Đối với lứa tuổi mầm non, những trò chơi dân gian không những giúp rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy được tối đa khả năng phản xạ, phán đoán và cả tư duy logic… Thế nên, các cô giáo còn chờ gì nữa mà không hướng dẫn trẻ những trò chơi dân gian cực kỳ bổ ích này. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
- Trò chơi “bịt mắt bắt dê”
- Trò chơi tay cầm tay
- Trò chơi: Nhảy tiếp sức.
- Trò chơi: Chạy tiếp cờ
- Trò chơi lộn cầu vồng
- Trò chơi tranh ghế
- Trò chơi Bánh xe quay
- Trò chơi: Chuyền bóng bằng 2 chân
- Trò chơi: Ném bóng vào rổ
- Trò chơi chuyền bóng
- Trò chơi mèo đuổi chuột
- Trò chơi đua rết
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây
- Trò chơi đổ nước vào chai
- Trò chơi: Trốn tìm
- Trò chơi: Lăn bóng theo đường dích dắc
- Trò chơi đi bộ 3 chân
- Trò chơi kéo co
- Trò Chơi: chuyền thun
Trò chơi “bịt mắt bắt dê”
Bịt mắt bắt dê là trò chơi tập thể mang lại cho trẻ những tiếng cười vui vẻ, thư giãn sau giờ học ở trường căng thẳng, đồng thời rèn luyện khả năng nghe xác định phương hướng của trẻ.
Ở Việt Nam, bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian quen thuộc với bao thế hệ. Không ai rõ trò chơi này có tự bao giờ, chỉ biết rằng nó có từ thời xa xưa và còn lưu truyền cho đến ngày nay. Những trẻ từ 3-5 tuổi trở lên thì phù hợp với trò chơi này vì nó yêu cầu trẻ phải di chuyển linh hoạt và nói được các từ rõ ràng. Trò chơi này tất cả mọi người đều chơi được, không phân biệt gái, trai.
Cách chơi: Cả nhóm cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, khăn bịt mắt, những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng.
Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho đến khi người đó hô “đứng lại” thì phải đứng lại không được di chuyển, lúc này người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển.
Trò chơi “bịt mắt bắt dê”
Trò chơi “bịt mắt bắt dê”
Trò chơi tay cầm tay
Tay cầm tay là trò chơi rèn luyện khả năng ngôn ngữ của trẻ: nghe và hiểu lời nói của cô giáo và thực hiện theo hiệu lệnh đồng thời rèn luyện trí nhớ của trẻ.
Trò chơi này thường dành cho các em bé lớp mầm từ 2-3 tuổi để tăng khả năng tập trung và phản xạ của trẻ.
Cách chơi:
Tay cầm tay có thể chơi tập thể cả lớp, đứng thành vòng tròn. Trẻ đứng trong phòng hoặc ngoài sân. Cô nói theo yêu cầu của cô: “Tay cầm tay”, trẻ vừa thực hiện theo yêu cầu của cô (cầm tay nhau theo từng nhóm hai hoặc ba trẻ), vừa nhắc lại câu nói của cô. Cô nói tiếp; “Đầu chạm đầu”, từng nhóm hai hoặc ba trẻ chạm đầu vào nhau và nhắc lại câu nói đó.
Khi mới chơi, nếu trẻ chưa hiểu, cô hướng dẫn các động tác cho trẻ. Cô có thể nói nhiều câu khác như: “Mũi chạm mũi”, “Vai kề vai”, “Tay khoác tay”, “Chân chạm chân”, “Lưng tựa lưng”, “Bàn tay áp bàn tay”… để trẻ tập nói theo cô.
Nếu ai làm sai cả lớp có thể đưa ra 1 hình phạt đáng yêu như múa hoặc hát 1 bài hoặc làm những động tác theo yêu cầu của cô giáo và các bạn trong lớp.
Trò chơi tay cầm tay
Trò chơi tay cầm tay
Trò chơi: Nhảy tiếp sức.
Nhảy tiếp sức cũng là một trò chơi rèn luyện thể chất rất tốt dành cho các bé học mầm non. Trò chơi đơn giản nhưng đòi hỏi thể lực, sự khéo léo, tập trung và tinh thần đồng đội. Duy trì hoạt động này thường xuyên sẽ giúp bé khỏe mạnh, gắn kết với bạn bè và biết cách phối hợp làm việc nhóm với nhau
Các cô có thể cho trẻ nhảy tiếp sức chân không hoặc nhảy tiếp sức bằng bao bố. Khi tổ chức trò chơi, các cô cũng cần giám sát và chú ý đảm bảo an toàn cho bé.
Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh cháu thứ nhất nhảy lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ hai. Khi cháu thứ hai nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ, đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn thứ ba. Cháu nào nhảy xong xuống đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như thế cho đến hết, đội nào xong trước sẽ thắng cuộc. Đội nào thằng cuộc có thể dành được phần thưởng là một tràng pháo tay của các bạn hoặc một phần quà nhỏ để khích lệ động viên.
Trò chơi: Nhảy tiếp sức.
Trò chơi: Nhảy tiếp sức.
Trò chơi: Chạy tiếp cờ
Chạy tiếp cờ là trò chơi dân gian, trò chơi này được lưu truyền miệng qua nhiều thế hệ trẻ em. Nó tồn tại nhiều năm, không ai biết rõ chạy tiếp cờ có từ bao giờ và do ai sáng tạo ra.
Chạy tiếp cờ là trò chơi yêu cầu phải có hoạt động chạy, do đó để tổ chức trò chơi cần mặt sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ an toàn cho tất cả người chơi. Diện tích đủ rộng để người chơi chạy thoải mái, không va vào nhau, không có các chướng ngại vật có thể khiến vấp ngã. Không gian chơi thích hợp là sân chơi, sân tập thể dục.
Trò chơi Chạy tiếp cờ là trò chơi tập thể, không giới hạn số lượng người chơi, không phân biệt giới tính độ tuổi. Tuy nhiên, số lượng người chơi đảm bảo có thể chia đều tối thiểu là 2 đội, với số lượng bằng nhau và cân bằng về sức khỏe để đem đến sự cạnh tranh công bằng cho trò chơi.
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, xếp thành hàng dọc. Hai trẻ đầu hàng cầm cờ. Khi có hiệu lệnh của cô thì chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và chạy về cuối hàng. Khi nhận được cờ trẻ thứ hai phải chạy ngay lên và vòng qua ghế, rồi về đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như thế đội nào hết lượt trước là thắng cuộc.
Trò chơi: Chạy tiếp cờ
Trò chơi: Chạy tiếp cờ
Trò chơi lộn cầu vồng
Cũng giống như bao trò chơi dân gian khác, không ai biết chắc chắn lộn cầu vồng có từ khi nào, ai sáng tạo ra,… Trò chơi này được nhiều thế hệ trẻ con yêu thích, truyền miệng nhau bài đồng dao và tồn tại trong thời gian dài. Có khi không biết chơi nhưng trẻ vẫn thuộc bài đồng dao này và cùng hát với nhau làm rộn rã cả một góc nhỏ.
Lộn cầu vồng là trò chơi tập thể, bao nhiêu người tham gia cũng được, không giới hạn số lượng. Tuy nhiên, vì phải chơi theo cặp nên số người chơi phải là số chẵn nếu không sẽ bị lẻ một người.
Cách chơi: Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau tay đu đưa sang hai bên theo nhịp, mỗi lần đưa tay sang là ứng dụng với một tiếng:Lộn cầu vồngNước trong nước chảyCó cô mười bảyCó chị mười baHai chị em taRa lộn cầu vồng
Đọc đến câu cuối cùng, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc hai lần, cách vung tay cũng giống như lần một, đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu.
Trò chơi lộn cầu vồng
Trò chơi lộn cầu vồng
Trò chơi tranh ghế
Trò chơi tranh ghế là một trong những trò chơi với âm nhạc được các bé vô cùng ưa thích. Nhảy theo nhạc và tranh ghế là trò chơi âm nhạc giành cho trẻ mầm non vừa giúp bé phản xạ nhanh, năng động, lại biết thêm nhiều bài nhạc hay.
Trò chơi này cũng không cần chuẩn bị dụng cụ gì nhiều, chỉ cần vài chiếc ghế, bục hoặc đệm ngồi là đã có thể bắt đầu trò chơi. Tranh ghế có thể chơi được nhiều người nhưng với trẻ mầm non để tăng sự hứng thú thì chỉ nên chơi với 3 đến 5 bé trong 1 lượt để tránh gây nhàm chán.
Cách chơi: Chỉ khoảng 3 bé trở lên là đã đủ chơi trò chơi này. Cô hoặc ba mẹ sẽ chuẩn bị số ghế ít hơn số bé chơi để các con tranh ghế với nhau. Khi bật nhạc, các bé sẽ nhún nhảy tự do hoặc nhảy theo vòng tròn tùy yêu cầu người quản trò. Sau khi nhạc dừng hoặc nhận được tín hiệu vỗ tay, dậm chân,… của ba mẹ hay cô các bé sẽ tìm một ghế còn trống để ngồi vào.Những ai không ngồi được vào ghế khi trò chơi kết thúc sẽ thua, bạn cũng có thể tìm ra bé thắng cuộc bằng cách chơi nhiều vòng và loại dần các bé không tìm được ghế. Để trò chơi thêm phần thú vị và hấp dẫn, cô hay mẹ có thể đưa ra phần thưởng cho bé thắng cuộc cuối cùng.Như vậy với trò chơi này, bạn cũng chỉ cần chuẩn bị một vài chiếc ghế và các bài nhạc hay để bé rèn luyện thêm khả năng nhún nhảy của mình.
Trò chơi tranh ghế
Trò chơi tranh ghế
Trò chơi Bánh xe quay
Bánh xe quay là trò chơi dân gian có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trên thực thế không ai rõ trò chơi này bắt nguồn từ đâu và ra đời trong khoảng thời gian nào. Chỉ biết rằng nó đã gắn liền và ghi dấu trong tiềm thức của bao người Việt.
Trò chơi này phù hợp với các bé mầm non và các bé tiểu học. Không phân biệt giới tính, cả bé trai và bé gái đều chơi được.Vì là trò chơi tập thể nên số lượng người chơi không giới hạn, càng nhiều bé chơi càng vui. Tuy nhiên, cần tối thiểu 6-8 bé để ghép thành vòng tròn. Vì bánh xe quay là trò chơi vận động nên cần một địa điểm đủ rộng, bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho các bé chơi (lớp học, sân trường, thảm cỏ,…). Càng nhiều trẻ chơi thì diện tích càng lớn, đảm bảo đủ chỗ đứng cho mọi người để không va vào nhau.
- Chia trẻ làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 – 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. (Trẻ nói “kít” và dừng lại như xe bị hãm phanh (thắng xe)). Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.
Yêu cầu: Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần chơi nghỉ 3 phút, mỗi lần đổi chiều quay khác nhau để trẻ không bị chóng mặt.
Trò chơi Bánh xe quay
Trò chơi Bánh xe quay
Trò chơi: Chuyền bóng bằng 2 chân
Chuyền bóng bằng chân là trò chơi vận động vui nhộn thường được tổ chức trong các dịp hội trường hay kỉ niệm để thi đua giữa các lớp. Đối với trẻ mầm non, trò chơi rèn luyện được sự khéo léo, tỉ mỉ đồng thời cũng rèn luyện cơ bắp, cơ thể khỏe khoắn và dẻo dai hơn.
Chuyền bóng bằng 2 chân có thể chơi trong lớp học hoặc ngoài trời. Nếu chơi ngoài trời cần chọn chỗ râm mát và có thảm để phục vụ trò chơi. Các bé lớn sẽ phù hợp với trò chơi này hơn vì yêu cầu sự khéo léo và dẻo dai. Chỉ cần 2 đội chơi, vài quả bóng là có thể bắt đầu trò chơi.
Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc. Cháu nọ cách cháu kia 0,5 – 0,6 m. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thì cháu đầu tiên dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm xuống gập chân phía trước, chuyển bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Những bạn đằng sau dùng bàn chân giữ bóng và chuyền tiếp cho đến hết. Cháu cuối cùng lấy bóng bằng 2 tay và chạy đứng lên phía đầu hàng. Đội nào xong trước là thắng cuộc.
Trò chơi: Chuyền bóng bằng 2 chân
Trò chơi: Chuyền bóng bằng 2 chân
Trò chơi: Ném bóng vào rổ
Cũng giống như nhiều trò chơi vận động khác, ném bóng vào rổ là trò chơi vận động đòi hỏi sự phối hợp khéo léo các bộ phận và phối hợp lẫn nhau trong một nhóm. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ và tính kỷ luật trong các hoạt động tập thể.
Đây là trò chơi tập thể nên càng đông sẽ càng vui, không giới hạn số lượng, trai gái hay độ tuổi. Chỉ cần một vài quả bóng và vài chiếc rổ là trò chơi có thể được triển khai. Trò chơi này không cần không gian quá lớn nên có thể tổ chức trong lớp học hay ngoài trời đều được.
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau. Trẻ đầu hàng của 2 đội chạy lên cầm bóng vào rổ rồi nhặt bóng đem về đưa cho bạn đứng phía sau mình và về cuối hàng đứng và bạn cầm bóng tiếp tục lên ném. Cứ thế lần lượt từng trẻ lên ném cho đến khi đội của mình hết. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ sẽ chiến thắng. Vì thế trò chơi không chỉ đòi hỏi sự khéo mà còn cần tính kỷ luật cao.
Trò chơi: Ném bóng vào rổ
Trò chơi: Ném bóng vào rổ
Trò chơi chuyền bóng
Đối với trẻ nhỏ, các trò chơi vận động có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển thể chất, phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng tập trung. Trong số đó, nổi bật nhất là trò chơi chuyền bóng.
Trò chơi chuyền bóng là trò chơi vận động, vì vậy không gian chơi cần phải rộng rãi, thoáng mát, đủ chỗ chơi cho người chơi. Trò chơi chuyền bóng không giới hạn số lượng người tham gia, giới tính hay độ tuổi. Số lượng người chơi sẽ được chia thành các nhóm có số người chơi bằng nhau. Để đảm bảo trò chơi diễn ra dễ dàng hơn, nên tạo các nhóm người chơi có cùng chiều cao để việc chuyền bóng dễ thực hiện hơn.
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau, trẻ đầu hàng của mỗi đứng trước vạch xuất phát, kẹp bong bóng giữa hai chân, khi có hiệu lệnh của cô thì nhảy nhanh về đích để bóng vào rổ rồi chạy về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp thực hiện như bạn trước, cứ thế đội nào chuyển được nhiều bóng vào rổ hơn thì chiến thắng. Lần 2 cho trẻ chơi 2 cùng đâu lưng nhau kẹp quả bóng vào giữa và chuyển về đích, đội nào chuyển nhiều hơn chiến thắng.
Trò chơi chuyền bóng
Trò chơi chuyền bóng
Trò chơi mèo đuổi chuột
Mèo đuổi chuột từ lâu đã trở thành trò chơi được các cô dạy cho bé từ thuở mẫu giáo với những hoạt động vui nhộn, rèn luyện sự nhanh nhẹn, đoàn kết. Với luật chơi dễ dàng, thích hợp cho nhiều lứa tuổi, Mèo đuổi chuột phổ biến khắp các tỉnh thành Việt Nam, trở thành món ăn tinh thần cho mọi đứa trẻ.
Mèo đuổi chuột thường không giới hạn số lượng người tham gia, tuy nhiên để cuộc chơi của bạn có tổ chức số lượng nên từ 5 – 20 người. Mọi người được phổ biến luật trước khi chơi để trò chơi diễn ra thuận lợi. Do đó thích hợp nhất với các bé trên 4 tuổi.
Cách chơi: Trò chơi sẽ chia ra 3 phe: chuột, mèo và các bạn đóng vai làm hang. Khi này, các bạn làm hang sẽ nắm tay nhau thành một vòng tròn, Chuột và Mèo sẽ quay lưng đứng giữa vòng. Quản trò sẽ hô “bắt đầu” và mọi người cùng hát bài Chuột và Mèo để mèo bắt đầu đuổi chuột. Kết thúc bài ca Mèo Chuột khi nãy hát, tất cả mọi người ngồi xuống. Nếu mèo không bắt được chuột sẽ được coi là thua cuộc và đổi vai cho người khác.
Trò chơi mèo đuổi chuột
Trò chơi mèo đuổi chuột
Trò chơi đua rết
Trò chơi đua thuyền trên cạn (đua rết) là trò chơi tập thể, chia thành các đội. Vì vậy số lượng người chơi càng đông càng vui, mỗi đội từ 5 -10 người là hợp lý nhất. Tuy nhiên các đội phải có quân số bằng nhau, nếu thiếu đi một người, hoặc thừa một người cũng sẽ không đảm bảo tính công bằng của trò chơi. Có thể là trái gái xen kẽ nhưng nên phân chia đồng đều.Không gian chơi
Do là trò chơi có tính vận động, vì vậy nên tìm không gian chơi cần rộng rãi, thoáng mát. Ngoài ra, trò chơi có hoạt động chơi ngồi bệt xuống đất, vì vậy bề mặt sân chơi cần được dọn sạch sẽ, không có vật nhọn. Các không gian chơi phù hợp nhất cho trò chơi là: Sân cỏ, sân trường, sân chơi, bãi biển.
Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, bạn phía trước đưa tay trái ra phía sau vịnh chân trái của bạn phía sau co lên, bạn phía sau vịnh tay phải lên vai bạn phía trước, đồng thời đưa tay trái ra sau vịnh chân của bạn nữa, bạn phía sau co chân trái lên cho bạn đứng phía trước vịnh vào, cứ vịnh như thế cho đến cuối hàng. Khi có hiệu lệnh đua cả hai đội nhảy nhanh về đích, đội nào tiến nhanh về đích trước chiến thắng.
Trò chơi đua rết
Trò chơi đua rết
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là trò chơi thân thuộc với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Trò chơi rồng rắn lên mây góp phần rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo trong di chuyển, phát huy khả năng ngôn từ, ứng xử cho trẻ.
Trò chơi rồng rắn lên mây càng đông bạn tham gia sẽ càng sôi động và vui hơn. Một bạn sẽ đóng vai thầy thuốc, các bạn còn lại xếp thành một hàng dọc đứng nối với nhau và đối diện người thầy thuốc.
Rồng rắn lên mây đi lượn vòng vèo trước mặt thầy thuốc vừa đi vừa hát bài đồng dao rồng rắn lên mây. Đến câu cuối dừng trước mặt thầy thuốc và hỏi “Có thầy thuốc ở nhà không?”
- Thầy thuốc: Thầy không có nhà, thầy đang ngủ, đang đi chơi, đi xem phim
- Rắn: Lại đi tiếp và đọc lời ca đến khi thầy thuốc trả lời có nhà.
Sau đó đọc tiếp bài ca đến đoạn nghe rồng rắn trả lời tha hồ mà đuổi, thầy thuốc đứng dậy đuổi cho bằng được khúc đuôi (tức là người đứng cuối cùng trong hàng). Rồng rắn chạy, người đứng đầu cố cản thầy thuốc không cho thầy thuốc chạm vào đuôi của mình.
Các bạn cùng chạy nhảy, reo hò cho đến khi nào thầy thuốc chạm được vào đuôi của mình thì trò chơi kết thúc và bắt đầu lại từ đầu.
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Trò chơi đổ nước vào chai
Đổ nước vào chai là trò chơi không có gì mới lạ nhưng có nhiều cách chơi để các cô thoải mái sáng tạo. Các bé vô cùng thích thú với trò chơi này vì không chỉ đơn giản là một trò chơi mà các bé còn được thỏa mãn thú vui nghịch nước của mình.
Có nhiều phiên bản khác nhau của trò chơi như dùng tay, dùng muỗng hoặc dùng ca đổ nước vào chai. Tùy từng hoàn cảnh phù hợp mà giáo viên có thể linh động sử dụng các phương án chơi. Vì là trò chơi với nước nên cần tổ chức ngoài trời và giáo viên phải theo sát các bé để tránh trường hợp té ngã do trơn trượt.
Cách chơi: Giáo viên chia trẻ thành 2 đội có số người bằng nhau. Bạn đầu tiên lên vạch xuất phát lấy vật được chỉ định múc nước chạy nhanh về đích đổ nước vào chai rồi về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp tiếp tục chạy lên múc nước chạy về đích đổ vào chai, cứ tiếp tục như thế đội nào đội nào đổ nước đầy chai trước thì chiến thắng. Đây là trò chơi đòi hỏi sự khéo léo và phối hợp rất cao
Trò chơi đổ nước vào chai
Trò chơi đổ nước vào chai
Trò chơi: Trốn tìm
Trốn tìm là một trong những trò chơi dân gian được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích. Trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn mang tính gắn kết người chơi với nhau.
Trò chơi trốn tìm còn có tên gọi khác là ú tim. Không ai biết trò chơi trốn tìm do ai tạo ra, có từ bao giờ. Tên gọi và cách chơi được truyền miệng khắp mọi nơi, từ Bắc đến Nam, từ người này cho người khác, người lớn dạy trẻ con và chúng tự chơi với nhau,… cứ như vậy, nó lan rộng và tồn tại đến ngày nay.
Diện tích chỗ chơi rộng rãi và có nhiều góc kín để có chỗ ẩn nấp dễ dàng. Trốn tìm có thể chơi trong lớp hoặc ngoài sân trường. Diện tích không được nhỏ quá (sẽ rất dễ tìm) hay lớn quá (khó tìm và khiến trẻ bị mệt).
Cách chơi: Chọn 1 bạn đứng ở cạnh góc cây hoặc đồ chơi và nhắm mắt lại khoảng 2 – 3 phút, các trẻ còn lại tìm chỗ trốn. Trẻ mở mắt ra đi tìm lần lượt hết các bạn trốn, nếu tìm thấy bạn trốn phải chạy nhanh về chạm vào góc cây hoặc đồ chơi mà lúc nãy bạn đã nhắm mắt ở đó. Ai chạy về trước sẽ thắng.
Trò chơi: Trốn tìm
Trò chơi: Trốn tìm
Trò chơi: Lăn bóng theo đường dích dắc
Lăn bóng theo đường dích dắc là trò chơi vận động được nhiều trường mầm non tổ chức để rèn kĩ năng cho trẻ. Khi chơi trẻ sẽ rèn luyện kỹ năng phối hợp mắt, tay, chân; kỹ năng tập trung nghe theo hiệu lệnh của giáo viên đồng thời rèn luyện được tính khéo léo, kiên trì khi tập luyện.
Những trò chơi như thế này vừa rèn luyện thể chất vừa giúp các con hứng thú hơn với lớp học, đoàn kết với bạn bè. Dụng cụ để bắt đầu trò chơi cũng rất đơn giản. Các cô chỉ cần chuẩn bị những đồ vật nhỏ để tạo thành đường dích dắc và một vài quả bóng nhỏ là đã có thể bắt đầu trò chơi
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội đứng trước vạch xuất phát, trẻ đầu tiên lên lăn bóng theo đường dích dắc về đích rồi ôm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng về cuối hàng đứng, bạn đầu hàng tiếp tục thực hiện như trên. Khi thực hiện trò chơi, giáo viên tương tác với trẻ để trò chơi sôi động, hứng thú và có tính kỷ luật hơn.
Trò chơi: Lăn bóng theo đường dích dắc
Trò chơi: Lăn bóng theo đường dích dắc
Trò chơi đi bộ 3 chân
2 người 3 chân là trò chơi vận động thể chất vui nhộn, tạo sự hứng thú cho các bạn nhỏ và không khí sôi động trong lớp học. Đây là một trò chơi tập thể không cần chuẩn bị dụng cụ gì quá cầu kì, chỉ cần một sợi dây chun có khả năng đàn hồi linh hoạt và một không gian rộng rãi là trò chơi có thể bắt đầu.
Trò chơi này giúp cho trẻ rèn luyện thể chất, dẻo dai, khỏe khoắn hơn đồng thời cũng rèn khả năng giữ thăng bằng, tính kiên trì và sự phối hợp đồng đội cho trẻ. Các bé từ 2 đến 5 tuổi đều có thể tham gia trò chơi này. Những buổi học kỹ năng kết hợp học mà chơi chơi mà học sẽ tạo nên hứng thú học tập cho con trẻ.
Cách chơi: Các cô sắp xếp trẻ thành các đội chơi. Cho 2 trẻ buột chân lại với nhau (chân trái với chân phải), đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh đi thì 2 trẻ phối hợp với nhau đi nhanh đến đích. (chú ý khi đi trẻ phải giữ được thăng bằng). Ngoài ra các cô cũng có thể sáng tạo thành trò 3 người 4 chân hoặc 4 người 5 chân dành cho các bạn lớp mẫu giáo lớn tham gia.
Trò chơi đi bộ 3 chân
Trò chơi đi bộ 3 chân
Trò chơi kéo co
Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trò chơi này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Vì sự tiện lợi dễ dàng mà kéo co được mọi người yêu thích, tổ chức.
Cách chơi: Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.
Trò chơi kéo co
Trò chơi kéo co
Trò Chơi: chuyền thun
Chuyền thun là một trò chơi đòi hỏi rất cao sự khéo léo và kỹ năng phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Trò chơi thường được tổ chức trong lớp học và khi hội thao nhà trường để tăng khả năng gắn kết.
Đúng như tên gọi trò chơi chỉ cần chuẩn bị những sợi dây thun (dây nịt) là có thể bắt đầu. Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế bằng ống hút hoặc thanh bánh để đảm bảo an toàn cho các bạn nhỏ tuổi.
Cách chơi: Cách chơi truyền thun cũng vô cùng đơn giản. Giáo viên chia trẻ xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, trẻ đầu hàng chạy lên ngậm 1 đoạn ống hút hoặc chun vào miệng rồi tìm cách lấy sợi thun ở trên bàn (không dùng tay) đem về chỗ chuyền cho bạn kế bên, bạn kế bên tiếp tục chuyền xuống cho đến cuối hàng. Bạn cuối hàng đem sợi thun để vào rổ. Đội nào để được sợi thun vào rổ nhanh hơn thì thắng cuộc. Trò chơi đơn giản nhưng sự tương tác của các bé trong quá trình chơi sẽ tạo ra không khí vui vẻ.
Trò Chơi: chuyền thun
Trò Chơi: chuyền thun
Trên đây là danh sách các trò chơi dân gian, trò chơi vận động phát triển thể chất cho trẻ mầm non hay nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!
Đăng bởi: Văn Bùi
Từ khoá: 19 Trò chơi dân gian, trò chơi vận động phát triển thể chất cho trẻ mầm non hay nhất