Bài viết Tóm tắt đoạn trích Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) Ngữ văn lớp 11 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Tình yêu và thù hận từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 11!
1. Đôi nét về tác giả (Uy-li-am Sếch-xpia):
– Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ nhà soạn kịch vĩ đại của nước Anh và của nhân loại thời Phục Hưng
– Khi gia đình sa sút ông phải bỏ nhà lên Luân Đôn kiếm sống và lập gia đình
– Lúc này nước Anh đang ở giai đoạn phồn thịnh là mảnh đất thuận lợi cho lí tưởng nhân đạo phát triển
– Số tác phẩm chính: 37 vở bao gồm kịch lịch sử, bi kịch và hùng ca
– Đặc điểm nghệ thuật: kịch của ông là tiếng nói tự do, của lòng nhân hậu mênh mông và của niềm tin bất diệt vào sự hướng thiện cùng ý chí vươn lên nhằm khẳng định phẩm giá con người
2. Đôi nét về tác phẩm Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia):
* Hoàn cảnh sáng tác:
– Là vở kịch nổi tiếng được viết vào khoảng những năm 1594-1595 bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn- ta- ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ
* Bố cục:
– Phần 1 (từ lời thoại 1 đến 6): lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
– Phần 2 (còn lại): Lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
* Giá trị nội dung:
– Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn
* Giá trị nghệ thuật:
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật, cách so sánh ví von, cách nói của hai người và bối cảnh thiên nhiên thanh bình của đêm gặp gỡ thề nguyền
3. Tóm tắt đoạn trích Tình yêu và thù hận:
3.1. Mẫu 1:
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở kịch nổi tiếng nhất của Sếch-xpia. Đoạn trích Tình yêu và hận thù xuất hiện ở phần đầu hồi II của vở kịch. Ai dòng họ phong kiến Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu ở thành Vê-rô-na nước I-ta-li-a vốn thù địch lâu đời. Một đêm, Rô-mê-ô, chàng trai thuộc dòng họ Môn-ta-ghiu mang mặt nạ hoá trang, đột nhập vào buổi dạ tiệc của dòng họ Ca-piu-lét, nhằm tìm gặp Rô-da-lin – một cô gái mà chàng yêu mến nhưng lại gặp Giu-li-ét, con gái vị trưởng tộc Ca-piu-lét. Hai người yêu nhau. Bất chấp trở ngại là sự chống đối của hai dòng họ, đôi tình bất chấp đạo lý phong kiến đã làm lễ thành hôn. Trong đêm tân hôn ấy, Rô-mê-ô đã giết người bạn là Mơ-kiu-xi-ô, đã giết Ti-bân, anh họ của Giu-li-ét. Vương chủ thành Vê-rô-na ra lệnh xử tử Rô-mê-ô. Với sự giúp sức của vú nuôi Giu-li-ét, đêm hôm ấy Rô-mê-ô đã gặp lại người yêu để từ biệt. Gia đình Giu-li-ét ép nàng cưới bá tước Pa-rix. Giu-li-ét cầu cứu cha Lô-rân. Vị tu sĩ cho Giu-li-ét một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ ngủ 42 giờ liền, gia đình tưởng nàng chết. Người của tu sĩ chưa kịp báo tin cho Rô-mê-ô thì người nhà Môn-ta-ghiu đã đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-et đã chết. Rô-mê-ô giết Pa-rix và nghĩ nàng đã chết bèn kết liễu cuộc đời nàng bằng độc dược. Giu-li-ét tỉnh dậy biết Rô-mê-ô đã chết liền rút dao của Rô-mê-ô tự tử. Cái chết của đôi tình nhân làm cả hai dòng họ xoá thù hận.
3.2. Mẫu 2:
Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở kịch kinh điển gắn liền với tên tuổi của U.Sếch-xpia. ở thành Vêrôna nước ý có hai dòng họ phong kiến lâu đời có mối thù không đội trời chung với nhau là Mông-te-ghiu và Ca-piu-let. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Mông-ta-ghiu và Giu-li-et, con gái họ Ca-piu-let. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ cưới thầm kín. Nhưng ngay trong ngày hôm ấy, trong một cuộc cãi vã, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết án lưu đày. Gia đình Giu-li-et ép nàng phải cưới bá tước Pa-rix. Nàng muốn tự sát, nhưng được tu sĩ Lô-rân bày cách tránh cuộc hôn nhân ấy: tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ giống người đã chết; sau khi gia đình đưa xác nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô biết khi nàng thoát khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Môn-ta-ghiu đã đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-et đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát theo nàng. Giu-li-et tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp. Tác phẩm kết thúc với cái chết của hai nhân vật chính và sự hoà giải của hai dòng họ. Một kết thúc đầy bi kịch nhưng âm hưởng chung của tác phẩm vẫn là góc nhìn lạc quan của nhà văn về sự chiến thắng của lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Tình yêu son sắt chung thuỷ của hai người trẻ tuổi đã xoá bỏ những tập tục thành kiến và hận thù của hai dòng họ suốt hàng trăm năm.
3.3. Mẫu 3:
Rô-mê-ô và Giu-li-ét được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn nói về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thực, đã diễn ra ở Italia thời Trung Cổ. Câu chuyện bắt đầu tại thành Vê-rô-na, hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét có mối thù truyền kiếp. Rô-mê-ô – con trai họ Môn – ta – ghiu và Giu-li-ét – con gái họ Ca-piu-lét đã yêu nhau đắm đuối ngay từ ánh mắt đầu tiên tại buổi dạ tiệc hoá trang tại nhà Ca – piu-lét (vì là dạ tiệc hoá trang cho nên Rô-mê-ô mới có thể trà trộn vào trong đó). Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Lâu-rân bí mật tổ chức tiệc cưới. Đột nhiên xảy ra một sự việc: vì xung khắc, anh họ của Giu-li-ét là Ti-bân đã giết chết người bạn rất thân thiết của Rô-mê-ô là Mơ-kiu-xi-ô. Vì báo thù cho bạn, Rô-mê-ô đã giết chết Ti-bân. Mối thù của hai dòng họ ngày càng trở nên sâu đậm. Vì
3.4. Mẫu 4:
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở kịch kinh điển gắn liền với cuộc đời của Sếch-xpia. Ở thành Vê-rô-na nước Ý có hai dòng họ phong kiến lâu đời có mối thù không đội trời chung với nhau là Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Môn-ta-ghiu và Giu-li-ét, con gái họ Ca-piu-lét. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ cưới thầm kín. Nhưng ngay trong ngày hôm ấy, trong một cuộc cãi vã, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-ét và bị kết án tử hình. Gia đình Giu-li-ét ép nàng phải cưới bá tước Pa-rít. Nàng muốn tự sát, nhưng được tu sĩ Lâu-rân bày cách tránh cuộc hôn nhân ấy: tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ giống người đã chết; chờ khi gia đình đưa xác nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô và giúp nàng thoát khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Mông-ta-ghiu đã đến trước báo tin nàng Giu-li-ét đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát cùng nàng. Giu-li-ét tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp. Tác phẩm kết thúc với cái chết của hai nhân vật chính và sự phân ly của hai dòng họ. Một kết thúc đầy bi kịch nhưng âm hưởng chung của tác phẩm vẫn là góc nhìn lạc quan của nhà văn về sự chiến thắng của lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Tình yêu say đắm chung thuỷ của hai người trẻ tuổi đã xoá bỏ những tập tục thành kiến và hận thù của hai dòng họ suốt hàng trăm năm.
Đoạn trích thuộc lớp 2, hồi II của vở kịch. Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp nhau và họ đã phải lòng nhau ngay từ ánh mắt đầu tiên. Rô-mê-ô khi biết Giu-li-ét là con gái nhà Ca-piu-lét đã nói: “Nàng là người họ Ca-piu-lét sao? Ôi ái tình yêu dấu, gia tài của nàng nằm trong tay người thù “.Còn Giu-li-ét lại bảo vợ: “Nếu chàng có vợ rồi thì có lẽ nấm mồ ấy sẽ là giường tân hôn của chàng”. Và khi biết Rô-mê-ô là con nhà Môn-ta-ghiu, nàng đã thốt lên:
Một mối thù sinh một mối tình
Vội gì chẳng nhớ, biết là muộn sao!
Tình đâu trắc trở long đong
Hận thù lại hoá khao khát ân tình.
Những lời này của Giu-li-ét cũng chính là dự cảm về mối tình nhiều trắc trở của họ. Đêm ấy cả hai đều không ngủ được. Rô-mê-ô liều mình trèo vào tường nhà Ca-piu-lét vì biết rằng mình có thể bị hại chết. Và tình cờ chàng đã nghe thấy những lời tâm tình của Giu-li-ét. Đoạn trích là cuộc trò chuyện của đôi trẻ tại buổi dạ hội nọ.