Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) trang 114 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
1. Trước khi nói:
– Dựa vào kết quả thu được ở phần “Viết”, xây dựng dàn ý ngắn gọn cho bài nói, gồm các phần “Mở bài”, “Triển khai” và “Kết luận” để thể hiện được ý chính của từng phần.
– Nếu nội dung bài nói giống với các chủ đề được nêu trong văn bản của phần “đọc” (thói khoe khoang, sự thiếu chủ kiến, thói khoác lác, thói đạo đức giả,…) thì có thể viện dẫn làm
– Gạch dưới những ý em dự định sẽ nhấn mạnh trong bài nói.
– Tìm thông tin từ sách, ảnh, báo, phương tiện nghe nhìn (nếu có) để giải thích vấn đề.
2. Trình bày bài nói:
Về phía người nói:
– Giới thiệu vấn đề (có thể trực tiếp đi thẳng vào vấn đề hoặc kể lại tình huống dẫn tới vấn đề đó).
– Lần lượt trình bày từng nội dung của từng vấn đề theo dàn ý đã chuẩn bị.
– Nêu ý phê phán của bạn một cách chính xác, đúng mực và có thể thêm chút hài hước. Hãy chú ý đến phản ứng của người nghe để tìm kiếm sự đồng thuận và phản hồi đối thoại.
Về phía người nghe:
– Lắng nghe và quan sát để hiểu ý kiến của người nói về chủ đề. Phần tóm tắt phải phản ánh đầy đủ và chính xác nội dung chính của bài nói. Các thông tin này cần được viết ngắn gọn, rõ ràng và được trình bày kết hợp với các ký hiệu để tạo nên sơ đồ tóm tắt văn bản (gạch đầu dòng, gạch nối, mũi tên,…). Để chuẩn bị cho cuộc thảo luận, ghi chú những thắc mắc hoặc suy nghĩ riêng của mình vào một bảng tóm tắt.
3. Sau khi nói:
Người nói và người nghe thảo luận về bài nói bằng cách sử dụng những gợi ý sau.
– Các chủ đề được đề cập có phù hợp với đời sống con người trong xã hội ngày nay không?
– Ý nghĩa thiết thực của vấn đề được trình bày là gì?
– Nội dung và cách trình bày của người nói (thái độ, giọng nói, các phương án hỗ trợ, khả năng tương tác với khán giả…) có thuyết phục không?
– Việc người nghe trao đổi ý kiến có tác dụng làm rõ hoặc bổ sung chủ đề mà người nói trình bày không?
4. Hướng dẫn trình bày ý kiến về một thói xấu trong xã hội hiện đại:
– Nêu rõ vấn đề cần
– Xác định vấn đề nghị luận (giải thích vấn đề đời sống được bàn luận).
– Nêu rõ quan điểm phê phán của người viết, đưa ra lý do rõ ràng và đưa ra bằng chứng chứng minh lời phê bình là chính đáng.
– Đối thoại với các ý kiến khác (giả định) để khẳng định quan điểm của người viết.
5. Bài viết tham khảo:
Có ai đó từng nói: “Ở đời, đừng mượn hơi ai mà thở”, một câu nói ngắn gọn mà hàm súc đã nêu bật một thói quen xấu đang là vấn đề nghiêm trọng trong giới trẻ Việt Nam hiện nay: thói quen ỷ lại. Và qua những bức ảnh được nêu lên ở trên, ta có thể có cái nhìn rõ nét hơn về thói quen xấu này.
Bức ảnh cho thấy rõ hình ảnh người mẹ đang loay hoay đẩy xe giữa trời mưa tầm tã, nước ngập đến ngang chân. Điều đáng nói là trên chính chiếc xe này một cậu con trai đang ngồi, một thanh niên trẻ tuổi và được bọc kỹ càng, cẩn thận dưới cái áo mưa, không dính một giọt nước nào. Một bức ảnh chụp một người mẹ đón con đi học về có vẻ như bình thường nhưng trên thực tế, nó lên án sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh nói riêng và giới trẻ nói chung: sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.
Đây cũng là thực tế phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ Việt Nam. Ỷ lại có nghĩa là phụ thuộc, sống bám vào người khác, thiếu đi tính độc lập và tự chủ cần có của một người. Nếu bạn đã cảm thấy quen với việc luôn có ai đó sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề cho mình, nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi không có một chút quan tâm từng ly từng tí từ những người thân yêu của mình, hoặc nếu bạn thích thú với những gì được bày ra sẵn trước mặt mình; điều này có thể có nghĩa là bạn đã mắc căn bệnh: sống dựa, sống bám. Hay nói chung hơn, ỷ lại có nghĩa là sống phụ thuộc vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.
Có sự
Tương lai của đất nước sẽ ở đâu khi một con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra một lớp thanh niên lười biếng, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống và luôn nhút nhát, rụt rè. Bên cạnh đó, thói ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, khả năng sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.
Vậy nguyên nhân dẫn đến thói quen xấu này là gì? Thật kỳ lạ, nó lại xuất phát từ tình yêu thương và hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, thương con nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời vì sợ con vấp ngã mà cẩn thận bao bọc con dưới đôi cánh của mình.
Nhưng sai lầm mà cha mẹ không nhận ra là đã vô tình cản trở sự trưởng thành và phát triển của con, khiến con trở nên nhút nhát và hình thành tâm lý trông đợi ở người khác
Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống vô cùng bấp bênh bởi giống như những cây dương xỉ sống bám trên cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.
Lại nói đến ở do chạy theo thành tích, kết quả cao mà vô tình tạo ra
Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ, tạo ra một phản ứng dây chuyền để tất cả sụp đổ. Điều này không hoàn toàn là do cha mẹ, thầy cô mà còn do những con người trẻ tuổi lười biếng, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh
Đây chính là tất cả những gì đang kìm hãm sự phát triển của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay. Một ví dụ cụ thể là thay vì đứng xuống hộ mẹ để xe có thể đi nhanh hơn, thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì bình thản ngồi ở phía sau. Điều này không chỉ khiến bản thân bị người khác cười nhạo, coi thường mà còn thể hiện nhân cách “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.
Để cải thiện liệu còn có kịp? Không có gì là không thể nếu có sự quyết tâm. Hơn hết, bản thân các bạn trẻ phải có tính tự giác, tự lập trong việc giúp đỡ cha mẹ và trong công việc của mình.
Thoát ra khỏi cuộc sống khuôn mẫu, sự áp đặt để thoát ra khỏi cuộc sống ăn bám, nhàm chán, tạo cho bản thân một hình ảnh độc lập “Đầu đội trời, chân đạp đất”.
Còn cha mẹ thì hãy nới vòng tay để con có thể tự do dang rộng đôi cánh, để con có thể tự bước đi, tự đứng lên khi vấp ngã, dạy con kỹ năng sống, để con tiếp xúc với đời,…Các trường học nên tránh giải đáp tất cả các câu hỏi của học sinh mà thay vào đó hãy để học sinh tự tìm tòi, khám phá, khơi dậy sự tò mò, nhiệt tình học tập, hứng thú và có động lực để làm tốt.
Theo phương châm: Không có người giúp thì sẽ không có kẻ nhờ. khi chúng thiếu cần, chúng ta có thể cho họ mượn cần để tự câu một con cá. Thay đổi phương pháp giáo dục là cách tốt nhất để thay đổi thói quen trước khi chúng bén rễ trong giới trẻ. Đây là công cuộc cần sự chung tay hỗ trợ của tất cả mọi người và của toàn xã hội vì tương lai tươi đẹp của đất nước.
Tóm lại, thói ỷ lại ăn bám gia đình, thầy cô là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết ở nước ta. Vì vậy cha mẹ không nên vô tình vì tình cảm của mình mà lỡ tay làm hại con cái. Đừng vì thành tích ảo mà phá vỡ trí tưởng tượng của mầm non đất nước. Và quan trọng nhất, đừng vì lười biếng mà làm hỏng tương lai.
Vì giúp Tổ quốc vươn lên, theo kịp các nước bạn, mỗi người dân cần phải có trách nhiệm đẩy lùi thói ỷ lại, phòng ngừa việc sống bám, đừng là cây dương xỉ mà hãy là một gốc cổ thụ.