Mùa hồng đang chín rộ, các bạn hãy cùng vào bếp với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn học công thức làm hồng khô theo kiểu Nhật ăn dần nhé. Với cách làm này hồng giữ được hương vị thơm ngọt, dẻo, không cứng như cách sấy thông thường.
Thời gian dự tính làm món hồng hong gió:
– Thời gian chuẩn bị: 15 phút.
– Thời gian chế biến: 30 phút.
– Thời gian sấy gió: 3-5 tuần.
Tùy bạn muốn ăn nhiều hay ít mà chuẩn bị số lượng hồng nhé. Thông thường để thu 1 kg hồng khô cần 5 – 7 kg hồng tươi.
Nguyên liệu và dụng cụ để làm hồng hong gió kiểu Nhật:
– 5 – 7 kg hồng giòn ( Nên chọn hồng bánh xe chín và không bị dập).
– 2 – 3 muỗng rượu đế.
– Dây buộc hồng.
– Dụng cụ: Bếp, dao, tô, giàn phơi,…
Cách thực hiện hồng hong gió kiểu Nhật
Bước 1: Chọn hồng:
– Bạn nên chọn hồng giòn đã chín, còn độ giòn ngọt để giúp định hình trái hồng khô được tốt hơn thay vì hồng mềm sẽ dễ bị vỡ khi phơi.
– Bạn chọn hồng bánh xe còn cuống trái, tránh làm trái hồng bị dập vì những chỗ dập sẽ tạo ra những chấm đen trên trái và dễ gây ra khó khăn khi gọt. Trái hồng nên chọn cỡ sêm sêm nhau, có cỡ vừa đủ lớn để giúp trái nhanh khô hơn.
Bước 2: Gọt hồng:
Rửa sạch hồng rồi để ráo sau đó gọt nhẹ nhàng tránh làm trái hồng bị dập. Bạn gọt vỏ nhưng giữ lại cuống hồng để buộc dây nhé.
Bước 3: Cột dây vào cuống hồng và nhúng qua nước pha rượu:
– Dùng dây dù nhỏ buộc vào cuống trái hồng đã gọt sạch vỏ.
– Bạn đun sôi khoảng 500 ml nước rồi tắt bếp, pha vào nước 2 muỗng canh rượu đế.
– Lấy trái hồng đã buộc dây ngâm vào dung dịch rượu ở trên 2-3 phút rồi đem hồng ra phơi nắng.
Bước 4: Phơi hồng:
– Tùy thuộc vào nhà bạn có dây phơi hoặc giàn phơi di động, nhưng nhất thiết phải để hồng ở nơi thoáng gió, cao ráo.
Hồng không được chạm vào nhau. Có nắng thì càng tốt, không có cũng không sao nhưng cần thoáng gió và khô ráo.
– Thời gian phơi hồng từ 3 đến 5 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ của nắng. Khoảng thời gian 5 – 7 ngày đầu tiên là quan trọng nhất vì mốc dễ phát triển trong tầm này.
Trong thời tiết ẩm, các bạn có thể khắc phục bằng cách hong bằng quạt sưởi cho hồng được khô đều hơn.
– Khi hồng đã tương đối khô (sau khoảng 7 – 10 ngày), quả hơi quắt lại thì đeo bao tay và xoa bóp nhẹ nhàng.
Việc này giúp cho ruột hồng tiết thêm chất ngọt và các chất ngọt phân bố đều hơn. Cứ cách 2 ngày thì làm một lần.
Trong thời gian đầu tiên, vì ruột hồng rất mềm nên cần làm nhẹ tay, tránh cho quả hồng bị bục, sẽ rất dễ bị mốc.
– Sau khoảng 10 – 15 ngày, khi vỏ quả hồng đã khá khô và dày thì khả năng mốc thấp hơn khá nhiều. Sau khoảng 5 – 7 tuần, khi hồng khô cứng lại không thể xoa bóp thêm được nữa là đã ổn.
Hồng lúc này sẽ có một lớp trắng li ti bao ngoài, là đường tiết ra từ quả, không phải mốc (nếu là mốc thì nhìn sẽ thấy như có một lớp lông tơ mỏng, còn đường thì chỉ là hạt trắng li ti thôi).
Bảo quản hồng trong hộp đựng thực phẩm có lót vải mềm sạch (hoặc giấy mềm sạch) và để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần trong khoảng 12 tháng nhé!
Lưu ý dành cho bạn khi làm hồng hong gió kiểu Nhật:
– Bạn cần ngâm hồng trong rượu pha loãng để khử trùng và tránh nấm mốc phát triển.
– Hồng đạt chuẩn khi chuyển qua màu nâu sậm và có một lớp đường như phấn trắng li ti trên bề mặt.
– Cần phơi hồng nơi thoáng gió có nắng là tốt nhất, không được để trái hồng chạm vào nhau khi phơi dễ sinh nấm mốc.
Xem thêm:
– Cách làm mận lắc siêu nhanh siêu ngon nhâm nhi.
– Cách ngâm xoài non chua chua ngọt ngọt đúng điệu, ăn hoài không chán.
Thời gian phơi hồng hơi lâu nhưng thành quả là một món ăn vặt thật tuyệt vời phải không các bạn. Bạn có thể bảo quản hồng trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần, chúc các bạn thành công!