Hiện nay, khái niệm Inferiority complex là gì được nhiều người tìm hiểu bởi có nhiều người mắc hội chứng này. Nhưng bạn có thật sự hiểu hết về hội chứng mặc cảm thấp kém? Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giải đáp cho bạn cụ thể về Inferiority complex.
Khái niệm Inferiority complex là gì?
Với mọi người, hầu hết ai cũng có thể trải qua những cảm xúc nghi ngờ vào chính bản thân mình, có thể là không chắc chắn vào mình. Nếu cảm xúc tiêu cực ấy diễn ra liên tục thì nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Lúc này, có thể là bạn đã có triệu chứng mặc cảm thấp kém.
Hội chứng này được đưa ra lần đầu vào năm 1907 bởi nhà tâm tâm lý học Alfred Adler, đó là đặc chưng bởi các triệu chứng tâm thần riêng biệt làm cản trở các hoạt động bình thường. Mặc dù không phải là vấn đề lớn trong tâm thần học nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn của sự đau khổ.
Inferiority complex là gì?
Cảm giác thấp kém ấy có thể là do tưởng tượng hoặc có thể là thực tế như vậy. Nếu như bạn không đấu tranh với ý nghĩ này thì chúng sẽ trở thành tự ti thái quá và gây ra nhiều triệu chứng khác. Một số triệu chứng của mặc cảm thấp kém phổ biến như:
- Có cảm giác thua thiệt, không an toàn, không xứng đáng.
- Không tham gia vào nhiều hoạt động hàng ngày hay các hoàn cảnh xã hội.
- Luôn so sánh bản thân mình với mọi người.
- Có cảm giác thù địch, thất vọng, lo lắng, hay cáu giận.
- Bị mất ngủ.
- Không thể hoàn thành công việc.
- Có những dấu hiệu của trầm cảm, lo âu, hay những rối loạn sức khoẻ tâm thần khác.
Cảm giác thấp kém và thiếu tự tin khác nhau thế nào?
Có nhiều người chưa thực sự hiểu Inferiority complex là gì? Và cũng có sự nhầm lẫn giữa cảm giác thấp kém và sự thiếu tự tin. Thực tế, một người kém tự tin và cảm giác thấp kém là 2 điều khác nhau hoàn toàn.
Thiếu tự tin và cảm giác thấp kém khác nhau như thế nào?
Cảm giác thiếu tự tin đó là những điều bạn có thể quan sát bình thường và có thể hiểu được. Ví dụ như bạn có thể thấy ai đó cao hơn bạn, thể chất của bạn không được tốt so với vận động viên chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, cảm giác thấp kém lại khác. Chỉ vì bạn nhận thấy rằng mình không tốt như người khác mà sinh ra suy nghĩ tiêu cực. Dù không tốt hơn họ về vấn đề nào đó nhưng không có nghĩa rằng điều ấy sẽ khiến bạn thấp kém hơn. Việc chủ quan hoá cảm giác không tương xứng sẽ dẫn tới cảm giác thấp kém, những suy nghĩ ám ảnh.
Làm sao để nhận biết mình đang có cảm giác thấp kém?
Bạn đã hiểu Inferiority complex là gì? Và dù bạn thuộc vào loại nào trong 2 loại kể trên thì chắc hẳn sẽ rất mệt mỏi. Dưới đây sẽ là một số cách để biết là bạn đang mắc chứng cảm giác thấp kém:
Cực kì nhạy cảm
Nếu bạn có cảm giác thấp kém, thì dù là một lời chỉ trích nhỏ thôi cũng làm cho bạn thấy buồn rầu và tự trách bản thân mình. Bất kỳ một dấu hiệu nhỏ nào từ chối hay bạn không được tham gia vào cũng khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi.
Luôn so sánh bản thân với người khác
Sự so sánh sẽ khiến bạn có cảm giác hơn thua, bạn sẽ nghĩ là sao mọi người lại giỏi hơn mình như vậy? Bạn luôn có cảm giác mình yếu kém hơn người khác nếu như bạn không ngừng thay đổi tiêu chuẩn so sánh của mình.
Hay so sánh mình với người khác
Sự trì hoãn và thụ động
Việc có chủ nghĩa hoàn hảo sẽ thường gây ra tình trạng ì ạch, trì hoãn và so sánh bản thân không ngừng với người khác. Bạn cứ cố gắng đặt ra nhiều tiêu chuẩn quá cao cho bản thân, nhưng chúng không khiến bạn tốt hơn mà chỉ làm bạn tệ đi mà thôi.
Có cảm giác tội lỗi, ganh ghét và xấu hổ xuất phát từ mạng xã hội
Khi bạn thấy đời sống màu hồng của người khác trên mạng xã hội, bạn sẽ cảm thấy tự ti về bản thân và có cảm giác thua kém. Tệ hơn nữa là mọi người thường có xu hướng chỉ tập trung vào những điều tốt của người khác trên facebook của họ rồi so sánh với bản thân mình.
Thực ra, trên mạng xã hội chỉ là ảo, đôi khi đó là phiên bản ảo, còn những cái xấu xí, buồn chán thì họ đã che lấp đi rồi.
Hay phán xét ngầm người khác
Bởi sự tư ti nên khiến bạn thích đánh giá người khác vì lúc ấy bạn sẽ cố cho mình cảm giác là bản thân mình cũng tốt hơn họ. Thực ra điều này lại luôn phản tác dụng, những lúc ấy có lẽ là lúc bạn đang cảm thấy tự ti về bản thân đó. Cho nên, nếu bạn không phán xét người khác thì bạn sẽ ít có cảm giác liên tục bị đánh giá hơn.
Hay nhìn và phán xét người khác
Cố giấu lỗi lầm của mình và phân tán để người khác không thấy nhưng không thành công
Những người thấy bản thân mình xấu xí, không tự tin ngoại hình sẽ bỏ cuộc và không cố gắng cải thiện nữa. Nhưng về sau, họ sẽ thường cố gắng che đậy bất cứ điều gì mà họ cảm thấy xấu hổ. Bạn cố gắng kiểm soát cách mà người khác nhìn về mình, bạn muốn tránh sự phán xét của họ về những điều còn kém cỏi của mình. Nhưng mọi thứ đó lại khiến cho bạn e dè và căng thẳng hơn.
Những ngôn ngữ cơ thể của chứng mặc cảm thấp kém
Ngoài lời nói, ngôn ngữ cơ thể cũng có sức mạnh biểu thị vô cùng lớn. Đôi khi bạn nghĩ là đã giấu được cảm xúc, nhưng vô thức quá nét mặt, cử chỉ của bạn lại làm lộ hết những gì bạn cố che giấu. Nếu sự mặc cảm thấp kém vẫn ở trong tâm thức của bạn thì người khác vẫn sẽ nhận ra được qua ngôn ngữ cơ thể của bạn.
Vậy ngôn ngữ cơ thể nào cho thấy sự mặc cảm thấp kém?
Thu người lại
Khi nguy hiểm hoặc gặp bất lợi, động vật được thu người lại để không bị loài khác phát hiện ra. Và kể cả con người cũng vậy nhưng có biểu hiện khác một chút. Chúng ta sẽ thường ẩn mình bằng cách gù lưng xuống khi đang đứng hoặc đang ngồi.
Luôn thu mình lại khi có cảm giác thấp kém
Khoanh tay
Người có chứng cảm giác thấp kém sẽ hay tạo ra cho mình hàng rào bảo vệ bằng cách khoanh tay lại. Đó cũng là sự phòng thủ, tự bảo vệ mình. Hành động này có ý nghĩa là bảo vệ bản thân khỏi một cá nhân hay một điều gì đó mạnh mẽ hơn.
Thực hiện những động tác nhỏ
Nếu bị mặc cảm, người đó sẽ thường chỉ di chuyển thật nhẹ nhàng để tránh gây sự chú ý. Bởi họ thường nghĩ là mình không xứng đáng xuất hiện, sự hiện diện của mình làm cho mọi người không thoải mái. Bởi vậy, họ thường đi lại rất nhẹ nhàng, hạn chế cử động tay và nói những câu đơn ngắn gọn để không ai nhìn thấy sự hiện diện của họ.
Thay đổi từng động tác nhỏ
Cải thiện tư thế
Khi nào bạn thấy có dấu hiệu cảm giác thấp kém, hãy nhanh chóng cải thiện tư thế để tự tin, dạn dĩ hơn. Bạn có thể tham khảo tư thế: ngẩng đầu, nhìn thẳng về phía trước, đứng thẳng người, đôi khi có thể chống tay lên hông. Nếu bạn dần hình thành những tư thế quen thuộc này, bạn sẽ cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn và cũng giảm bớt những mặc cảm tự ti về bản thân trong cuộc sống.
Hy vọng những thông tin mà Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ về Inferiority complex là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng qua và rõ nét về thuật ngữ này nhé!
Theo dõi Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để xem thêm các bài viết thú vị khác!