Truyền thống dân tộc Việt vẫn luôn đa dạng và mang nhiều nét văn hóa khác nhau, được thể hiện qua nhiều hình thức và lưu truyền cho đến hiện tại. Một trong những nét văn hóa đó phải kể đến các lễ hội Huế với nhiều điều đặc sắc, thú vị cùng các ý nghĩa ẩn sâu trong đó. Hôm nay, hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về một vài lễ hội nổi bật ở Huế nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 Biệt thự villa Huế giá rẻ view biển đẹp thích hợp nghỉ dưỡng
Top 20 Resort Huế view đẹp gần trung tâm thích hợp nghỉ dưỡng
Top 10 khách sạn Huế gần biển thích hợp nghỉ dưỡng
Top 30 Homestay Huế giá rẻ đẹp ở trung tâm có bể bơi gần biển Lăng Cô
1. Các lễ hội ở Huế nổi tiếng và thu hút khách
1.1. Lễ hội Festival Huế
Lễ hội Huế lớn nhất nhì trong các lễ hội được diễn ra tại Huế. Lễ hội được diễn ra cách năm và vào các năm chẵn. Bắt đầu từ năm 1992, festival Huế đã được tổ chức lần đầu với nhiều chủ đề khác nhau, từ văn hóa, nghệ thuật cho tới hội nhập – phát triển.
Sau hàng chục năm phát triển với mỗi năm là một chủ đề khác nhau, lễ hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người dân xứ Huế. Du khách khi tham dự lễ hội Festival Huế sẽ được thưởng thức các màn trình diễn đặc sắc từ thơ ca, nhạc họa cho đến các màn trình diễn đường phố đặc sắc khác.
Trải nghiệm không khí diễn ra lễ hội, bạn không chỉ được hòa nhập vào sự nhộn nhịp, hấp dẫn mà còn được tìm hiểu thêm về nhiều nét lịch sử dân tộc thông qua các bộ phim, các buổi biểu diễn thực cảnh đặc sắc.
Thời gian diễn ra lễ hội không cố định theo tháng mà chỉ cố định năm, do đó, bạn nên tìm hiểu trước để có thể sắp xếp lịch trình tham gia nhé.
- Thời gian tổ chức: Các năm chẵn
- Địa điểm tổ chức: Thành phố Thừa Thiên – Huế
1.2. Lễ hội áo dài Huế
Áo dài – Trang phục truyền thống của người dân Việt Nam và là trang phục tôn lên nét đẹp của người phụ nữ, nay càng được lan rộng hơn và được nhiều người biết đến tại lễ hội Áo Dài.
Thông thường, trong thời gian diễn ra lễ hội Huế, ban tổ chức sẽ kết hợp với lễ hội áo dài thông qua các màn trình diễn đặc sắc. Tại đây, các người mẫu sẽ khoác trên mình những bộ áo dài truyền thống hay được cách tân, thiết kế đẹp mắt và không kém phần sang trọng.
Lễ hội áo dài Huế cũng là cơ hội để các nhà thiết kế, các khán giả yêu thích áo dài trên toàn thế giới và trên toàn lãnh thổ Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng, thưởng thức những tác phẩm đẹp nhất.
- Thời gian tổ chức: Trong thời gian diễn ra Festival Huế
- Địa điểm tổ chức: Thành phố Thừa Thiên – Huế
1.3. Lễ hội chợ xuân Gia Lạc
Dân gian có câu: “3 ngày tết, 7 ngày xuân”, do đó, thông thường những công việc hàng ngày như buôn bán, đồng áng,.. đều sẽ được tạm gác lại chờ ra Giêng mới bắt đầu tiến hành.
Cũng vì vậy mà thường các chợ xuân thời xưa không được mở. Nhưng duy chỉ có chợ xuân Gia Lạc vẫn hoạt động và dần dần, chợ xuân đã trở thành một lễ hội ở Huế không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về.
Sử sách ghi lại, chợ xuân Gia Lạc được xuất hiện từ thời vua Minh Mạng, dưới sự sáng laaoj của Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình nhằm buôn bán nhỏ và bày các trò chơi dân gian ngày tết.
Hiện nay, chợ xuân Gia Lạc chủ yếu được bán những món đồ tùy ý của người bán, người mua cũng không quá coi trọng hình thức, chủ yếu mua bán với quan niệm lấy lộc đầu năm. Đặc biệt, vào chợ xuân đầu năm, người dân Huế quan niệm không mua tôm tươi vào đầu buổi chợ bưởi tôm sống sẽ bật nhảy lóc chóc, như dự báo về một năm lật đật của gia chủ.
1.4. Hội vật làng Sình
Hội vật làng Sình – Một trong những lễ hội Huế có niên đại lâu đời và mang đậm tinh thần thượng võ của người dân nơi đây. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng, tại khu vực đình làng Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế.
Ngày xưa, lễ hội vật làng Sình được tổ chức với mục đích chọn ra nhân tài, võ sĩ cho triều đình thời đó. Hiện nay, lễ hội được diễn ra với mục đích giữ gìn một nét văn hóa đẹp cũng như đề cao tinh thần rèn luyện sức khỏe là chính.
Cũng vì tinh thần thượng võ và đề cao yếu tố cũ là chính nên các quy định về đấu sĩ không được sử dụng các đòn nguy hiểm cũng được thực hiện nghiêm ngặt. Đặc biệt, lễ hội còn có phần tiếp sức, thể hiện tinh thần đồng đội bền chặt.
2. Bật mí các lễ hội Huế đậm nét truyền thống
2.1. Lễ hội cầu ngư Huế
Lễ hội Huế được diễn ra với mục đích tưởng nhớ thành hoàng của làng Thái Dương Hạ – Trương Quý Công. Ông là người có công sáng lập và truyền lại nghề đánh cá, buôn bán ghe mành, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ, lễ hội cầu ngư Huế còn mang ý nghĩa tâm linh về mong muốn của người dân về một năm mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi và việc đánh bắt trên biển của ngư dân được thuận lợi, mang về nhiều chiến lợi phẩm.
Trong lễ hội, người dân sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của ngư dân thời xưa, tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt của làng chài trong quá khứ. Đi kèm với lễ hội còn có lễ cầu An vô cùng long trọng và là một phần không nên bỏ lỡ tại lễ hội.
2.2. Lễ hội ở Huế – Lễ hội Bài Chòi
Lễ hội ở Huế tiếp theo được Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giới thiệu đến các bạn tuy không hẳn là một lễ hội mà nói chính xác hơn thì lễ hội Bài Chòi như một trò chơi dân gian của người dân xứ Huế. Tại lễ hội, người dân được trải nghiệm cảm giác sống như những người dân Huế thực thụ qua các trò chơi vô cùng thú vị.
Qua từng ván bài khác nhau, cùng khẩu hiệu của các “ông hiệu, bà hiệu” mà du khách được trải nghiệm cảm giác hồi hộp, chờ đợi chiến thắng vô cùng hấp dẫn. Lễ hội được tổ chức từ mùng 1 cho tới mùng 10 tháng giêng hàng năm nên đây cũng là một gợi ý cho chuyến du xuân đầu năm của bạn đấy.
2.3. Hội đua ghe Huế
Lễ hội Huế được xuất hiện sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lễ hội đua ghe Huế thường được tổ chức vào ngày Quốc khánh nước ta. Địa điểm diễn ra lễ hội chính là bờ sông Hương ở phía trước trường Quốc học Huế.
Hội đua chủ yếu được diễn ra với mục đích tạo điều kiện cho các nam thanh nữ tú tranh tài cũng như tăng cường rèn luyện sức khỏe, lại mang đến một không gian vui chơi giải trí vui vẻ. Các cự ly chủ yếu của hội đua ghe Huế sẽ là 800m, 1000m,… và đội về trước sẽ giành chiến thắng.
3. Khám phá các lễ hội Huế mang đậm dấu ấn riêng
3.1. Lễ hội làng bún Phú Đô
Được diễn ra vào ngày 22/1 âm lịch hàng năm tại đền thờ Bà Bún tại làng Vân Cù, huyện Hương Trà, Huế. Lễ hội làng bún Phú Đô được tổ chức với mong muốn của người dân về một năm mới may mắn, bình an và sung túc, không chỉ cho người dân ở làng mà còn cho tất cả người dân tứ xứ.
Lễ hội Huế làng bún Phú Đô xuất phát từ truyền thuyết về Bà Bún, người có công truyền lại nghề làm bún cho dân làng. Tuy nhiên, vì mang một nỗi hàm oan rằng việc bà làm bún đã gây nên hỏa hoạn, cháy nhà dân mà bà bị chết oan giữa sân đình.
Sau này, dân làng truyền tai nhau về điều kỳ lạ xảy ra vào ngày giỗ húy của bà, về những ngôi nhà bị cháy không rõ nguyên do. Người ta đồn đoán rằng bởi vì chết oan mà bà đã hiện về báo oán.
Những người dân khi xưa được bà truyền nghề và làm ăn phát triển thấy sự việc như vậy đã lập đền thờ và xin giải oan cho bà. Như một hiện tượng tâm linh thì sau đó, việc cháy nhà đã không còn xảy ra nữa. Và sau đó, ngày 22/1 âm lịch cũng được làm ngày tổ chức lễ hội Huế này.
Trong lễ hội, người dân sẽ tiến hành dâng lên các sản phẩm làm từ bún cùng các món ăn, đặc sản của vùng cho thần linh và đền Bà Bún. Sau phần lễ chính là phần hội với các lễ hội như rước kiệu Đức Thánh Cả, rước kiệu Đức Ông và Hai Bà,… Lễ hội diễn ra sôi nổi và cũng tạo nên một sự náo nhiệt, hấp dẫn không kém cho các du khách.
3.2. Lễ tế Xã Tắc – Lễ hội Huế có lịch sử lâu đời
Đàm Xã Tắc – Địa danh nổi tiếng và mang nhiều ý nghĩa lịch sử chính. Truyện kể rằng từ thời vua Gia Long, khi kinh thành được xây dựng ở Huế thì đàn Xã Tắc cũng được xây dựng như một phần tượng trưng của đất nước.
Hiện nay, lễ tế Đàn Xã Tắc được tổ chức 2 lần vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. Đây cũng là một trong các lễ hội ở Huế có lịch sử lâu đời và là một lễ tế lớn thứ 2, chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao.
Vào ngày diễn ra lễ hội, lá cờ Kỳ Đài sẽ được kéo lên vào đúng vị trí, người đóng diễn vai vua sẽ bắt đầu đi từ điện Cần Chánh, tiến về Đại Cung Môn. Sau khi 7 phát súng lệnh được vang lên ở Kỳ Đài thì Đoàn Ngự giá sẽ di chuyển ra cửa Ngọ Môn rồi di chuyển từ hướng Tây qua hướng Bắc để đến đàn tế.
Lễ hội Huế này sẽ được diễn ra với nhiều lễ nghi khác nhau, bao gồm các lễ như lễ Quán tẩy (lễ tẩy trần), lễ Thượng hương, lễ Nghinh thần, lễ Điện ngọc bạch, lễ Truyền chúc, lễ Hiến tước, lễ Tứ phúc tộ, Triệt soạn, Tống thần, Tư trúc bạch soạn.
Mỗi nghi lễ trong lễ hội đều được thực hiện theo trình tự nhất định và mang đậm ý nghĩa tâm linh. Đây cũng là một trong những nét đẹp nổi bật của lễ hội Huế và là cơ hội để du khách biết thêm về các nghi lễ truyền thống khi xưa.
3.3. Lễ hội ở Huế – Lễ rước hến
Lễ hội Huế với cái tên khá thú vị – Lễ rước hến. Thường được tổ chức tại làng Vĩ Dạ – Nơi có địa danh cồn Huế nổi tiếng và vào ngày 24/6 âm lịch hàng năm. Lễ hội này thường được tổ chức theo phong tục và chỉ có người dân làng phường Hến tiến hành, tham dự.
Lễ hội sẽ bắt đầu bằng việc kết thuyền trang trí, tùy mỗi thuyền mô hình trang trí có sự khác biệt. Đặc biệt, trên đường “rước hến” sẽ có cây đại phan được các bô lão túc trực như một đặc trưng của lễ hội.
Là vùng đất với lịch sử hàng ngàn năm phát triển, Huế cùng với nhiều loại lễ hội khác nhau đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu khi du khách ghé tới đây. Và nếu bạn cảm thấy ấn tượng với một trong các lễ hội Huế được Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giới thiệu ở trên thì còn chờ gì mà không chuẩn bị cho mình hành trang đến tham gia lễ hội nhỉ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng chi tiết từ A -Z
Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết chi tiết từ A – Z mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc tiết kiệm nhất