Cá ngựa thật sự rất độc đáo, không chỉ bởi vì hình dạng giống ngựa khác thường của chúng. Mà không giống như hầu hết các loài cá khác, cá ngựa sống thành cặp và kết đôi suốt cuộc đời. Kì lạ hơn, chúng còn nằm trong số những loài động vật duy nhất trên Trái đất mà trong đó con đực có trách nhiệm mang thai. Cùng chúng mình tìm hiểu ngay về loài cá đặc biệt này nhé!
- Tập tính sinh sản
- Cá ngựa đực là những bà mẹ thiên bẩm
- Nguồn gốc và đặc điểm của cá ngựa
- Cá ngựa làm vật nuôi
- Cá ngựa vằn giúp chữa ung thư máu
- Cá ngựa đớp mồi với vận tốc 1/1000 giây
- Các thành phần hóa học trong cá ngựa
- Cá ngựa vằn đổi màu để hút bạn tình
- Cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai
- Những đặc điểm nhận biết loài cá ngựa
- Tim cá ngựa vằn có thể tự “mọc” lại
- Một số loài cá ngựa phổ biến
- Đặc điểm môi trường sống
- Những công dụng hữu ích của cá ngựa
Tập tính sinh sản
Cá ngựa sinh con theo một cách kỳ lạ: con đực “mang thai”. Theo báo cáo của Công trình nghiên cứu về cá ngựa thì cá cái đưa trứng vào túi ấp của cá đực làm cho con đực có vẻ như đang mang thai. Những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng cá đực truyền tinh dịch của chúng ra xung quanh chứ không đưa trực tiếp vào túi ấp. Thời gian mang thai từ 2-3 tuần.
Trứng cá ngựa nở khi nào phụ thuộc vào bố mẹ của chúng. Một số trải qua thời gian phát triển chung với những phiêu sinh vật biển. Đôi khi những con cá ngựa đực có thể ăn một số con của nó trước khi chúng được tự do. Những loài cá ngựa khác ngay lập tức bắt đầu cuộc sống dưới đáy biển.
Thông thường cá ngựa sống thành cặp, nhưng có một số loài sống thành bầy đàn. Khi sống thành cặp, cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi vào chập tối để củng cố thêm mối quan hệ của chúng. Phần thời gian còn lại chúng dành cho việc tìm thức ăn.
Cá ngựa có đôi mắt cao di động có khả năng quan sát kẻ thù và mồi mà không cần di chuyển. Giống như loài rồng biển, cá ngựa cũng có một cái vòi dài để mút con mồi. Vây cá ngựa nhỏ thích hợp luồn lách qua những đám tảo dày. Ngoài ra, nó còn có một cái đuôi dài và có khả năng quấn quanh tảo biển để giữ mình không bị dòng nước cuốn đi.
Tập tính sinh sản
Cá ngựa đực là những bà mẹ thiên bẩm
Mặc dù chuyện cá đực đóng vai trò trụ cột trong gia đình là hoàn toàn bình thường, nhưng việc con đực mang thai lại là một quá trình phức tạp chỉ có duy nhất trong gia đình cá Syngnathidae, bao gồm cá chìa vôi, cá ngựa và rồng biển. Chiếc túi ấp trên cơ thể cá ngựa đực và cá chìa vôi nơi con đực giữ trứng trong quá trình giao phối là một đặc điểm thú vị có ảnh hưởng lớn đến ngành sinh học nghiên cứu các loài do khả năng mang thai của con đực đã thay đổi hoàn toàn động lực của hành động giao phối.
Khi cá ngựa giao phối, con cái đưa bộ phận đẻ trứng của nó vào túi ấp của con đực (cơ quan nằm bên ngoài cơ thể con đực) sau đó đẻ trứng chưa được thụ tinh vào túi ấp. Con đực sau đó xuất tinh vào túi ấp để thụ tinh cho trứng. Sau khi con cái đẻ trứng chưa thụ tinh vào túi con đực, vỏ ngoài của trứng vỡ ra.
Tinh trùng của con đực sẽ bao quanh trứng. Sau khi thụ tinh, con đực làm nhiệm vụ điều khiển môi trường sống của phôi trong túi ấp. Nó sẽ giữ máu lưu thông quanh phôi, kiểm soát nồng độ muối trong túi ấp, cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của con non qua một cơ quan giống nhau thai cho đến khi sinh.
Cá ngựa đực là những bà mẹ thiên bẩm
Nguồn gốc và đặc điểm của cá ngựa
Cá ngựa được biết đến là loài động vật biển quý hiếm, được nhiều người săn tìm. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn khá xa lạ với loài cá độc đáo này. Vậy nên bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Để cập nhật tất cả các thông tin về loài cá ngựa quý hiếm này nhé.
Cá ngựa hay còn gọi là hải mã là một loài sinh vật biển thuộc chi Hippocampus. Bao gồm cả cá chìa vôi. Loài vật này phần lớn được tìm thấy ở các vùng nước nhiệt đới và ôn đới. Ở khắp nơi trên toàn thế giới. Nó được biết đến như là một loại thuốc quý ở Đông Á. Đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam.
Hiện nay việc săn tìm và đánh bắt ngày càng tăng. Làm cho số lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Hải mã thường được dùng trong nhiều bài thuốc truyền thống của Trung Quốc. Do đó, theo thống kê, mỗi năm có đến khoảng 20 triệu con cá ngựa bị săn tìm và đánh bắt.
Loài cá này thường xuất hiện ở các nước như. Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên,… Ở nước ta, loài cá này tập trung nhiều ở vùng biển. Nghệ An, Phan Rang, Phú Quốc, Quảng Ngãi, Phú Yên, Thanh Hóa,…
Số lượng cá ngựa đã bị giảm sút đến mức nghiêm trọng do đánh bắt cá gia tăng. Cá ngựa được dùng trong những vị thuốc truyền thống của Trung Quốc, hàng năm có khoảng 20 triệu con cá ngựa bị đánh bắt để phục vụ cho mục đích này. Việc nhập và xuất khẩu cá ngựa được tổ chức CITES kiểm soát từ ngày 15/05/2004.
Nguồn gốc và đặc điểm của cá ngựa
Cá ngựa làm vật nuôi
Nhiều người nuôi cá ngựa như thú cưng. Cá ngựa chỉ ăn thức ăn tươi như tôm biển và thường nằm úp người xuống bể, hành động này sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của chúng hoạt động yếu hơn, từ đó mà dễ mắc các bệnh.
Trong thời gian gần đây, những con cá ngựa được nuôi sinh sản nhiều hơn trước. Trong tình trạng bị giam cầm, chúng sống tốt hơn và ít mắc bệnh. Những con cá ngựa này sẽ được cho ăn tôm cám, chúng cũng sẽ không bị sốc hay lo lắng căng thẳng khi đột ngột bị bắt ngoài biển và thả vào bể cá. Dù những con cá ngựa được nuôi từ nhỏ có giá đắt hơn nhưng chúng thích nghi và sống sót tốt hơn những con cá ngựa ngoài tự nhiên.
Cá ngựa nên được nuôi trong bể cá thích hợp. Chúng ăn khá chậm, nhưng khi được nuôi trong bể, chúng trở nên hung hăng, cạnh tranh để giành thức ăn cho riêng mình. Vì vậy, người nuôi chúng cũng cần chú ý đảm bảo lượng thức ăn cho mỗi con.
Cá ngựa có thể chung sống với một số loại tôm hay động vật đáy, đôi khi với cá bống. Một số loài khác có thể gây nguy hiểm cho cá ngựa như lươn, bạch tuộc hay mực ống…
Những loại cá ngựa nước ngọt được bán có thể là một loại gần giống như cá chìa vôi ở sông. Cá ngựa nước ngọt thật ra không thể được xem là cá ngựa thật sự. Các loài cá ngựa mới tìm được gần đây sống trong nước lợ.
Cá ngựa làm vật nuôi
Cá ngựa vằn giúp chữa ung thư máu
Kết quả nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy, loài cá ngựa vằn có thể là chiếc chìa khóa vàng giúp các nhà khoa học tìm ra bí ẩn về gene gây bệnh ung thư máu (bệnh máu trắng) ở con người.
Nguyên nhân khiến cá ngựa vằn được giới khoa học lựa chọn để nghiên cứu về gene gây bệnh máu trắng là chúng có tới 84% số gene giống với con người. Không những thế, loài cá đặc biệt này còn có khả năng sinh sản một cách nhanh chóng.
Đặc biệt, các nhà khoa học có thể dễ dàng thay đổi cấu trúc gene của loài cá ngựa vằn để tái tạo và bắt chước sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể con người.
Họ hy vọng rằng chỉ cần vạch ra bản đồ DNA của loài cá này, các nhà khoa học có thể nhận biết được những gene nào gây ra hàng loạt căn bệnh nan y ở con người. Từ những phát hiện đó, giới nghiên cứu sẽ tìm ra các hướng điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân cụ thể – kể cả những bệnh nhân bị ung thư máu.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Auckland (New Zealand) đã tiến hành nghiên cứu những chú cá ngựa vằn với mục tiêu tìm ra thuốc chữa trị bệnh ung thư trong 2 năm qua. Họ sử dụng chiếc máy phân tích gene đầu tiên của New Zealand cho những chú cá ngựa này.
Giáo sư Peter Browett cho biết, thông tin về gene của các bệnh nhân ung thư máu mới được chẩn đoán sẽ được thu thập. Bên cạnh đó, những tế bào bị đột biến sẽ được tiêm thẳng vào cá ngựa vằn để xem liệu những con cá này có bị ung thư máu hay không và liệu trong quá trình phát triển bệnh ung thư còn có gene nào tham gia vào nữa không.
Dự án này nếu thành công được cho là sẽ góp phần mở ra kỷ nguyên cá nhân hóa phương thức điều trị cho bệnh nhân ung thư máu.
Cá ngựa vằn giúp chữa ung thư máu
Cá ngựa đớp mồi với vận tốc 1/1000 giây
Mặt dù có thân hình bé nhỏ và di chuyển chậm chạp nhưng cá ngựa lùn là một trong những kẻ săn mồi hiệu quả nhất trong thế giới đại dương. Cá ngựa lùn chỉ dài 2,5cm, cơ thể hình chữ S và có vây lưng nhỏ. Không giống như hầu hết loài cá khác có hàm nhô ra, cá ngựa có mõm thon dài hường về phía con mồi trong cứ đớp nhanh chóng chỉ 1/1.000 giây.
Nhà sinh học biển Brad Gemmell tại Đại học Texas ở Port Aransas (Mỹ) nói: “Chúng tôi biết rằng những con cá ngựa đã săn mồi thành công bằng cú đớp trong cự li ngắn. Vấn đề được đặt ra là tại sao chúng tiếp cận được với con mồi ở khoảng cách rất gần nhưng vẫn không bị con mồi phát hiện?”.
Được biết, thức ăn chủ yếu của cá ngựa lùn là động vật giáp xác và chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Để trả lời cho câu hỏi trên, Gemmell và nhóm nghiên cứu sử dụng máy quay tốc độ cao để đo các chuyển động của cá ngựa và mặt nước khi nó tiếp cận con mồi. Kết quả thật hết sức ngạc nhiên, vùng nước ở khu vực mõm dao động rất nhỏ so với những phần khác trong cơ thể. Khi con mồi nằm trong phạm vi lý tưởng, cá ngựa lùn đưa ra cú đớp kinh hoàng chỉ trong 1/1000 giây nên cơ hội trốn thoát của con mồi hầu như không có.
Như vậy, mặc dù là loài bơi chậm nhất chỉ 150cm/giờ nhưng nhờ cấu trúc đặc biệt của phần đầu, cá ngựa lùn trở thành sát thủ giấu mặt đáng gờm nơi đại dương.
Cá ngựa đớp mồi với vận tốc 1/1000 giây
Các thành phần hóa học trong cá ngựa
Sự thật về các thành phần hóa học trong cá ngựa. Theo các nghiên cứu khoa học, trong cá ngựa chứa rất nhiều thành phần hóa học quan trọng. Cần thiết với sức khỏe con người. Cụ thể:
- Có hàm lượng cao protein, hỗ trợ chống oxy hóa, kéo dài tuổi xuân.
- Các enzyme tổng hợp prostaglandin hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch. Khi tham gia vào hoạt động điều hòa thần kinh.
- Đồng thời, kích thích quá trình sản xuất hoocmon oxytocin. Có khả năng chi phối tình dục ở nam giới.
- Peptide giúp diệt khuẩn và bảo vệ cơ thể trước những tác nhân bên ngoài.
- Các gen giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.
Cá ngựa thường được thu hoạch vào mùa hạ và mùa thu. Người ta có thể sử dụng toàn thân hải mã sau khi đã loại bỏ ruột.
Cách chế biến: Rửa sạch cá, bỏ đi ruột và lớp màng da bên ngoài. Cuối cùng đem cá đi phơi hoặc sấy khô. Cá ngựa thường được dùng ở dạng khô. Được cột lại thành từng cặp, gồm một con đực và một con cái.
Các thành phần hóa học trong cá ngựa
Cá ngựa vằn đổi màu để hút bạn tình
Một nghiên cứu mới phát hiện, cá ngựa vằn cũng biết chau chuốt vẻ bề ngoài bằng cách đổi màu để thu hút bạn tình. Cá ngựa vằn – loài cá cảnh được nuôi phổ biến trong các hộ gia đình – thường không biểu hiện bất kỳ khác biệt nào về màu sắc giữa con đực và con cái, ít nhất đối với mắt người. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Thú y ở Vienna, Áo đã khám phá ra những thay đổi rất nhỏ về giới tính ở loài cá này trong thời kỳ giao phối.
Theo trang Live Science, các nhà khoa học đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm chụp ảnh, sử dụng phần mềm máy tính và trực tiếp quan sát bằng mắt, để nghiên cứu về những đặc điểm màu sắc của cá ngựa vằn, ở cả giống nuôi nhốt và giống sống hoang dã, khi chúng tương tác với nhau trong ngày cũng như khi tìm bạn tình và đẻ trứng.
Họ phát hiện, cả cá đực và cá cái đều chuyển màu sọc trên da theo hướng đậm và tươi sáng hơn chỉ vào mùa giao phối và một số khác biệt về giới tính biểu hiện qua các sọc này cũng chỉ trở nên dễ nhận biết hơn vào thời điểm này.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu quan sát thấy, những con cá ngựa vằn đực sở hữu lớp áo sặc sỡ và nổi bật hơn dường như ve vãn bạn tình nhiều hơn các bạn đồng giới trông kém bắt mắt hơn. Điều này hé lộ, việc nhuộm màu cơ thể đóng một vai trò nhất định trong hoạt động giao phối của loài cá cảnh.
Toàn bộ nghiên cứu trên vừa được đăng tải trên tạp chí Ethology.
Cá ngựa vằn đổi màu để hút bạn tình
Cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai
Sau khi các cặp cá ngựa giao phối, cá ngựa đực phải làm công việc nặng nhọc đó là mang thai chứ không phải cá ngựa cái.
Đặc biệt hơn, các nhà khoa học trước đó vẫn chưa biết làm thế nào những phôi thai của cá ngựa con được nuôi dưỡng.
Gần đây, trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Sinh lý học so sánh, các nhà nghiên cứu tuyên bố đã phát hiện ra bí mật đằng sau việc cá ngựa đực mang thai. Thực sự những người cha chăm chỉ nhất trong thế giới tự nhiên này đã nuôi rất nhiều con của chúng.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là Zoe Skalkos đến từ Đại học Sydney (USYD) với sự hợp tác của tiến sĩ James Van Dyke tại Đại học La Trobe và tiến sĩ Camilla Whittington từ Trường Khoa học Đời sống và Môi trường của USYD. Nhóm nghiên cứu này đã bổ sung thêm sức nặng cho các bằng chứng di truyền hiện có về vai trò của cá ngựa đực trong việc nuôi dưỡng phôi thai đang phát triển. Đây cũng là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về khái niệm cha truyền chất dinh dưỡng cho con.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã so sánh trọng lượng khô của trứng cá ngựa hoặc trứng vừa được thụ tinh, với trứng của những con sơ sinh đã phát triển đầy đủ và xem xét hàm lượng lipid từ khi bắt đầu đến kết thúc quá trình phát triển của phôi.
Kết quả cho thấy nguồn tài nguyên đang được sử dụng hết bởi các phôi đang phát triển có nguồn gốc từ cá ngựa đực. Cá ngựa thuộc một nhóm được gọi là cá syngnathid, cùng với cá ống và rồng biển, chúng là loài động vật có xương sống duy nhất được khoa học biết đến có biểu hiện “mang thai đực” kì lạ.
Cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai
Những đặc điểm nhận biết loài cá ngựa
Phần đầu của hải mã rất giống như đầu của con ngựa. Phía trên đỉnh đầu có một vài gai to và mọc nhô lên cao. Tên gọi cá ngựa của chúng cũng được xuất phát từ chính đặc điểm cơ thể này. Loài cá này có chiều dài trung bình rơi vào khoảng từ 15-20cm. Thân hình hơi dẹt và phình ra ở bụng. Đường kính dài từ 2–4cm.
Phần xương đầu của chúng có nhiều mấu lồi và gai nhọn. Các vòng xương chạy từ phần thân cho đến hết phần đuôi. Miệng chúng nhỏ, có hình ống và không có răng. Hai mắt trũng sâu, có thể di chuyển độc lập với nhau. Đặc biệt, hải mã đực sẽ có bụng phần đuôi mang túi ấp trứng. Túi này được tạo nên bởi hai nếp da.
Hải mã đã được xếp vào danh sách những động vật sắp nguy cấp trong sách đỏ thế giới. Đó là lý do chúng ngày càng trở nên quý hiếm và vô cùng đắt đỏ.
- Tên khoa học là Hippocampus.
- Tên gọi khác: Hải mã, thủy mã, hải long.
- Thuộc họ: Syngnathidae.
Hải mã thường có màu nâu, đen hoặc vàng nhạt, mùi hơi tanh. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi sinh sống mà hải mã sẽ có kích thước, màu sắc và hình dáng khá đa dạng.
Những đặc điểm nhận biết loài cá ngựa
Tim cá ngựa vằn có thể tự “mọc” lại
Khi một phần tim của cá ngựa vằn bị cắt đi, tế bào gốc ở tim sẽ kết hợp với lớp tế bào trên bề mặt vết thương để tạo ra những mô mới, thay thế cho phần đã mất, các nhà khoa học Mỹ cho biết. Đây là phát hiện của các chuyên gia y khoa tại Đại học Duke, bang North Carolina, Mỹ.
Ở động vật có vú, bao gồm cả con người, cơ tim có rất nhiều giới hạn trong việc hồi phục sau tổn thương. Sau cơn nhồi máu cơ tim, hàng triệu các tế bào cơ tim (cardiomyocytes) chết đi và được thay thế vào đó là một vết sẹo. Không giống động vật có vú, các động vật có xương sống khác có thể phục hồi tốt hơn từ các tổn thương tim. Cụ thể, trường hợp của một vài loài cá, bao gồm cả cá ngựa vằn, được các nhà khoa học sử dụng như mô hình động vật để nghiên cứu y sinh học vì chúng có chung phần lớn các gene với con người.
Với tên khoa học là Danio rerio, cá ngựa vằn không chỉ là một giống cá nước ngọt nhỏ, một loài cá cảnh được ưa chuộng mà còn là mẫu sinh vật tái tạo có xương sống quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Nếu một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ tái tạo một quả mới để thay thế. Cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số tác nhân tăng trưởng sẽ hỗ trợ những tương tác giữa tế bào gốc và lớp tế bào bảo vệ khi tim cá ngựa vằn bị tổn thương. Từ trước tới nay, giới khoa học vẫn tin rằng, tất cả động vật có xương sống đều có khả năng tái tạo tế bào tim; nhưng vì những lý do nào đó, khả năng này lại “ngủ yên” ở loài người và động vật có vú. Việc phát hiện ra nguyên nhân của tình trạng “ngủ yên” này có thể dẫn tới sự ra đời của những biện pháp phục hồi mô tim bị tổn thương bởi bệnh tật.
“Trong tim của động vật có vú có rất nhiều loại tế bào gốc, nhưng nó lại không có khả năng tự tái tạo khi bị tổn thương”, Kenneth Poss, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Ngược lại, tim của cá ngựa vằn tự hồi sinh mạnh mẽ khi bị tổn thương. Những nghiên cứu trong tương lai về loài cá ngựa vằn có thể giúp tìm ra nguyên nhân tại sao chức năng tự tái tạo lại không hoạt động ở tim động vật có vú và những biện pháp để đánh thức khả năng ấy.
Nếu như gan người có thể tự tái tạo còn các loại bò sát hay lưỡng cư có thể tự mọc lại đuôi thì khả năng tái tạo tim của cá ngựa vằn đi đầu trong việc nghiên cứu về sự phát triển của tim mạch. Tuy nhiên, tim của loài cá này lại vô cùng đặc biệt bởi chúng chỉ có một tâm nhĩ và một tâm thất đồng thời có tới hai cấu trúc khác hoàn toàn so với tim người.
Đối với các loài động vật khác thì quả tim làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên với cá thì các xoang ở sống lưng vận chuyển dưỡng khí qua lại giữa tâm thất và tâm nhĩ. Tâm thất càng mỏng thì tường động mạch càng dày và máu được bơm lên tâm nhĩ càng nhanh.
Tim cá ngựa vằn có thể tự “mọc” lại
Một số loài cá ngựa phổ biến
Một số loài hải mã phổ biến có thể kể đến như. Cá ngựa đen, cá ngựa nhỏ, cá ngựa mõm ngắn, cá ngựa gai dài, cá ngựa chấm, cá ngựa đầu ngắn. Cá ngựa vằn, cá ngựa thân trắng, cá ngựa mõm dài,…
Loài hải mã có một điểm vô cùng đặc biệt, đó là cá đực sẽ đảm nhiệm vai trò mang thai. Khi giao phối, cá cái sẽ gửi khoảng 1500 trứng vào túi ấp trứng của cá đực. Sau thời gian 9–45 ngày, cá ngựa con sẽ nở, ra ngoài và bắt đầu chu kỳ sinh trưởng. Sau vài giờ hoặc vài ngày, cá đực lại tiếp tục giao phối và mang trứng.
Phân biệt hải mã đực và cái:
- Hải mã đực thường dài và to hơn con cái.
- Thân cá cái có nhiều gai hơn, có màu sáng và ít gai.
- Cá đực có phần bụng phình to hơn.
Hải mã được chia thành nhiều loại với những đặc điểm riêng biệt sau:
- Cá ngựa đen: toàn thân có màu đen tuyền, xuất hiện nhiều ở vùng biển Ấn Độ Dương. Và một số tỉnh thành Bắc Trung Bộ ở Việt Nam.
- Cá ngựa gai: toàn thân màu nâu nhạt, trên đầu có những chiếc gai lớn. Được xem là loài có giá trị cao về tính thẩm mỹ và khoa học. Chúng thường tập trung nhiều ở các nước Châu Á.
- Cá ngựa Indonesia: còn gọi là cá ngựa chúa. Xuất hiện chủ yếu ở các bờ vịnh và biển ở nước Indonesia. Cá ngựa chúa có chiều dài lên đến 30cm và kích thước tương đối lớn. Loài cá này có tác dụng bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý cho nam giới.
- Cá ngựa trắng: là loại cá ngựa có kích thước lớn nhất trên thế giới. Với chiều dài lên tới 30–35cm. Toàn thân chúng được bao phủ bởi một màu trắng sữa rất đẹp với các vi lấp lánh. Chúng được xem là loại hải mã quý hiếm nhất. Về giá trị kinh tế cũng như là khả năng chữa bệnh.
- Cá ngựa xương: toàn thân chúng là những đốt xương sắc bén. Có công dụng tăng cường sinh lý nam rất tốt. Tập trung chủ yếu ở môi trường nước ngọt, tại các nước Đông Nam Á.
Một số loài cá ngựa phổ biến
Đặc điểm môi trường sống
Cá Ngựa được tìm thấy ở hầu hết các vùng biển, nhưng số lượng nhiều nhất là ở các vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới nóng. Môi trường sống thích hợp của chúng là ở những nơi có độ che phủ cao như ở trong san hô hoặc các khu rừng ngập mặn.
Vùng biển Thái Bình Dương là nơi có nhiều loài cá Ngựa sinh sống nhất, cụ thể là 4 loài. Vùng Đại Tây Dương có 2 loài cá Ngựa, trong đó có loài cá Ngựa lùn vô cùng nổi tiếng về tốc độ di chuyển cực chậm. Ở khu vực Địa Trung Hải thì tìm thấy 3 loài cá Ngựa sinh sống. Các khu vực khác trên trái đất thì chỉ có rải rác 1 đến 2 loài cá Ngựa phổ biến sinh sống.
Cá Ngựa là một trong những loài cá có kích thước nhỏ. Chính vì vậy thức ăn của chúng là một số loài động vật nhỏ thuộc lớp giáp xác sống ở gần mặt nước.
Các loài tôm nhỏ thậm chí là cả các loài động vật không xương sống (ấu trùng) sinh sống ở những vùng nước tù. Cách bắt con mồi của cá Ngựa cũng gần giống với các loài cá khác. Khi nhìn thấy và xác định được con mồi cần bắt, cá Ngựa sẽ ẩn nấp và chờ đợi cơ hội dùng lực ở đôi vây và đuôi để đẩy cơ thể của chúng đến và bắt gọn con mồi.
Đặc điểm môi trường sống
Những công dụng hữu ích của cá ngựa
Nhờ các thành phần hóa học kể trên mà sự thật là hải mã đem đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Theo Y học cổ truyền, hải mã có tính ấm và không độc, vị ngọt mặn. Có thể đi trực tiếp vào gan thận. Hải mã khô có tác dụng ôn thận, điều khí hoạt huyết. Kích thích sinh lý, tráng dương. Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng enzyme. Đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tổng hợp ra prostaglandin.
Chất này có giúp kích thích tiết hormone oxytocin, kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới. Do đó, cá ngựa khô thường được sử dụng cho các trường hợp nam giới bị di tinh, liệt dương,… Hải mã thường chế biến bằng cách ngâm rượu. Để đảm bảo phát huy công dụng một cách tối ưu.
Cá ngựa còn được sử dụng để điều trị triệu chứng hen phế quản, thở khò khè ở trẻ nhỏ. Các phương thuốc chế biến từ cá ngựa là một liệu pháp hiệu quả. An toàn và không có tác dụng phụ. Đặc biệt, bạn có thể kết hợp ngay cả khi dùng thuốc tây hoặc đông y với liều lượng thích hợp.
Bên cạnh đó hải mã còn có giúp điều trị một số bệnh khác như:
- Viêm sưng hạch
- U bướu ở vùng bụng.
- Viêm thận mãn tính.
Những công dụng hữu ích của cá ngựa
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về cá ngựa. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc.
Đăng bởi: Khánh Vân Hồ
Từ khoá: 14 Sự thật thú vị nhất về loài cá ngựa