Không gian màu Color Spaces trên tivi là gì?

Không gian màu Color Spaces trên tivi là gì?

Không gian màu – Color Spaces là một khái niệm quá sức lạ lẫm với nhiều người chưa rành công nghệ và ngay cả với các tín đồ tivi, máy ảnh kỹ thuật số, laptop, máy in cũng chưa chắc hiểu rõ về công cụ này đâu nhé. Nếu tò mò, xem bài sau ngay nào!

1Không gian màu – Color Spaces là gì?

Không gian màu Color Spaces trên tivi là gì?

Không gian màu, hệ màu, Color Spaces là một công cụ nhận biết khả năng màu sắc của 1 thiết bị hay một tệp tin hình ảnh cụ thể. Color Spaces của 1 thiết bị được tái tạo trên 1 thiết bị khác cho bạn dễ nhận biết không gian màu của thiết bị bạn cần phân tích đó có bao nhiêu vùng sáng/tối, độ bão hòa màu và bao nhiêu vùng màu xâm nhập.

Tương tự như cách các họa sĩ trộn các màu sắc cơ bản trên bảng màu

Hình dung về không gian màu, các chuyên gia đưa ra ví dụ, nó tương tự như cách các họa sĩ trộn các màu sắc cơ bản trên bảng màu để họ tiện hình dung màu sắc và sắc thái mà họ muốn dùng để vẽ thì Color Spaces chính là bảng màu đã được pha trộn đó nhưng màu sắc trên bảng màu kỹ thuật số này sẽ được xác định theo định lượng, tổ chức màu chính xác hơn.

Ngoài ra, không gian màu không thể nhìn thấy bằng mắt thường như bảng màu của họa sĩ, nó chỉ dùng làm nền cho các kỹ thuật bên trong thiết bị, tệp tin. Nhưng bạn vẫn cần học cách hình dung không gian màu để xác định Color Spaces phù hợp nhất cho từng công việc nhất định.

2Cách hình dung không gian màu

Không gian màu là đối tượng không gian 3 chiều chứa đầy đủ các màu sắc pha trộn, mỗi hướng trong không gian biểu hiện cho 1 khía cạnh của màu sắc như độ đậm nhạt, độ bão hòa hoặc Hue (tùy thuộc vào từng loại không gian màu khác nhau).

Cách hình dung không gian màu

Trong hình ảnh trên, có 2 biểu đồ thể hiện cho bề mặt màu sắc bên ngoài 1 không gian màu mẫu theo 2 góc nhìn. 2 bề mặt này miêu tả hầu hết các màu có thể tái tạo trong không gian màu. Những màu bên trong Color Spaces là sự kết hợp tinh tế của các màu sắc nằm ở bề mặt bên ngoài.

Biểu đồ trên cho bạn dễ dàng hình dung một cách định tính hơn về không gian màu nhưng nó không hữu ích cho việc quản lý màu sắc thực tế. Bởi một không gian màu luôn cần so sánh với 1 không gian màu khác.

3Cách so sánh các không gian màu

Để hình dung rõ hơn về 1 không gian màu tại 1 thời điểm, không gian màu thường được biến đổi từ không gian 3D sang hình ảnh 2D. Điều này rất hữu ích cho công việc của mọi người bởi nó giúp bạn nhìn thấy toàn bộ ranh giới màu sắc nhanh chóng hơn.

Ngoại trừ các quy chuẩn cụ thể khác thì thông thường hình ảnh không gian màu dạng 2D được dùng so sánh với nhau là hình mặt cắt ngang chứa tất cả các màu sắc có độ sáng 50%.

Cách so sánh các không gian màu

Để so sánh không gian màu, người ta đặt chồng các gam màu lên nhau

Trong hình ảnh này, chúng ta so sánh 3 không gian màu gồm sRGB, gam màu rộng RGB và không gian màu chuẩn độc lập – Reference Space. Trong đó sRGB và gam màu rộng RGB đôi khi được dùng để chỉnh sửa hình ảnh.

Từ bảng so sánh không gian màu 2D này, bạn có thể thấy mọi màu sắc trong từng không gian màu nằm trong khung viền đen và trắng, chúng như 1 tập hợp con của 1 số không gian chuẩn.

Nhận xét cho không gian màu trong sơ đồ này thì bạn có thể nhìn ra không gian gam màu rộng RGB chứa nhiều màu đỏ, tím và xanh lục hơn, còn không gian màu sRGB chứa nhiều màu xanh lam hơn.

Lưu ý:

– Màu sắc được hiển thị trong không gian màu chuẩn ở trên hình chỉ mang tính chất tham khảo, bởi màu sắc thực tế còn phụ thuộc vào cách các thiết bị của bạn hiển thị màu sắc.

– Phân tích này chỉ đúng cho không gian màu có độ sáng 50%, nó cũng là vùng nằm giữa sơ đồ không gian màu.

– Nếu bạn quan tâm đến vùng tối, sáng thì cần xem mặt cắt ngang 2D với độ sáng tầm 25%, 75%.

4Các loại không gian màu

Không gian màu được ứng dụng đa dạng, thuật ngữ liên quan đến không gian màu phổ biến có:

Các loại không gian màu

Không gian màu phụ thuộc vào thiết bị: Thể hiện màu sắc so sánh với 1 số không gian màu chuẩn. Cung cấp cho bạn thông tin có giá trị về tập hợp màu con được hiển thị qua màn hình, thiết bị cụ thể, có thể được chụp bằng máy ảnh hoặc máy quét kỹ thuật số.

Không gian màu độc lập với thiết bị: Thể hiện màu sắc tuyệt đối, thường dùng là không gian màu chuẩn, dùng làm nền để so sánh với các thiết bị khác. Chúng hầu hết là không gian màu không nhìn thấy được, hiếm khi “được” cố ý tương tác khi người ta chỉnh sửa hình ảnh.

Không gian hoạt động: Sử dụng trong các chương trình chỉnh sửa hình ảnh và định dạng tệp để hạn chế phạm vi màu sắc trong 1 bảng màu tiêu chuẩn. 2 không gian hoạt động được dùng phổ biến nhất trong công nghệ nhiếp ảnh kỹ thuật số là Adobe RGB 1998 và sRGB IEC61966-2.1.

Các thiết bị hoặc không gian hoạt động có thể nhận ra nhiều màu rõ hơn được xem là có “gam màu rộng”, ngược lại thì được xem là không gian màu có “gam màu hẹp”.

5Các không gian màu chuẩn – Reference Space

Gần như tất cả các phần mềm quản lý màu sắc hiện nay đều dùng không gian màu độc lập với thiết bị do Ủy ban Quốc tế de l ‘éclairage (CIE) xác định vào năm 1931.

Không gian màu chuẩn mô tả tất cả các màu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường dựa vào phản ứng bình quân từ 1 nhóm người không có vấn đề về thị lực (họ thường được gọi là quan sát viên đo màu chuẩn).

Bạn cần lưu ý 1 điều là đa số các thiết bị trên thị trường chỉ thể hiện được 1 phần không gian màu chuẩn do CIE định nghĩa, điều đó cũng có nghĩa mọi biểu hiện không gian màu trên màn hình thiết bịchỉ mang tính chất ước lượng, không đạt độ chính xác tuyệt đối.

Các không gian màu chuẩn - Reference Space

Không gian màu chuẩn CIE phổ biến có 3 loại cơ bản là CIE xyz (ra đời năm 1931), CIE L*a*b* và CIE L u’v'(1976)

CIE xyz, được tạo nên dựa trên biểu đồ trực tiếp của các tín hiệu từ 3 loại cảm biến màu trong mắt người, được gọi là hàm tristimulus X, Y và Z. Không gian màu này thể hiện sự phân bổ màu xanh lá cây quá nhiều nên hạn chế sự hiển thị của các màu sắc khác, khiến chúng “co cụm” trong 1 khu vực nhỏ.

CIE L u’v’ được tạo ra để khắc phục khuyết điểm của CIE xyz bằng cách phân phối màu sắc gần đúng tỷ lệ về sự khác biệt màu sắc mà ta cảm thấy được. 1 vùng màu lớn gấp đôi dạng u’v’ thể hiện sự đa dạng màu gấp đôi, giúp bạn dễ hình dung và so sánh các không gian màu.

CIE L*a*b* có sự phân bổ lại màu sắc, mở rộng trên 2 trục lấp đầy màu sắc trong khung hình vuông. Mỗi trục trong không gian màu L*a*b* đại diện cho 1 thuộc tính dễ nhận biết của màu sắc như sự thay đổi màu đỏ – xanh lá cây, màu xanh lam – vàng. Các đặc điểm này giúp L*a*b* trở thành không gian màu chuẩn hữu ích trong việc chỉnh sửa hình ảnh, được sử dụng trong các phần mềm Adobe Photoshop, GIMP,…

Đọc tới đây là bạn đã có đủ kiến thức cơ bản của không gian màu rồi đấy. Nếu có điều gì thắc mắc, cần thảo luận thêm về vấn đề có chút hơi “khô khan” này, hãy gửi câu hỏi cho truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để trao đổi thêm nhé.

Nguồn: www.cambridgeincolour.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *