nhiều ánh sáng phục vụ cho quá trình quang hợp.

Đặc điểm để thực vật thích nghi với đời sống trên cạn bao gồm: Phát triển hệ mạch dẫn; Lớp cutin phủ bên ngoài lá, biểu bì lá chứa khí khổng; Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng; Duy trì thế hệ sau nhờ sự tạo thành hạt và quả.

4. Vai trò của Giới thực vật:

4.1. Điều hòa khí hậu:

Giúp giữ cho hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí luôn trong trạng thái ổn định nhờ vào quá trình quang hợp của các loại cây. Khi quang hợp, nhờ vào ánh sáng cây lấy vào khí cacbonic và thải ra khí oxi để tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây; Đồng thời, việc thải ra khí oxi sẽ giúp cho các giải động vật tồn tại.

Thực vật đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, tăng lượng mưa, giúp cho khí hậu trở nên ôn hòa hơn.

4.2. Bảo vệ nguồn đất và nước:

Giới thực vật có vai trò giúp giữ đất, chống xói mòn: tán lá cây giữ lại một phần nước trước khi nước mưa rơi xuống đất, cây xanh giúp làm chậm tốc độ của dòng nước, với sự bám chặt của rễ cây sẽ giúp giảm nguy cơ xói mòn.

Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm: nước mưa rơi xuống rừng cây, sẽ được giữ lại một phần và thấm xuống các lớp đất tạo thành dòng chảy ngầm chảy vào các vùng trũng tạo thành suối, sống. Đây là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

4.3. Đối với con người:

Giới thực vật có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của con người, cụ thể:

– Giới thực vật sẽ Cung cấp oxi, đem lại bầu không khí trong lành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho cuộc sống của con người trên trái đất.

– Giới thực vật giúp hạn chế các hiện tượng hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất,… bảo vệ đời sống, phủ xanh “đất trống đồi trọc”

– Giới thực vật giúp giữ nước, bảo vệ mạch nước ngầm.

– Giới thực vật giúp cung cấp lương thực, thực phẩm duy trì sự sống của con người.

– Giới thực vật giúp làm nguyên liệu trong các hoạt động sản xuất công nghiệp

– Giới thực vật giúp làm dược liệu, làm cảnh,… đem lại giá trị kinh tế cao.

– Giới thực vật giúp phát triển kinh tế của các nước lấy nông nghiệp làm chủ đạo.

4.4. Đối với động vật:

Thực vật cung cấp nguồn oxi và thức ăn cho động vật: nhờ vào quá trình quang hợp cây xanh tạo ra một lượng khí oxi vào khí quyển giúp động vật và con người có thể hô hấp. Ngoài ra, thực vật còn là thức ăn, nguồn dinh dưỡng của rất nhiều loài động vật như: thỏ, chim, voi, bò, hươu cao cổ,…

Thực vật còn đóng vai trò là nơi ở và sinh sản của các loài động vật như chim, khỉ, sóc và loài động vật hoang dã khác.

5. Giới thực vật bao gồm những ngành nào? 

Giới thực vật được phân chia thành 5 ngành, bao gồm: Tảo, Rêu, Quyết ( Dương xỉ), Hạt trần và Hạt kín. Trong đó, Tảo là đại diện tiêu biểu của thực vật bâc thấp, Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín được xếp vào thực vật bậc cao.

Thực vật bậc thấp: hay còn được gọi là thực vật không mạch. Loài thực vật này chưa có hệ thống mạch và chưa có các bộ phận cụ thể như rễ, thân lá…, cấu tạo của chúng vẫn còn hết sức đơn giản. Cơ thể của các loài thực vật bậc thấp thường chỉ được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Đại diện là ngành Tảo.

Tảo là một nhóm thực vật lớn và đa dạng, bao gồm nhiều loại sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản và có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá, sống ở dưới nước. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa xenlulozo, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2.  Cơ quan dinh dưỡng của tảo còn gọi là tản. Tảo có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống, hình phiến. Tảo không có mô dẫn truyền. Nhóm tảo có trên 100.000.000 loài hiện sống trên Trái Đất.

Các ví dụ về ngành tảo:

Tảo đơn bào gồm có: tảo tiểu cầu, tảo silic,..;

Tảo đa bào gồm có: tảo vòng ( ở nước ngọt), Rau diếp biển ( ở nước mặn),..

Thực vật bậc cao: những loài thực vật đa bào và hầu hết đã thoát ly khỏi mặt nước và sống ở trên cạn. Sở dĩ gọi là thực vật bậc cao bởi chúng có một số ưu điểm và tiến hóa hơn so với thực vật bậc thấp. Đa số thực vật bậc cao đều có mạch và có thể tự dưỡng. Hơn nữa, chúng có vách tế bào rõ rệt, sinh sản bằng noãn giao và hầu hết đã được chia thành các bộ phận rễ, thân, lá cụ thể. Điện diện là các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần và Hạt kín.

Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín
Nơi sống Đất ẩm ướt Đất ẩm Mọi điều kiện Mọi điều kiện
Đặc điểm Rễ già, lá nhỏ hẹp, có bào tử Rễ thật, lá đa dạng, có bào tử Rễ thật, lá đa dạng, thân gỗ Rễ, thân, lá phát triển đa dạng, có hoa, có quả
Cấu tạo Chưa có hệ mạch dẫn Có hệ mạch dẫn nhưng chưa hoàn chỉnh Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh
Sinh sản – Tinh trùng có roi.
– Thụ tinh nhờ nước.- Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng.
-Tinh trùng có roi.
– Thụ tinh nhờ nước.
– Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng
– Tinh trùng không có roi.- Thụ phấn nhờ gió.
– Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể.
– Hình thành hạt nhưng chưa được bảo vệ
– Phương thức sinh sản đa dạng, hiệu quả.- Thụ tinh kép, hạt có quả bảo vệ.
– Có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
– Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể
Đại diện Rêu, địa tiền Dương xỉ Thông, tuế, trắc bách diệp – Một lá mầm: ngô, lúa
– Hai lá mầm: đậu

Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn.