Qua hình tượng “người trong bao”, Sê-khốp đã phê phán lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỷ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX. Từ đó nhà văn cũng muốn thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được”. Dưới đây là bài Soạn văn 11: Người trong bao, giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình tìm hiểu về tác phẩm.
1. Tìm hiểu về tác phẩm “Người trong bao”:
1.1. Tóm tắt:
Bê-li-cốp là một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp ở thành phố nhỏ nước Nga, ông nổi tiếng với phong cách ăn mặc hết sức đặc biệt. Quanh năm ông đều đi giày cao su, cầm ô và luôn luôn phải mặc thêm áo bành tô ấm cốt bông. Ông luôn để những dụng cụ cá nhân của mình vào một cái bao. Bê-li-cốp khát khao thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một vỏ bọc để ngăn cách bảo vệ bản thân không phải chịu những ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Vì nó là cuộc sống khiến Bê-li-cốp cảm thấy khó chịu và sợ hãi vì vậy, ông luôn có ý nghĩ không thực, luôn ngợi ca quá khứ, mơ tưởng về những thứ không tồn tại. Ngay cả ý nghĩa ông cũng sợ có người biết được, ông luôn cố giữ như cất giấu vào bao. Bê-li-cốp có thói quen rất kì quặc đó là đi hết nhà các giáo viên cùng dạy. Đến bất kỳ nhà nào, ông cũng kéo ghế ngồi rồi chẳng nói bất kỳ điều gì, chỉ nhìn xung quanh như đang tìm kiếm thứ gì đó, khoảng một giờ sau thì ông ra về. Ai cũng sợ ông, từ giáo viên đến
1.2. Giá trị nội dung:
– Qua hình tượng người trong bao tác giả phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.
– Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: Không thể sống mãi như thế được.
1.3. Giá trị nghệ thuật:
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt vừa châm biếm, mỉa mai, u buồn.
2. Soạn bài Người trong bao của Sê- khốp văn 11:
Câu 1(trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2):
– Cái chết của Bê-li-cốp: Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ, gây cho mọi người trong trong thành phố nơi hắn sống và làm việc không ít ngạc nhiên.
– Nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp:
+ Vì bị ngã đau, dẫn đến mắc bệnh nặng, lại không chịu đi chữa.
+ Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca, của mọi người, nhất là lời nói và hành động của Cô-va-len-cô.
– Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp khi hắn còn sống là sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc.
– Sau khi Bê-li-cốp chết, tuần đầu tiên người ta thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Nhưng rồi cuộc sống lại trở lại cái nhịp sống nặng nề, u ám, mệt nhọc, vô vị trước kia.
– Lối sống trong bao đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo
đức, văn hóa và tiến bộ Nga đương thời.
Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2):
Ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của hình ảnh “cái bao”.
– Nghĩa đen: Vật dùng để đựng, gói đồ vật, hàng hóa hình túi hoặc hình hộp.
– Nghĩa bóng: Lõi sống, tính cách của Bê-li-cốp.
– Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao, lối sống trong bao đã từng và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. Cả xã hội Nga, phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga chân chính.
* Chủ đề tư tưởng của truyện:
– Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao. Lối sống trong bao và tác hại của nó tới hiện tại
– Nguồn giải và tương lai của nước Nga.
– Lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ít kỷ, vô vị mãi thế được.
Câu 3 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):
– Nghĩa đen: vật dụng đựng hình túi hoặc hình hộp, một món đồ quen thuộc của Bê-li-cốp.
– Nghĩa bóng: Cách sống và tính cách của Bê-li-cốp
– Ý nghĩa tượng trưng: cái bao và Bê-li-cốp thể hiện lối sống thu , ích kỷ và hèn nhát → phê phán.
– Nghĩa phổ quát: Nước Nga lúc bấy giờ cũng là cái bao trói buộc tự do của con người → lên án.
→ Biểu tượng người đàn ông trong bao mang tính nghệ thuật phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bảo thủ.
Câu 4 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Đặc sắc nghệ thuật
– Người kể chuyện: ngôi thứ 1, tác giả giữ ngôi thứ 3 làm tăng tính chân thực, khách quan cho câu chuyện.
– Giọng nói bình tĩnh và khách quan, nhưng trăn trở và bức bối.
– Tạo hình ảnh nhân vật tổng thể và cụ thể
– Hình ảnh “chiếc “, sự lặp lại của câu “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” → Giá trị nghệ thuật cao.
Câu 5 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Ý nghĩa hiện tại của câu chuyện:
– Trong xã hội, nhất là trong nhà trường vẫn còn tồn tại lối sống hèn hạ, ích kỷ, bảo thủ (ích kỷ, giáo điều, hèn …).
– Cần bày tỏ thái độ với lối sống trong bao đó.
+ chỉ trích, phê , phản đối
+ Xác định lối sống lành mạnh, hài hòa phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức của cộng đồng.
Luyện tập:
Câu 1 (Trang 70 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Gợi ý:
– Bạn có thể gọi nhân vật chính là “tôi” hoặc “mình” nhập vai nhân vật. Lưu ý khi nhân vật chết.
– Giới thiệu bản thân là nhân vật và miêu tả ngoại hình, tính cách, lối sống của Bê-li-cốp.
– Kể về những biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời nhân vật.
Câu 2 (Trang 70 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Hãy tưởng tượng một kết thúc khác cho nhân vật Bê-li-cốp.
Gợi ý:
– Chọn đoạn kết mong muốn.
– Nhân vật có thể sống, nhưng phải rút kinh nghiệm, thích ứng cách sống của mình với thời đại, hòa nhập cộng đồng.
Câu 3 (Trang 70 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Không có tiêu đề nào có thể thay thế tiêu đề “Người trong bao”
Lý do:
– Tiêu đề cũ giàu ý nghĩa tượng trưng, có thể khái quát theo nội dung tác phẩm.
– Sự sáng tạo độc đáo của tác giả để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
– Đây là bản dịch sát nguyên tác nhất và giữ nguyên ý nghĩa của tác phẩm.
Câu 4 (Trang 70 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Một số thành ngữ, tục ngữ có nội dung gần với kiểu người Bê-li-cốp.
– Mũ ni che tai
– Co vòi rụt cổ
– Con ốc nằm co
– Nhát như thỏ đế
3. Dàn ý phân tích Người trong bao (Sê-khốp):
3.1. Chân dung nhân vật Bê-li-cốp:
a. Hình thức bên ngoài
– Là gã đàn ông xấu xí, mắt nhỏ, mặt choắt như mặt chồn,…
– Lúc nào cũng đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô ấm cốt bông, những thứ có thể bao bọc hắn, giúp hắn giấu mình.
– Mọi vật dụng đầu được để trong những chiếc bao: Ô hắn để trong chiếc bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao….và khi rút chiếc dao nhỏ thì chiếc dao ấy cũng để trong bao. Cả bộ mặt…..dường như cũng ở trong bao.
– Hắn không muốn nhìn, không muốn nghe, không muốn để thể giới bên ngoài tiếp xúc vào con người hắn. Đó là khát vọng thu mình tuyệt đối mãnh liệt của hắn.
– Ngay cả ý nghĩ hắn cũng cố giấu vào trong bao, không bao giờ hắn có ý kiến trước vấn đề to nhỏ nào.
→ Chân dung Bê-li-cốp điển hình cho kiểu người cố thu mình vào trong cái vỏ, một thứ bao có thể ngăn cách bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
b. Tính cách Bê-li-cốp
– Nhút nhát, ghê sợ cuộc sống hiện tại nhưng lại ngợi ca quá khứ, ngợi ca những gì chưa bao giờ có thực.
– Chỉ thích sống với những cái rõ ràng như thông tư, chỉ thị và cảm thấy rầu rĩ trước những chuyện vi phạm khuôn phép, trái với lẽ thường, trái với giáo điều, rập khuôn như cái máy vô hồn.
– Lúc nào cũng lo lắng sợ hãi (điệp khúc nhớ lại xảy ra chuyện gì cho thấy hắn luôn tự suy diễn, tự tạo nỗi sợ cho mình.
– Tính cách kì quái của hắn còn thể hiện qua sinh hoạt và đời sống tình cảm của hắn.
– Một con người hèn nhát, cô độc giáo điều, luôn thu mình trong vỏ bọc lại cảm thấy hài lòng thỏa mãn với lối sống cổ hủ của mình. Hắn tự nguyện, tự giác tuân thủ lối sống đó, chẳng cảm nhận được thái độ ghê sợ, khinh ghét của mọi người với mình.
→ Bê-li-cốp tự chìm đắm trong quá khứ, thu mình một cách cô độc, tự làm khổ mình và mọi người xung quanh.
c. Lối sống của Bê-li-cốp ảnh hưởng tới mọi người xung quanh
– Mọi người sợ hắn sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ,… Hắn đã khống chế cả trường, cả mọi người xung quanh suốt 15 năm dài đằng đẵng.
– Kô-va-len-cô ghét cay ghét đắng Bê-li-cốp. Anh bị hắn chỉ trích là sống buông thả không có thể thống khi mặc áo thêu ra đường, đi ngoài phố cầm theo sách này sách nọ, lại còn cưỡi xe đạp khi chưa có chỉ thị nào cho phép. Anh đã to tiếng với hắn, đẩy hắn ngã xuống cầu thang.
– Ngay khi hắn chết rồi lối sống đó vẫn còn dai dẳng bởi hắn đại diện cho một kiểu người điển hình đang tồn tại trong xã hội lúc ấy.
– Thái độ thận trọng, đa nghi khiến hắn luôn xét nét hành vi của mọi người.
3.2. Ý nghĩa xã hội của nhân vật điển hình Bê-li-cốp:
– Chân dung tinh thần của nhân vật này có tính chất khái quát, tiêu biểu cho lối sống ích kỉ thu mình vào trong bao của một bộ phận trí thức đương thời.
– Tác giả phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao bởi nó là
– Tác giả ngầm khẳng định kiểu người trong bao ấy thì sống cũng như chết. Chỉ có cuộc cách mạng thực sự tiến bộ mới xóa hết được lối sống ích kỉ ấy.
3.3. Giá trị nội dung:
– Nhân vật trong câu chuyện đồng thời là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Tác giả giữ ngôi thứ ba kể lại câu chuyện của Pu-rơ-kin làm tăng tính chân thật khách quan cho câu chuyện.
– Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng bên trong đầy trăn trở, bức xúc.
– Xây dựng nhân vật vừa cụ thể vừa khái quát, tính các nhân vật kì quái mà vẫn chân thực.
– Hình ảnh cái bao, câu nói lặp đi lặp lại của nhân vật: Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao có giá trị nghệ thuật cao.