Mâm cúng ông Táo đơn giản, đầy đủ gồm những gì?

Mâm cúng ông Táo đơn giản, đầy đủ gồm những gì?
Bạn đang xem: Mâm cúng ông Táo đơn giản, đầy đủ gồm những gì? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mọi gia đình thường tất bật chuẩn bị một mâm cúng thịnh soạn để tiễn đưa ông Công ông táo về chầu trời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mâm cúng ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm những gì? Để giúp bạn có thể sắm sửa chu đáo, bài viết dưới đây HaloTravel sẽ gợi ý mâm cúng đơn giản cùng với những lưu ý khi cúng được suôn sẻ nhất! 

1. Ông Công ông Táo ngày bao nhiêu? 

Theo như quan niệm dân gian, trong mỗi gia đình sẽ có Táo Quân (Vua bếp) bao gồm 2 ông Táo và 1 bà Táo là những vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Chính vì vậy, từ xưa người Việt đã bắt đầu thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp gia đình luôn hạnh phúc, êm đềm. 

ong tao

  Ảnh: sưu tầm

Ông Công ông Táo thường ở trong bếp nên sẽ biết hết mọi việc xảy ra trong gia đình. Hằng năm, vào ngày 23 Tháng Chạp âm lịch, người ta thường làm 1 mâm cúng ông Táo, dâng những lễ vật để tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu Trời, báo cáo những việc trong 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

2. Thời gian cúng ông Công ông Táo như thế nào? 

Mặc dù, ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm được biết đến là ngày ông Công ông Táo, thế nhưng hiện nay các gia đình vẫn có thể tổ chức không nhất thiết phải đúng ngày. Vậy nên cúng Táo Quân ngày nào hợp lý nhất? 

Theo như chia sẻ của các chuyên gia văn hóa, mọi người có thể cúng tiến ông Công, ông Táo bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, mọi việc chuẩn bị mâm cúng ông Táo nên kết thúc vào trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để Táo Quân có thể kịp lên chầu Trời. 

Xem thêm: 

3. Mâm cúng ông Táo gồm những gì? 

Mặc dù cuối năm là thời điểm bận rộn thế nhưng mọi người ai cũng muốn chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chu đáo nhất để mong muốn năm sau sẽ no đủ hơn năm cũ. 

Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo đơn giản cũng sẽ có 2 phần cần chuẩn bị: lễ vật và mâm cỗ. Nếu bạn còn đang không biết mâm cúng ông Táo gồm những gì thì hãy tham khảo những gợi ý dưới đây. 

Lễ cúng ông Công ông Táo đơn giản 

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo truyền thống sẽ bao gồm: 

  • 2 mũ của các ông Táo (mũ ông sẽ có 2 cánh chuồn) và 1 mũ của bà Táo (mũ bà không có cánh chuồn) và 3 đôi hia.
  • Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm cá chép thả trong chậu nước với ý nghĩa “cá chép vượt Vũ Môn” hay “cá chép hóa rồng” sẽ đưa ông Táo về chầu Trời. Sau khi cúng, cá chép sẽ được thả ở ngoài ao, hồ, sông,… Tục lệ phóng sinh này cũng thể hiện sự từ bi, nhân ái của người Việt. 
  • Vàng mã (không bắt buộc)

vang ma cung ong cong ong tao

Lưu ý: màu của mũ, áo của ông Công, ông Táo sẽ thay đổi hàng năm dựa theo ngũ hành của năm đó. Dưới đây là bảng màu sắc theo ngũ hành các năm để bạn tham khảo: 

  • Năm hành Kim dùng màu vàng
  • Năm hành Mộc dùng màu trắng
  • Năm hành Thủy dùng màu xanh
  • Năm hành Hỏa dùng màu đỏ
  • Năm hành Thổ dùng màu đen
Có thể bạn chưa biết: 

Ở miền Trung, người ta thường cúng ông Táo với lễ vật gồm 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam sẽ cúng cùng mũ, áo và đôi hia bằng giấy mà thôi. 

Mâm cúng ông Táo đầy đủ, chu đáo

Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những lễ vật, bạn cũng có thể làm thêm 1 mâm cỗ (cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được). Tuy nhiên, mâm cỗ có thể không cần quá cầu kì, nhiều món sơn hào hải vị thế nhưng lại rất cần sự chu đáo, cẩn thận để thể hiện lòng thành kính của gia chủ. 

cung ong tao

Trước đây, mâm cúng ông Táo truyền thống sẽ phải chuẩn bị khá nhiều đồ như: thịt nạc vai luộc, canh mọc, xào thập cẩm, giò, xôi, gạo, muối, chè kho, trầu cau, hoa quả, trà sen và cá chép, 3 chén rượu, 1 lọ hoa, vàng mã

Ngày nay, tùy theo từng phong tục tập quán vùng miền, gia cảnh của từng gia đình mà mâm cỗ cúng ông Táo cũng có sự khác biệt. Dưới đây là những gợi ý mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo với các món cơ bản nhưng đầy đủ cho bạn tham khảo: 

Thịt gà luộc, bán chưng, rau tiến vua xào mề chay, nấm hương, bò sốt tiêu đen ăn kèm bánh bao, canh rau củ nấu móng giò, giò bê, nem rán, kiệu muối, xôi gấc hình cá chép.

cac mon an cung tao quan

Ảnh: Vu Thanh Hoan

Thịt gà luộc, xôi gấc, khoai tây chiên, nem tôm, cuốn Hải Phòng, tin kê chim xào lơ xanh, canh bóng ngũ sắc.

mam co cung ong tao

Ảnh: Trang Hoàng

Chim câu quay, salad Nga, bánh bao, rau củ xào mọc, xôi gấc hình cá chép

dat tiec ngon

Ảnh: Tô Hưng Giang

Thời điểm cuối năm cũng là dịp mà nhiều người bận bịu với công việc hoặc phải lo sắm sửa đồ đạc. Nếu bạn không có thời gian để tự mình chuẩn bị cơm cúng thì đừng vội lo lắng bởi giờ đây đã có những dịch vụ nấu cỗ chuyên nghiệp. Dưới đây là một vài những địa chỉ đặt cỗ cúng ông Táo với chi phí vừa túi tiền và được nhiều người đánh giá cao: 

Tên 

Số điện thoại

Điểm nổi bật

Nấu cỗ Hiển Xuân 0943688682
  • Giá bình dân, đồ ngon, chất lượng. 
  • Nhận đặt từ 1 mâm
Happy Kitchen 0886 19 0886
  • Menu phong phú
  • Nhiều món sang trọng

4. Một vài lưu ý khi làm mâm cúng ông Táo 23 tháng Chạp

Để ngày cúng ông Công, ông Táo diễn ra suôn sẻ, dưới đây là một vài lưu ý mà bạn nên tham khảo:

  • Khi làm mâm cúng ông Táo, bạn không nên đặt mâm lễ ở dưới bếp. Thay vào đó, mâm cúng và lễ vật nên được đặt ở ban thờ – nơi trang trọng trong gia đình. 
  • Không nên đốt tiền âm phủ cho Táo Quân. Bởi ông Công, ông Táo là những vị thần, không phải vong hồn của người âm. Gia đình cũng nên hạn chế việc đốt vàng mã. 
  • Không nên cầu xin tài lộc khi làm lễ cúng ông Táo. Bởi theo quan niệm của dân gian, ngày 23 tháng Chạp là dịp Táo Quân về Trời để báo cáo những việc của gia đình trong 1 năm vừa qua. Vì vậy, các gia đình chỉ ần khấn và xin Táo Quân báo cáo những điều tốt, nói nhẹ những điều xấu với Ngọc Hoàng là được. 
  • Thời gian cúng ông Công, ông Táo bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp và kéo dài đến ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, bạn nên hoàn tất việc cúng trước 12 giờ trưa. Bởi sau 12 giờ theo quan niệm xưa là giờ quan đi tuần sẽ cản trở việc Táo Quân lên chầu Trời. 
  • Những lễ vật cúng ông Táo như mũ, hia, quần áo, tiền vàng được hóa sau khi hết nửa tuần hương. Khi hóa vàng xong và hương cháy hết, gia đình mang cá chép ra sông hoặc hồ gần nhà để thả. Tuyệt đối không thả từ trên cao xuống vì sẽ làm cá chết (Không thả túi ni lông để bảo vệ môi trường). 

Ngày 23 tháng Chạp là một trong những ngày Lễ Tết đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Đây là dịp kết thúc năm cũ và chuẩn bị đón chào một năm mới. Halo mong rằng với những gợi ý về mâm cúng ông Táo và những điều cần lưu ý bên trên sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ và thật chu đáo! 

Có thể bạn quan tâm: