Sự khác biệt giữa các thiết bị âm thanh phòng thu và âm thanh sân khấu

Sự khác biệt giữa các thiết bị âm thanh phòng thu và âm thanh sân khấu

Âm thanh trong phòng thu và âm thanh sân khấu đều đỏi hỏi những thiết bị và yêu cầu khác nhau. Vậy sự khác biệt giữa các thiết bị âm thanh phòng thu và thiết bị âm thanh sân khấu là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1Đặc điểm cơ bản của thiết bị âm thanh phòng thu

Thiết bị âm thanh phòng thu cơ bản bao gồm : micro, pre, sound, monitor, CPU và các phần cứng hỗ trợ mix.

Mỗi thiết bị đều có chức năng và đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu riêng trong phòng thu để tạo ra được âm thanh chất lượng nhất.

  • Micro có nhiệm vụ từ đầu nguồn vào, micro càng tốt, âm thanh càng hay, càng bắt được những tần số dễ nghe của giọng hay cũng như nhạc cụ sắc nét hơn .
  • Pre có nhiệm vụ xử lý tần số của giọng hát, làm đều tiếng từ nhiệm vụ ban đầu.
  • Sound là công đoạn cuối cùng trước khi đưa vào máy tính, có chip xử lý âm thanh càng mạnh thì âm thanh càng hay.
  • CPU là công đoạn ghi lại âm thanh từ phầm mềm, còn tùy thuộc vào phầm mềm thu âm chuyên nghiệp, máy tính mạnh thì mọi thao tác của bạn sẽ nhanh nhẹn, mượt mà hơn.
  • Loa Monitor làm nhiệm vụ kiểm âm, phát ra âm thanh trung thực, không chênh lệch nhiều về độ lợi giữa các phổ tần cao, trung và thấp.
  • Trong phòng thu thường kén chọn các loại headphone vì là thiết bị không thể thiếu khi thu âm và kiểm soát lại khi hòa âm sau khi thu.

Sự khác biệt giữa các thiết bị âm thanh phòng thu và âm thanh sân khấu

2Đặc điểm cơ bản của thiết bị âm thanh sân khấu

Một số thiết bị cơ bản cần có trong dàn âm thanh sân khấu gồm:

  • Speakers (loa): Có tác dụng truyền tải âm thanh đã qua xử lý đến với tai người nghe. Bao gồm 3 loại loa chủ yếu đó là: loa chính, loa siêu trầm, loa đặc thù hướng về phí người đứng trên sân khấu.
  • Mixer(bộ điều chỉnh): Được coi là bộ phận quan trọng của hệ thống âm thanh. Bởi tất cả các thiết bị đầu vào (microphone, laptop, DVD ) và thiết bị đầu ra ( amply, công suất, tai nghe, loa,…) của âm thanh đều được đi qua bàn xử lý mixer.
  • Thiết bị hỗ trợ xử lý tín hiệu: bộ vang echo, com khống chế tín hiệu và tần số của âm thanh ra, equalizer điều chỉnh dải tần âm thanh.
  • Microphone: Quyết định đến việc tốt hay dở của một hệ thống âm thanh. Giúp thu âm thanh của người nói đến bộ phận và truyền tín hiệu qua dây dẫn để đến bộ phận mixer xử lý.
  • Tủ điện, hệ thống điện: Đảm bảo cho các thiết bị âm thanh hoạt động và được bảo vệ trong suốt quá trình sử dụng. Hệ thống cung cấp điện cần ổn định, đáp ứng được công suất sử dụng của các thiết bị.

Người ta chia âm thanh sân khấu thành hai dạng: dàn âm thanh sân khấu trong nhà và dàn âm thanh sân khấu ngoài trời. Mỗi thiết bị đều có chức năng và đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu riêng trong phòng thu để tạo ra được âm thanh chất lượng nhất.

Thiết bị âm thanh sân khấu ngoài trời:

  • Chú trọng về các thiết bị xử lí tạo vang.
  • Sử dụng phổ biến những loại loa có công suất lớn.
  • Chú trọng đầu tư vào các thiết bị xử lý âm thanh.

 âm thanh sân khấu ngoài trời

Thiết bị âm thanh sân khấu trong nhà:

  • Sử dụng rộng rãi cả trong các buổi họp hành, hội thảo.
  • Có hệ thống loa vệ tinh đi kèm.
  • Có các micro cổ ngỗng.
  • Không quan trọng các thiết bị xử lý tạo vang.

âm thanh sân khấu trong nhà:

3Sự khác biệt giữa thiết bị âm thanh phòng thu và âm thanh sân khấu

Âm thanh phòng thu

Âm thanh sân khấu
Thời gian xử lý

Có thể xử lý sau khi thu âm, dùng các phần mềm của máy vi tính để xử lý lại âm thanh (thời gian chỉnh lâu hơn)

Xử lý theo thời gian thực
Yêu cầu về thiết bị

– Cần các thiết bị thông minh, tinh vi, loa monitor của phòng thu cần trung thực

– Thường dùng micro Condenser, có phổ tần rộng hơn, độ nhạy, hướng tính dễ điều khiển

– Các thiết bị xử lý âm thanh (effect, Compressor, đàn keyboard) và thiết bị phụ trợ thường đa năng, cầu kỳ

Cần thiết bị có công suất rất lớn, nghe rõ và hiệu quả cao, dễ sử dụng và đơn giản hơn so với phòng thu
Độ cách âm

Độ cách âm và độ vang thiết kế kỹ lưỡng, độ ồn càng thấp càng tốt

Cho phép độ ồn cao và có độ vang vừa phải

Cách bố trí

Ưu tiên cho kỹ thuật và quan tâm đến thẩm mỹ

Tự do bố trí, sao cho thuận tiện nhất
Xem thêm:

  • Mạch công suất âm thanh là gì và những điều cần biết về chúng
  • Cách phân biệt các dàn âm thanh hiện nay
  • 3 lỗi thường gặp khi sử dụng dàn karaoke và cách khắc phục hiệu quả

Trên đây là sự khác biệt giữa các thiết bị âm thanh phòng thu và thiết bị âm thanh sân khấu. Nếu bạn có thắc mắc gì cần giải đáp thì cứ để lại bình luận phía bên dưới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *