Tại các nước phát triển, người dân có xu hướng di chuyển đến các đô thị nhỏ xung quanh những đô thị lớn. Hiện tượng di dân là động lực thúc đẩy sự phát triển đồng đều của các vùng miền đất nước. Vậy di dân là gì? Nguyên nhân và những tác động của việc di dân?
1. Di dân là gì?
Di dân có nhiều khái niệm:
– Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.
– Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn.
Di dân là quá trình di chuyển dân số hoặc quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập, hoặc thiết lập nơi cư trú mới vào một đơn vị hành chính – địa lý trong một thời gian nhất định. Di dân có thể liên quan đến sự di chuyển của một hay cá nhân, một gia đình, thậm chí là cả một cộng đồng.
Di dân là sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay các nhóm người để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư. Ở các loài vật, như chim, cũng có sự di cư hàng năm.
Có một số khái niệm liên quan như: Người di cư; người di dân; xuất cư; nhập cư; di dân chênh lệch;…
– Người di cư: là di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến một nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính.
– Người di dân: trong một thời gian nhất định, ít nhất là một lần thay đổi nơi cư trú của mình từ địa bàn này sang địa bàn khác, từ khu vực lãnh thổ này sang khu vực lãnh thổ khác.
– Xuất cư: di chuyển nơi cư trú từ nơi này sang nơi khác, quốc gia này sang quốc gia khác để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài.
– Nhập cư: di chuyển đến một nơi khác, một quốc gia khác,
– Di cư chênh lệch: chỉ khoảng cách giữa các nhóm di cư khác nhau về các yếu tố như nhân khẩu, yếu tố văn hoá, kinh tế, hoàn cảnh xã hội.
2. Phân loại di dân:
Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau..
Theo độ dài thời gian cư trú: di dân bao gồm: di cư lâu dài, di cư tạm thời và di cư mùa vụ.
Di cư lâu dài: Thay đổi nơi cư trú và nơi làm việc với cường độ thường xuyên, nhằm mục đích định cư lâu dài tại nơi mới đến.
Di cư tạm thời: là việc người di dân vắng mặt tại địa phương trong một khoảng thời gian nhất đinh và có khả năng quay trở về địa phương là chắc chắn.
Di cư mùa vụ: là hình thức di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập để tận dụng sức lao động cũng như kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình.
Theo đặc trưng di dân: di dân bao gồm: di dân có tổ chức và di dân tự phát.
Di dân có tổ chức: là hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra một cách có tổ chức với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội dưới sự chỉ đạo thực hiện theo trình tự và cách thức rõ ràng, có trật tự.
Di dân tự phát: là hình thái di chuyển của dân cư không phụ thuộc vào kế hoạch, sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền, tình trạng này hiện nay luôn là một vấn nạn quốc tế nó gây ra tình trạng mất trật tự và khó kiểm soát hoạt động của dân cư trong một khu vực nhất định.
Theo địa bàn nơi đến:
Theo tiêu chí này thì việc di dân sẽ bao gồm 2 loại đó là di dân nội địa và di dân quốc tế:
Thứ nhất, về di dân nội đia:
– Hoạt động di dân từ nông thôn đến các đô thị;
– Hoạt động di dân từ khu vực nông thôn này đến khu vực nông thôn khác;
– Hoạt động di dân từ các đô thị đến các khu vực nông thôn;
– Hoạt động di dân từ đô thị này đến đô thị khác.
Thứ hai, về di dân quốc tế:
– Di dân hợp pháp có thể rằng sự di dân có sự đồng ý của quốc gia mà lượng người di dân sẽ đến;
– Di dân bất hợp pháp là sự di dân tự phát, khó kiểm soát và không có sự đồng ý của quốc gia sở tại;
– Chảy máu chất xám: chỉ sự di cư của lực lượng lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn cao từ nước nghèo sang nước giàu.
– Cư trú tị nạn: là những người bị buộc phải rời quê hương để đến một quốc gia khác vì do chiến tranh, thiên nhiên, chính trị.
– Buôn bán người qua biên giới: là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp, nhận người với nhiều mục đích khác nhau như: lao động cưỡng bức, lợi ích tài chính cho kẻ buôn người hoặc những người khác có liên quan,…
Theo khoảng cách: người ta phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến.
3. Nguyên nhân của di dân:
Thứ nhất, Di dân là do đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đa số hộ dân thuộc diện nghèo, thiếu điều kiện sản xuất để sinh hoạt và ổn định lâu dài, nhất là thiếu đất canh tác thiếu nước phục vụ sản xuất.
Thứ hai, Di dân là do sự chênh lệch nhu cầu về nguồn nhân lực trong
Thứ ba, Di dân là do thiên tai, hạn hán, lũ lụt,…Sự biến động của môi trường luôn đi kèm với những thách thức về mặt xã hội, thiên tai, lũ lụt có thể gây ra hiện tượng di cư cấp tính nhưng ô nhiễm nguồn đất, nước hay nước biển dâng sẽ dẫn tới di cư vĩnh viễn.
Thứ tư, Di dân do chiến tranh bùng phát. Chính những xung đột đó làm cho tình hình kinh tế xã hội ở nhiều nước trở nên khó khăn và do đó, con người thường cố gắng tìm kiếm một nơi an toàn, ổn định để sinh sống và phát triển.
Thứ năm, Di dân để đoàn tụ với gia đình. Những người đó thường vẫn giữ liên lạc với cộng đồng và gia đình ở nơi người đó ra đi. Sau một thời gian, nếu họ có được những điều kiện cơ bản thuận lợi đảm bảo được cuộc sống cho gia đình và người thân có ý định đoàn tụ gia đình thì việc di dân hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến di dân khác như: di dân để khai hoang, để xây dựng các công trình xã hội, khu công nghiệp, khu công cộng,…
4. Tác động của di dân:
Di dân tạo ra những tác động tích cực và tác động tiêu cực ở cả nơi đi và nơi đến:
Tác động tích cực:
Đối với nơi đi thì di dân giải quyết được các vấn đề lao động dư thừa, giúp cho họ có thu nhập ổn định, giảm tình trạng thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, đóng góp cho việc phát triển quê hương.
Khi di cư đi làm việc ở những nơi khác sẽ học được những kỹ năng, những kỹ năng mềm trong mọi lĩnh vực, nâng cao tay nghề tạo ra nguồn lao động chất lượng khi họ trở về nơi đi. Cùng với đó, nơi họ đến sẽ bù đắp được tình trạng thiếu hụt lao động.
Người di cư vào nơi nhập cư mang theo lối sống, truyền thống văn hoá, tính cách, thói quen, phong tục, tập quán của địa phương mình góp phần làm đa dạng hóa văn hóa của nơi đến.
Tác động tiêu cực:
Đối với nơi đi: sẽ làm giảm dân số, gây ra thiếu hụt lao động ở một số ngành, nghề, làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của nơi đi, tạo ra các hệ lụy xã hội. Ngoài ra, người di cư đi nơi khác cũng tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng như thiếu người chăm sóc gia đình, người thân
Đối với nơi đến: làm cho dân số tăng nhanh, tạo ra sức ép lớn đối với vấn đề việc làm và vấn đề không có nơi ở hình thành nên các khu nhà ổ chuột, nhiều người không có công ăn việc làm. Gây ra áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục và ô nhiễm môi trường.
5. Giải pháp khắc phục:
Chính quyền địa phương tăng cường phối hợp cùng toàn thể quần chúng nhân dân tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân hiểu rõ được việc di cư tự do làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, gây nên tình trạng khó khăn cho địa phương nơi có dân đến. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả các Chương trình, dự án kinh tế – xã hội, tập trung giải quyết các nhu cầu bức thiết của người dân như vấn đề về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, canh tác, nước sinh hoạt, sinh kế,… để người dân ổn cư tại chỗ.
Đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương, ưu tiên
Chính quyền địa phương phải tăng cường quản lý dân cư, nắm chắc về hộ khẩu, nhân khẩu, kịp thời phát hiện cá nhân, hộ gia đình di cư tự do nhằm vận động nhân dân ở lại nơi ở và sẽ có chính sách hỗ trợ kịp thời.