Mắt kính đi xe đạp là phụ kiện quan trọng, có tác dụng chống bụi, chống tác động của mưa gió cũng như tia tử ngoại hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu 7 tiêu chí chọn mua mắt kính đi xe đạp phù hợp với nhu cầu nhé!
Mắt kính xe đạp là phụ kiện giúp bảo vệ mắt của bạn được an toàn trong quá trình đi xe đạp, tránh bị vật thể lạ bay vào hay tác động từ các yếu tố ngoài môi trường như nước mưa, tia UV,… Ngoài ra, đeo mắt kính sẽ giúp bạn quan sát rõ hơn và có trải nghiệm tốt hơn khi đạp xe.
Tác dụng của mắt kính xe đạp
- Hạn chế tác động từ các tia sáng có hại cho mắt.
- Làm giảm ánh sáng chói của mắt trời.
- Cung cấp tầm nhìn rõ hơn, tăng khả năng quan sát để tránh va chạm với phương tiện khác.
- Tránh côn trùng và bụi bay vào mắt.
1Chất liệu gọng kính
Đi xe đạp đường dài đồng nghĩa với việc bạn sẽ thường xuyên phải đeo kính lâu, tiếp xúc với da và mặt trong thời gian dài vì vậy nên chọn những sản phẩm có gọng kính nhẹ, ôm sát mặt và có độ bền cao.
Chất liệu gọng kính được làm bằng nhựa, hợp kim hoặc nhôm thường được ưa chuộng sử dụng bởi độ dẻo dai, bền bỉ và an toàn khi tiếp xúc với da. Không nên lựa chọn gọng kính bằng kim loại thường bởi chất liệu này khá nặng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái.
2Khung cho kính cận
Thông thường, kính cận không thể thay thế cho kính đi xe đạp bởi tròng của kính cận không đủ độ rộng để chắn gió, bụi.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại kính xe đạp được thiết kế cho phép gắn phần kính cận ở bên trong, không chỉ đóng vai trò bảo vệ đôi mắt khi đạp xe mà vẫn giúp những bạn bị cận nhìn rõ mọi thứ xung quanh đem lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
3Chất liệu tròng kính
Các chất liệu phổ biến thường được sử dụng để làm tròng kính bao gồm: thủy tinh, nhựa hoặc Polycarbonate. Tròng kính thủy tinh là loại thấu kính cho khả năng quang học vượt trội, độ trong suốt cao và chống trầy xước hoàn hảo.
Tròng kính nhựa thường có độ bền cao, chống va đập tốt và nhẹ hơn so với tròng thủy tinh. Chất liệu này cũng có khả năng bắt màu nhuộm dễ dàng nên có nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn hơn. Tròng kính Polycarbonate nhẹ, chống va đập và ngăn chặn tia UV hiệu quả.
4Đệm cao su
Đệm cao su được thiết kế ở giữa kính và mũi giúp ôm sát khuôn mặt, tránh tình trạng kính lỏng khiến người dùng phải trực tiếp lấy tay đẩy gọng kính. Đồng thời, đệm cao su còn tạo tiếp xúc êm ái với sống mũi cho bạn cảm giác thoải mái, không khó chịu khi đeo.
Vì vậy, khi mua mắt kính đi xe đạp, bạn nên chọn những sản phẩm có đệm cao su mềm và có độ ôm vừa với mũi của bạn để tránh gây trầy xước da và hạn chế vết hằn mũi do đeo kính lâu.
5Khả năng chống đọng sương
Thời điểm đạp xe vào sáng sớm hoặc ban đêm thường xuyên xuất hiện những màn sương dày đặc, gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của bạn và tạo ra một lớp màn màu trắng ở tròng kính.
Vì vậy, khi mua mắt kính đi xe đạp, bạn nên lựa chọn những dòng kính có khả năng chống đọng sương để hạn chế đối đa sự ảnh hưởng, đảm bảo tầm nhìn giúp dễ dàng di chuyển hơn.
6Màu sắc mắt kính
Tuỳ hoàn cảnh khác nhau, màu sắc mắt kính sẽ đảm nhận một vai trò riêng, được sử dụng vào từng thời điểm cụ thể:
- Mắt kính màu đen hoặc tráng gương: thường được dùng khi trời nắng.
- Mắt kính trong suốt: phù hợp vào ban đêm hoặc gặp thời tiết xấu.
- Mắt kính màu cam hoặc vàng: thích hợp sử dụng trong điều kiện ánh sáng thấp.
- Mắt kính màu nâu, xanh: phù hợp với những ngày nắng nhẹ nhàng, không gay gắt.
7Phụ kiện bảo vệ kính
Để bảo vệ tối đa mắt kính đi xe đạp, bạn nên chọn mua sản phẩm có kèm theo các phụ kiện bảo vệ kính như hộp đựng và khăn lau. Hộp đựng giúp bảo quản kính một cách hoàn hảo khi không có nhu cầu sử dụng đến, tránh mọi tác động có thể xảy ra gây trầy xước hay móp méo.
Bạn nên thường xuyên mang theo khăn lau kính khi đạp xe, bởi bụi bặm sẽ liên tục dính vào mắt kính gây ảnh hưởng tới tầm nhìn và khiến bạn khó chịu. Khăn lau giúp làm sạch các vết bẩn, tránh làm ảnh hưởng tới trải nghiệm đạp xe của bạn.
- 7 phụ kiện xe đạp đường phố không thể thiếu cho người đi xe đạp
- Top 7 phụ kiện xe đạp không thể thiếu cho xe đạp đua
- Hướng dẫn cách chọn đèn xe đạp phù hợp với nhu cầu
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn chọn được mắt kính xe đạp phù hợp nhất với mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé!