Lắp đặt các thiết bị điện gia dụng cần đảm bảo cho sự tiện nghi, an toàn để tránh gây ra những hậu quả khó lường. Cùng tìm hiểu cách lắp đặt an toàn cho các thiết bị điện có công suất lớn hoặc được sử dụng liên tục giúp bảo vệ được hệ thống điện cho gia đình bạn trong bài viết sau!
Tham khảo ngay ổ cắm điện thông minh giá SỐC!!
1Vì sao nên lắp đặt an toàn cho các thiết bị điện có công suất lớn?
Trong quá trình sử dụng, các thiết bị gia dụng có công suất lớn thường không may xảy ra các hiện tượng khó lường như chập điện, quá tải, tự cháy hoặc bắt lửa từ các thiết bị điện tỏa nhiệt, cháy do phóng giông sét,…. gây ra chập hệ thống điện gia đình, hỏa hoạn, có thể gây thiệt hại tài sản và tính mạng.
Ngoài ra, một số thiết bị khi sử dụng liên tục trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy, đồng thời có nguy cơ hư hỏng hệ thống điện cao hơn.
Chính vì vậy, việc lắp đặt an toàn cho các thiết bị điện gia dụng có công suất lớn là vô cùng cần thiết. Theo khuyến cáo, các thiết bị điện gia dụng có công suất >=4000W nên lắp thêm cầu dao, dây điện 3mm và dây tiếp đất để đảm bảo an toàn. Vì:
DC 30A: Là loại cầu dao tự động ngắt khi có sự cố trong đường điện nằm trong hệ thống mà aptomat điều khiển như: tự động ngắt khi có sự cố rò rỉ điện, tự động ngắt khi có người lỡ tay chạm vào dòng điện và tự động ngắt khi dòng điện quá tải.
Dây điện Φ 3m: Đây là loại dây điện có công suất chịu tải phù hợp với các thiết bị điện gia dụng, đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở, mang hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng.
Dây tiếp đất: Nối đất hay còn gọi là tiếp địa, hoặc dây tiếp đất là một trong những phương pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử.
2Các thiết bị điện nào nên lắp đặt thêm cầu dao, dây điện 3mm và dây tiếp đất?
1. Bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại
Bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại là các thiết bị điện có công suất cao. Theo thông số kỹ thuật của mỗi chiếc bếp từ, bếp điện đôi, tổng công suất của mỗi chiếc bếp từ ít nhất cũng đạt 3000W khi sử dụng 2 bếp cùng lúc, có chiếc lên tới hơn 4000W.
Đối với những chiếc bếp từ, bếp điện ba, bốn bếp nấu thì công suất lại càng lớn hơn, có thể lên tới hơn 10.000W.
Khi đó, gia đình cần thiết phải có chiếc aptomat riêng, dây điện chịu tải tốt giúp bếp hoạt động ổn định, an toàn tiết kiệm điện hiệu quả nhất, không ảnh hưởng tới các thiết bị khác khi xảy ra sự cố về điện của bếp.
2. Bình nước nóng lạnh
Bình nước nóng lạnh là đồ gia dụng cần thiết và phổ biến của các gia đình, nhất là trong thời tiết lạnh giá. Đây là thiết bị có công suất cao để làm nóng nước nhanh chóng. Ngoài ra, thiết bị được lắp đặt trong môi trường nhiều hơi nước và ẩm ướt nên rất dễ gây dò rỉ điện và gây nguy hiểm.
Phương pháp chống giật do rò rỉ điện từ bình nóng lạnh là sử dụng Aptomat là một trong những biện pháp hiệu quả, đơn giản nhất và mang lại sự an toàn cao cho người sử dụng trong trường hợp có sự cố về điện trong bình nóng lạnh hay hệ thống điện của gia đình.
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn an toàn sử dụng máy nước nóng, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cần có dây nối đất và nhà sản xuất luôn cung cấp cổng nối đất trên vỏ máy.
Lí do là vì dây mayso của máy nước nóng dùng trong thời gian dài sẽ bị bám cặn, khi gặp nhiệt độ cao gây giãn nở và nứt khiến rò điện ra nước. Nếu bình nước nóng được lắp dây tiếp đất, dòng điện sẽ đi qua dây này xuống đất thay vì truyền qua người dùng gây giật điện. Vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng, bình nóng lạnh luôn luôn phải có dây tiếp đất.
3. Lò vì sóng – lò nướng
Lò vi sóng, lò nướng là thiết bị điện gia dụng có công suất sử dụng lớn, lớp vỏ bên ngoài thường được làm bằng kim loại nên có khả vỏ bị nhiễm điện khi mạch điện của lò bị ẩm ướt, lớp cách điện bị giảm tác dụng.
Ngoài ra, nếu bạn nấu ăn với công suất lớn trong thời gian dài, điện áp cao, các bức xạ trong lò không được hấp thụ hết cũng sẽ phản xạ gây ra tia lửa tạo hiện tượng nhiễm điện ở lò.
Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể lắp thêm aptomat và dây tiếp đất cho lò vi sóng để đảm bảo an toàn. Nếu lò vi sóng có dây tiếp đất thì vỏ sẽ không bị nhiễm điện, trường hợp có bị thì cũng không gây nguy hiểm, không gây hiện tượng giật điện, mất an toàn cho người dùng.
4. Máy giặt
Mỗi loại máy giặt trước khi xuất xưởng được nhà sản xuất tính toán kỹ lưỡng và hạn chế mức thấp nhất những rủi ro về điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nước, bọt xà phòng có thể tràn ra ngoài lồng giặt hoặc máy giặt được đặt những nơi có độ ẩm cao, các động cơ điện và mạch điện bên trong máy giặt bị ẩm ướt, xảy ra hiện tượng rò rỉ điện.
Bên cạnh đó, vỏ máy giặt được thiết kế bằng kim loại, điện rò rỉ sẽ được truyền ra ngoài lớp vỏ, người dùng vô tình chạm phải sẽ gây ra tai nạn điện không mong muốn.
Hiểm họa điện giật thường xảy ra bất ngờ, nên cần phải có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ. Lắp đặt thêm aptomat và nối dây tiếp đất cho máy giặt là một biện pháp vừa an toàn vừa đơn giản. Máy giặt sau khi được nối tiếp đất, nếu có rò rỉ điện xảy ra cũng được truyền xuống đất và không gây hại cho người sử dụng.
5. Tủ lạnh
Tủ lạnh là thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với đá hoặc nước . Do đó nguy cơ nhiễm điện bị rò rỉ rất cao. Đặc biệt, đây là thiết bị có tần suất sử dụng thường xuyên đối với mỗi gia đình. Chính vì vây, việc lắp đặt an toàn cho tủ lạnh là vô cùng cần thiết.
Khi lắp đặt tủ lạnh, bạn nên thực hiện nối đất cho tủ khi đặt ở những nơi có độ ẩm cao để tránh khỏi nguy cơ bị điện giật hoặc nhiễu sóng âm. Ngoài ra phải đảm bảo nguồn điện luôn đủ công suất và điện áp để tủ hoạt động.
6. Máy lạnh
Trong những ngày hè nắng nóng, việc sử dụng điều hòa, máy lạnh là giải pháp tối ưu với nhiều gia đình, nhưng vào mùa này lượng điện năng sử dụng rất lớn nên nhiều nơi hay cắt điện để tránh bị quá tải gây chập cháy.
Bên cạnh đó, việc sử dụng aptomat cho điều hòa là cần thiết bởi khi xảy ra hiện tượng rò điện, chập cháy,…, aptomat máy lạnh sẽ tự động ngắt dòng điện đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như các thiết bị điện khác trong gia đình.
Việc lắp thêm aptomat cũng giúp cho quá trình tháo dỡ, bảo dưỡng hay sửa máy lạnh tại nhà được thuận tiện hơn do thiết bị dễ dàng bị cách ly khỏi nguồn điện. Các công việc liên quan đến máy lạnh sẽ không làm gián đoạn hệ thống điện gia đình.
Khi không sử dụng máy lạnh trong thời gian dài cũng có thể ngắt aptomat để đảm bảo máy không bị hư hại do những xung điện đột ngột từ điện lưới. Ngoài ra, đối với dàn nóng máy lạnh cần phải phải thực hiện nối đất để ngăn ngừa các rủi ro về điện.
7. Máy rửa chén
Máy rửa chén là một thiết bị đặc biệt bởi khi vận hành chúng vừa tiếp xúc với điện lại tiếp xúc với nước. Điều này rất dễ dẫn tới hiện tượng rò rỉ điện, hở điện hay chập điện gây nguy hiểm khi sử dụng.
Lường trước được băn khoăn và nghi ngại của người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng máy rửa chén, nhà sản xuất đã có giải pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn như: Vỏ máy sơn tĩnh điện không ngăn hỡ điện, sử dụng đệm chắn nước với các bộ phận tiêu thụ điện, tính năng cảnh báo cửa máy đã đóng chặt chưa và tự động ngắt,….
Thực chất, đối với những công nghệ hiện đại ngày này, các thiết bị máy rửa chén đã đảm bảo an toàn, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Tuy nhiên, không gì là không thể xảy ra dù là hi hữu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng bạn nên lắp thêm aptomat, dây tiếp đất và sử dụng dây điện có độ chịu tải lớn để đảm bảo an toàn khi sử dụng và khắc phục máy rửa chén bị hở điện.
- Cách lắp đặt an toàn cho thiết bị điện gia dụng có công suất lớn
- Hướng dẫn cách lắp đặt máy giặt đúng cách tại nhà
Trên đây là thông tin hướng dẫn lắp đặt an toàn cho các thiết bị điện có công suất lớn mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ đến bạn. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!