Thủy triều là một trong những hiện tượng thiên nhiên không còn quá xa lạ đối với những người ở vùng sông nước. Triều cường là một hiện tượng tự nhiên kỳ thú và có ý nghĩa trong đời sống và sản xuất của con người.
1. Triều cường, triều kém là gì?
1.1. Thuỷ triều:
Thủy triều là hiện tượng nước biển hoặc nước sông thay đổi lên xuống theo một chu kỳ nhất định dựa vào thiên văn. Khái niệm này được hiểu đơn giản là cường độ mực nước thay đổi lên xuống. Cụ thể, thủy triều được chiết tự câu chữ như sau: “thủy” có nghĩa là nước và “triều” là cường độ mực nước thay đổi lên xuống.
Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa.
Con người có thể quan sát được trực tiếp đặc điểm của thủy triều. Thủy triều thường có bốn giai đoạn chính:
– Khi nước biển dâng lên nhanh trong vòng vài giờ làm ngập các vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền là lúc triều lên được gọi là ngập triều, triều lưu hay con nước lớn.
– Khi nước rút xuống những vùng nó đã dâng lên trước lúc đó trong vài giờ là lúc triều xuống được gọi là triều rút hay còn gọi là con nước ròng.
– Thời điểm thủy triều lớn nhất, mực nước dâng lên cao nhất trước khi nó rút xuống thì gọi là triều cao hoặc triều cường.
– Cuối cùng, khi mực nước hạ đến mức thấp nhất thì gọi là triều thấp (triều kém)
Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là: Thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng gọi là miền nước lớn thứ nhất (do lực hấp dẫn tạo ra). Còn miền nước lớn thứ hai đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất (do lực ly tâm tạo ra). Giữa hai lần nước lớn liên tiếp sẽ là thời kỳ nước ròng. Khi tốc độ quay của Trái Đất ổn định thì lực li tâm lớn nhất nằm ở xích đạo, nơi có bán kính quay lớn nhất.
Như vậy, thủy triều là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên đem lại vai trò to lớn đối với con người, nhất là trong kinh tế. Khi mực nước thủy triều dâng lên, những nơi mà nó đi qua sẽ làm cho vùng đất trở nên màu mỡ, tươi tốt. Người dân có thể tận dụng để trồng hoa màu thu lại năng suất cao. Đồng thời thủy triều dâng lên sẽ mang lại nguồn lợi thủy hải sản phong phú. Ngư dân có thể tận dụng cơ hội này để thu về nguồi lợi hải sản.
Tuy nhiên, song song với những mặt lợi của thủy triều là những mặt xấu cua hiện tượng này. Thủy triều cũng có thể gây ra những thiên tai như lũ lụt, đất ngập mặn, cản trở việc đánh bắt thủy hải sản,…
1.2. Triều cường, triều kém:
– Triều cường là một trong 4 chu kỳ của thủy triều. Thuỷ triều có 4 chu kỳ là ngập triều (nước lớn), triều cường, triều rút (nước ròng) và triều thấp.
Thời điểm nước dâng lên cao nhất đạt đỉnh được gọi là triều cường. Lúc này lực hấp dẫn từ mặt trăng và mặt trời có sự thay đổi khi Trái Đất quay vào thời điểm nhất định.
– Triều kém là hiện tượng thuỷ triều có dao động nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc.
1.3. Thời điểm xảy ra triều cường, triều kém:
+ Hiện tượng triều cường phụ thuộc vào lực hấp dẫn giữa mặt trăng và mặt trời với trái đất.
Triều cường xảy ra khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên cùng một đường thẳng, đó là 2 thời điểm trong tháng:
– Ngày 30,1 âm lịch: lúc này mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất
– Ngày 15,16 âm lịch: lúc này trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời. Vào thời điểm này, mặt trăng và trái đất ở khá gần nhau nên lực hấp dẫn càng lớn, do vậy xảy ra hiện tượng triều cường.
Hiện tượng triều cường mạnh nhất là vào mùa đông, mùa hè là lúc triều cường yếu nhất.
+ Thời điểm xảy ra triều kém: Xảy ra vào thời điểm Mặt Trăng và Trái Đất tạo một góc vuông với Mặt Trời.
2. Nguyên nhân dẫn đến triều cường:
Nguyên nhân chính dẫn đến triều cường là sự thay đổi lực hấp dẫn. Tùy từng mùa mà tình trạng triều cường diễn ra mạnh yếu khác nhau.
– Mùa xuân, mùa thu: Mặt Trời đến thời điểm Xuân phân và Thu phân: Trái đất, Mặt Trời, Mặt trăng vận hành tương đối cân bằng, thủy triều ở ngưỡng trung bình.
Vì vậy, thời gian diễn ra triều cường là ngày 19/03 âm lịch, ngưỡng thủy triều ở mức trung bình.
Vào mùa xuân và mùa thu là thời điểm trái đất, mặt trăng và mặt trời vận hành khá cân bằng, thời tiết ít mưa hoặc mưa nhỏ, thủy triều ở mức trung bình nên triều cường gần như không xảy ra. Mùa thu triều cường cao hơn mùa xuân do mưa nhiều hơn.
– Mùa hè: Khi Mặt Trời đến thời điểm Hạ chí (tháng 5 âm lịch), lúc đó bán cầu Bắc Trái Đất sẽ gần bán cầu Bắc Mặt Trời hơn nên tạo ra hình thái như sau:
Nửa cầu Bắc: Cực âm của Mặt Trời và cực dương của Trái đất sẽ gần nhau hơn.
Nửa cầu Nam: Cực dương của Mặt Trời và cực âm của Trái đất cũng gần hơn. Mặt trăng vận hành theo Trái Đất nên cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, tạo nên triều cường.
Mặt Trăng và Mặt Trời có điện cực cùng chiều: Cực Bắc thì có cùng cực âm, cực Nam thì cùng cực dương. Vào mùa hè, hai đầu cực âm của Mặt Trời và Mặt trăng sẽ gần nhau hơn, lực đẩy yếu hơn bình thường, Mặt Trăng cách xa Trái Đất hơn các mùa khác. Do đó, các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch mùa hè thì thủy triều yếu hơn các mùa khác.
Vậy nên, thời gian diễn ra triều cường là các ngày 30-01/05 và 15-16/05 âm lịch, ngưỡng thủy triều ở mức thấp.
Đây là thời điểm hai đầu cực âm của mặt trăng và mặt trời gần nhau dẫn đến lực đẩy yếu. Mặt trăng cách xa trái đất nên thủy triều thấp hơn so với các mùa khác
– Mùa đông: Khi Mặt Trời đến thời điểm Đông chí (tháng 10, 11 âm lịch). Tại thời điểm này, nửa cầu Nam của Mặt Trời là cực dương, Trái Đất là cực âm gần nhau hơn nửa cầu Bắc. Hiện tượng này ngược lại với mùa hè. Mặt Trăng cũng chịu tác động từ hiện tượng này, triều cường lên cao hơn.
Ngưỡng thủy triều ở cao, xảy ra triều cường.
Mùa đông là lúc trái đất gần mặt trăng nhất và dao động thuỷ triều lớn nhất
Nửa cầu nam mặt trời và nửa cầu bắc của trái đất là cực bắc gần nhau hơn, lực hút mạnh hơn nên hiện tượng triều cường lên cao. Hiện tượng này trái ngược với mùa hè.
3. Ảnh hưởng của Triều cường, triều kém gây ra:
3.1. Ảnh hưởng tiêu cực:
Triều cường gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt và an toàn giao thông. Hiện tượng thiên tai này dẫn đến tình trạng ngập lụt nặng ở các tuyến đường gây ùn tắc cục bộ, các phương tiện chết máy do ngập nước, gây nguy hiểm khi
Triều cường lên cao còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp. Nhiều diện tích sản xuất bị thiệt hại lớn khiến năng suất và chất lượng nông sản giảm mạnh, đời sống nông dân gặp khó khăn. Các hộ kinh doanh phải đóng cửa nhiều ngày vì tình trạng ngập lụt.
Vào mùa lũ, triều cường làm chậm tiêu, triều cường vào sâu khiến nước mặn tràn vào đồng ruộng ở hạ lưu. Vào mùa mưa bão, nước lên mạnh theo thủy triều, lúc triều cường tác động tới vùng đồng bằng ven biển sâu, thủy triều cũng liên quan trực tiếp tới việc vận chuyển phù sa, làm thay đổi dòng chảy về hạ lưu
Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động phức tạp của thủy triều và nước biển xâm thực do nước dâng, tác động không nhỏ tới việc phân vùng nông nghiệp và thủy lợi.
Không chỉ dừng tại đó, thiên tai này còn khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị tác động lớn. Triều cường tạo áp lực lên hệ thống thoát nước của các thành phố lớn, gây ngập sâu các tuyến đường, thậm chí nước còn tràn vào cả nhà dân. Không thiếu những cảnh người dân ngủ dậy đã thấy nước ngập trắng nhà.
3.2. Ảnh hưởng tích cực:
– Thủy sản phát triển nhờ vào sự lên xuống của thủy triều. Sản lượng tăng cao. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cao, có sự đóng góp lớn của thủy triều do chu trình nước của ao, hồ, kênh, rạch lúc thủy triều lên.
– Tận dụng thủy triều phục vụ cho việc tưới tiêu, rửa mặn, khử phèn…
– Về công nghiệp, người dân cũng tranh thủ thủy triều lên xuống để tưới ruộng, tiêu úng, rửa mặn, khử phèn trên từng vùng quy hoạch. Tranh thủ sự lên xuống của thủy triều, tăng trưởng thủy sản theo sự lên xuống của thủy triều, không lãng phí người và tài sản.
– Phục vụ cho các ngành sản xuất như nông nghiệp (bồi đắp phù sa), ngư nghiệp (mang theo nguồn thuỷ hải sản phong phú, hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy hải sản), công nghiệp (thủy điện), khoa học (nghiên cứu liên quan đến thủy văn). Con người tận dụng lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền, tạo ra giá trị về du lịch và giao thông vận tải hàng hải
– Triều cường tác động tốt đến hệ sinh thái biển, cung cấp nguồn thức ăn,