Theo thống kê từ đầu thế kỷ XX, mỗi năm có một loài sinh vật bị tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng của sinh vật là kết thúc sự tồn tại một loài hay một nhóm sinh vật. Do rất nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do chọn lọc tự nhiên.
1. Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài sinh vật:
Theo thống kê từ đầu thế kỷ XX, mỗi năm có một loài sinh vật bị tuyệt chủng. Trong những năm của thập kỷ 80, mỗi giờ có một loài sinh vật bị biến mất. Dự đoán trong thế kỷ tới, sẽ có khoảng 50 vạn đến một triệu loài sinh vật không còn có mặt trên trái đất. Rõ ràng là sự tuyệt chủng của các loài sinh vật đang gia tăng. Trên thế giới, đã có những Công ước quốc tế về
Sự tuyệt chủng của sinh vật là kết thúc sự tồn tại một loài hay một nhóm sinh vật. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài sinh vật, tuy nhiên bài viết chỉ đề cập đến những nguyên nhân chính như:
1.1. Tuyệt chủng giả:
Là trường hợp sự tiến hoá của một loài thay đổi hoàn toàn đặc điểm gen hay vẻ ngoài. Điều này dẫn đến loài sinh học mới. Đồng thời không có cá thể nào mang các tính trạng hay loại gen cũ. Đây là hình thái khá phổ biến tương tự như thay thế hoàn toàn loài sinh vật cũ. Mặc dù chúng ta có đủ bằng chứng về loài đang hiện hữu và tổ tiên của loài đã tồn tại trước đó.
Ví dụ loài chó rừng đã dần đánh mất các tính trạng cũ trở thành chó nhà thuần chủng. Hay con người trước kia là có nguồn gốc từ loài tinh tinh hay vượn người. Nhưng hiện giờ loài vượn người đã tuyệt chủng hoàn toàn.
1.2. Môi trường sống biến đổi:
Nhiệt độ Trái Đất đã tăng lên trung bình 0,6/ năm so với thế kỷ 20, mực nước biển dâng cao, gây nên hiện tượng sa mạc hoá cục bộ hoặc trên diện rộng. Thay đổi chu trình thuỷ văn, dẫn đến các quy luật thời tiết cũng thay đổi như mưa, lũ, bão, thuỷ triều,…
Sự tuyệt chủng của sinh vật đơn độc, không thích nghi kịp với sự thay đổi của môi trường hay nguồn thức ăn. Trong đó các nghiên cứu cho thấy nhiều loài có chế độ ăn quá riêng biệt cũng là nguyên nhân khiến chúng nhanh bị tuyệt chủng. Khi môi trường có chút biến đổi thì nguồn thức ăn của chúng biến mất. Kéo theo chúng cũng tuyệt chủng vì đói kém.
Chẳng hạn như gấu trúc Panda chỉ ăn cây trúc để sống. Nếu loài trúc biến mất thì gấu trúc cũng tuyệt chủng. Thế nhưng loài chuột ăn thức ăn đa dạng sẽ ít có nguy cơ tuyệt chủng khi môi trường thay đổi. Là động vật tuyệt chủng là 1 loài đơn độc bị biến mất do môi trường sống thay đổi. Ví dụ nhiều loài có chế độ ăn quá đặc biệt có thể dễ tuyệt chủng hơn so với các loài ăn tạp. Ví dụ như gấu trúc chỉ ăn măng non thì dễ tuyệt chủng hơn chuột có thể ăn bất cứ thứ gì.
Hoặc ví dụ như sự tuyệt chủng của loài chim cánh cụt ở Nam cực. Khi hiện tượng thời tiết nóng dần lên do biến đổi khí hậu như hiện nay. Các loài chim cánh cụt cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nếu chúng không học cách di cư lên vùng Bắc cực hoặc có những thích nghi khác. Ví dụ như loài voi ma mút và tê giác lông mịn đã quan với khí hậu lạnh của kỷ Băng hà. Thế nhưng cách đây vài trăm thế kỷ, băng tan khiến cho khí hậu ấm hơn, chúng đã tuyệt chủng hoàn toàn.
1.3. Tuyệt chủng hàng loạt:
Sự tuyệt chủng của sinh vật theo logic tuyệt chủng hàng loạt đã xảy ra trên trái đất cách đây 65 triệu năm. Lần tuyệt chủng hàng loạt này đã khiến loài khủng long to lớn biến mất không vết tích. Chỉ còn lại vài ba bộ xương cổ vật để các nhà nghiên cứu địa chất biết rằng có một loài vật to lớn từng tồn tại trong quá khứ. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân tuyệt chủng của khủng long. Tuy nhiên, lý do thuyết phục nhất vẫn là thiên thạch va vào trái đất làm tổn hại hệ thực vật. Đó chính là chuỗi thức ăn chính của khủng long lúc bấy giờ. Điều này dẫn đến sự tuyệt vong của loài vật to lớn nhất hành tinh.
Theo số liệu tìm hiểu được, Trái đất đã phải chịu đựng năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong suốt lịch sử 4,5 tỷ năm. Đầu tiên là sự kiện tuyệt chủng Ordovic-Silur vào khoảng 444 triệu năm trước. Nổi tiếng nhất là cách đây 66 triệu năm khi một tiểu hành tinh quét sạch loài khủng long. Giờ đây, các nhà khoa học lo sợ cuộc tuyệt chủng lần thứ sáu có thể xảy ra do biến đổi khí hậu.
1.4. Cùng tuyệt chủng:
Cùng tuyệt chủng là hiện tượng biến mất hoặc suy giảm của một loài vật chủ dẫn đến sự biến mất theo hoặc nguy cơ tuyệt chủng của một loài khác phụ thuộc vào nó. Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng để giải thích sự tuyệt chủng của côn trùng ký sinh sau khi mất vật chủ của chúng sống ký sinh vào. Thuật ngữ này hiện được sử dụng để diễn tả sự biến mất của bất kỳ loài nào có tính tương tác. Sự kiện cùng tuyệt chủng đặc biệt phổ biến xảy ra khi một loài chủ chốt tuyệt chủng, từ đó kéo theo các loài tương tác khác tuyệt chủng theo.
Logic này chỉ đúng khi hai loài có quan hệ trong chuỗi thức ăn. Sự tiến hóa hay tuyệt chủng của loài này sẽ làm ảnh hưởng đến sự tiến hóa hay tuyệt chủng của loài khác. Sự tuyệt chủng dạng này thường xảy ra do môi trường hay nguồn thức ăn có sự biến đổi lớn.
Ví dụ như gấu trúc Bắc Kinh đang có nguy cơ tuyệt chủng khi rừng trúc không còn. Hoặc virus đậu mùa, dịch tả trâu bò, dịch hạch… đã tuyệt chủng khi con người biết phòng ngừa và có vácxin trị bệnh.
2. Cách nhận biết sinh vật tuyệt chủng:
Chúng ta chỉ biết rằng trên trái đất có nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt chủng. Bằng những khám phá qua các mẫu xương hóa thạch được tìm thấy trong các lớp đất đá bị chôn vùi. Hoặc qua hình ảnh, bức tranh về những loài sinh vật mới tuyệt chủng
– Cá thể cuối cùng đã chết: Khi tìm kiếm bằng chứng cuối cùng về một loài hay phân loại đã chết và không có dấu hiệu sinh trưởng. Lúc này chúng ta khẳng định rằng loài này đã tuyệt chủng.
– Thời điểm tuyệt chủng: Người ta thường xác định thời điểm tuyệt chủng của một loài là thời điểm cá thể cuối cùng đã chết. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể khám phá ra thời điểm chính xác hơn. Đó là thời điểm khả năng sinh sản và phục hồi đã biến mất trước khi cá thể cuối cùng chết.
Chúng ta chỉ có một phương pháp duy nhất để xác định thời gian tuyệt chủng của sinh vật là truy ngược quá khứ. Điều này cũng gây ra khó khăn cho các nhà khoa học khi khẳng định một loài đã tuyệt chủng nhưng chúng bỗng nhiên xuất hiện trở lại
3. Con người đối với sự tuyệt chủng của các loài sinh vật:
Con người cũng là một động vật bậc cao trên trái đất này. Cùng với sự tiến hóa văn minh của vượn tinh, con người phát triển giống nòi và cạnh tranh với thiên nhiên và nhiều loại sinh vật khác. Chính con người đã thúc đẩy sự tuyệt chủng của sinh vật ngày càng phức tạp và diễn ra nhanh hơn tự nhiên. Họ tàn phá tự nhiên bằng việc khai thác rừng bừa bãi, ngăn sông, xây đập thủy điện…Khai thác tài nguyên thiên nhiên đến cạn kiệt, săn bắt thú hoang dã tận diệt khiến một vài loài phải tuyệt chủng. Ví dụ như sói Tasmania, hổ Tamil,…và các thảm thực vật trong các khu rừng.
Nguyên nhân chính là do sự biến đổi khí hậu và gia tăng dân số của con người. Con người đã làm suy giảm nghiêm trọng hệ thực vật, gây biến đổi khí hậu. Đồng thời hoạt động sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Làm thủng tầng ozone và gây băng ở Nam cực tăng nhanh hơn tưởng tượng. Sự biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến thời tiết của địa cầu. Có nơi nắng nóng, hạn hán kéo dài, có nơi mưa gió, bão lụt triền miên…
Trong lịch sử các thời kỳ địa lý trước đây đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự tiến hóa hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy vậy, những hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng vượt xa nhiều lần tốc độ hình thành loài. Sự mất mát các loài xảy ra như trong thời gian hiện nay đã không theo bất kỳ một quy luật nào và hậu quả trong tương lai là khôn lường và không thể nào cứu vãn nổi.
4. Giải pháp ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài sinh vật:
– Xóa bỏ các đường dây buôn bán ĐVHD xuyên quốc gia quy mô lớn và nghiêm trị các đối tượng cầm đầu.
Các cơ quan chức năng cần tập trung triệt phá tận gốc những mạng lưới tội phạm buôn bán ĐVHD lớn bằng cách nỗ lực điều tra, truy bắt và xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu các đường dây này.
– Chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam
– Xóa bỏ nạn tham nhũng
Các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là các cơ quan tại khu vực biên giới, cửa khẩu, tại các sân bay, cảng biển và dọc theo biên giới phải luôn giữ vững tinh thần thép và không vì những cám dỗ vật chất mà sẵn sàng tiếp tay cho các đường dây tội phạm. Các cơ quan chức năng cần quyết liệt hành động không chỉ vì lợi ích của quốc gia mà còn vì sự tôn nghiêm của luật pháp Việt Nam. Hơn thế nữa, chúng ta cần nâng cao tính minh bạch trong các cơ quan hành pháp để tham nhũng không có chỗ tồn tại, và để đảm bảo pháp luật được áp dụng một cách nhất quán, hiệu quả và không có kẻ nào đứng lên trên luật pháp.
– Nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD
– Ban hành danh mục các loài ĐVHD được phép gây nuôi thương mại tại Việt Nam
– Xây dựng khung pháp lý thống nhất để quản lý các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và các cơ sở nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm không vì mục đích thương mại
– Tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet
– Ngăn chặn sự du nhập và phát triển các sinh vật cảnh ngoại lai.