Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ được xem là cuộc đấu tranh gian khổ nhất của dân tộc ta trong suốt chặng dài lịch sử giành và giữ nước của dân tộc. Xâm lược nước ta, Mỹ đã đưa ra hàng loạt chiến lược chiến nhằm thâu tóm Việt Nam. Một trong số đó là chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
1. Khái quát chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh:
“Việt Nam hóa chiến tranh” hay “Đông Dương hóa chiến tranh” là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được áp dụng từ ngày 8/6/1969 trên toàn Đông Dương nhằm từng bước chuyển trách nhiệm chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa và Quân lực Việt Nam Cộng hòa để Mỹ rút dần quân về nước; nhưng vẫn giữ được Miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Thực chất, Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự hỗ trợ của một lực lượng chiến đấu Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.
Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mỹ và đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam. Thực chất đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mỹ
1.1. Diễn biến của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Đế quốc Mĩ xem chiến lược này là đòn bẩy nhằm nuốt gọn Việt Nam. Một trận chiến kéo dài. Diễn biến của nó được thể hiện qua ba giai đoạn cụ thể sau đây:
– Giai đoạn 1: Giai đoạn này dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ chuyển dần nhiệm vụ tác chiến mặt đất cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân tác chiến mặt đất của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đây được coi là công đoạn quan trọng nhất với 3 bước chính như sau:
+ Bước 1 (1969 – 1970): Mỹ sẽ bình định một số vùng quan trọng đông dân, đồng thời xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng trên địa bàn do Quân giải phóng kiểm soát. Ngoài ra, một số đơn vị chiến đấu của Mỹ cũng được rút khỏi chiến trường Việt Nam, khống chế và đẩy lùi Quân Giải phóng, khiến Quân Giải phóng không thể hoạt động ở quy mô đại đội trở lên. Mục đích của Mỹ là từng bước nhón chân vào địa bàn của quân giải phóng, khống chế và đẩy lùi quân đội của ta. Chúng muốn bình định những vùng đông dân, thôi tính, nuốt chửng miền Nam Việt Nam một cách từ từ. Và đây được xem là bước khởi đầu để đế quốc Mĩ thực hiện kế hoạch của mình.
+ Bước 2 (1970 – 1971): Giai đoạn này quân Giải phóng sẽ bị phân tán nhỏ lẻ, không thể hoạt động cấp đại đội trở lên trong các vùng căn cứ, đồng thời rút hầu hết quân Mỹ về nước.
+ Bước 3 (1971 – 1972): Lúc này miền Nam sẽ được bình định. Lúc này, các lực lượng vũ trang của Quân giải phóng không còn khả năng hoạt động trong các vùng căn cứ ở biên giới Lào và Campuchia. Đồng thời, quân đội Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với khối chủ lực của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, nó cũng sẽ rút toàn bộ lực lượng tác chiến trên bộ của Mỹ về nước.
– Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trang bị cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa để có thể đương đầu với lực lượng của Quân Giải phóng, trấn giữ miền Nam Việt Nam và Đông Dương trong vòng ảnh hưởng của Mỹ hay nói cách khác là trong quỹ đạo của Mỹ và không rơi vào tay cộng sản.
– Giai đoạn 3: Hoàn thành mục tiêu Việt Nam hóa chiến tranh. Củng cố những kết quả đã đạt được, Quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp tục chiến đấu và chiến tranh kết thúc, hai miền Việt Nam sẽ trở thành hai quốc gia riêng biệt.
Nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược trên, Mỹ đề ra năm biện pháp cụ thể, đó là:
+ Xây dựng quân lực lượng Việt Nam cộng hòa thành một lực lượng mạnh, hiện đại, đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang quân giải phóng.
+ Củng cố
+ Tập trung sức hoàn thành chương trình bình định, phản kích ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam (sang Lào và Campuchia).
+Tập hợp liên minh chống Cộng sản khu vực do quân đội và chính quyền Sài Gòn làm nòng cốt.
+ Chặn đứng các nguồn tiếp tế chi viện cho quân Giải phóng miền Nam, xúc tiến hoạt động ngoại giao để kiềm chế, cô lập, đẩy lùi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
1.2. Kết quả của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:
Sau kháng chiến, quân và dân ta đã giành thắng lợi to lớn, giúp nhân dân các miền hoàn toàn giải phóng. Tháng 1-1973,
1.3. Ý nghĩa chiến lược của “Việt Nam hóa chiến tranh”:
– Thắng lợi của Đảng và dân ta đã làm sụp đổ hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của thực dân Mỹ. Nó giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy cũng như
– Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh thất bại hoàn toàn, đã giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược, thôn tính nước ta của đế quốc Mỹ. Quân địch đầu tư, lên kế hoạch cho trận đánh với quy mô khổng lồ. Song, kết quả lại phải đầu hàng trước Việt Nam. Kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ hoàn toàn tan vỡ.
– Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh thất bại, đã củng cố thêm niềm tin cho nhân dân về một nền hòa bình độc lập. Chiến thắng này của Đảng và dân ta đã khẳng định sức mạnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam. của quân và dân đất Việt.
– Ý chí của quân địch sụt lùi, tình thần, niềm tin chiến thắng của quân dân Việt Nam ngày càng lớn. Đây được xem là những bước chạy bền để nhân dân Việt cùng Đảng và Nhà nước đi đến cuộc nổi dậy mùa xuân năm 1975 nhằm giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
2. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ khi thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh:
2.1. Âm mưu :
– “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mỹ, vẫn do cố vấn Mỹ chỉ huy.
– Tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” nhằm giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường.
– Quân đội Sài Gòn được sử dụng để mở rộng xâm lược Campuchia (1970) và Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Có thể thấy, khi lên kế hoạch cũng như tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng
2.2. Thủ đoạn:
Mỹ tìm cách thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.
– “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.
– Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh với Lào.
– Dùng ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc để cô lập cách mạng Việt Nam với thế giới.
Tóm lại, thủ đoạn mà đế quốc Mĩ đưa ra trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là thỏa hiệp, hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô, khiến đất nước ta mất đi nguồn chi viện, sự giúp đỡ của các nước này đối với Việt Nam bị hạn chế.
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được xem là chiến lược lớn và quy mô của Đế quốc Mĩ nhằm phá hoại, chiếm đóng hoàn toàn đất nước Việt Nam. Bằng lòng anh dũng, ý chí quật cường, đường lối kháng chiến khôn khéo, Đảng và nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn trước âm mưu thâm độc, thủ đoạn xấu xa của quân địch. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến chiến tranh” thất bại đã góp phần vẽ lên những đường nét hào quang, rực rỡ trong trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.