6 Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” lớp 8 hay nhất

6 Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” lớp 8 hay nhất
Bạn đang xem: 6 Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” lớp 8 hay nhất
tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Khi viết một văn bản hoặc một bài văn, việc bạn diễn đạt có vai trò rất quan trọng. Nếu như bạn diễn đạt tốt, dễ hiểu, khoa học thì mang lại hiệu quả tốt nhưng ngược lại, nếu bạn diễn đạt không rõ ràng, thiếu lô-gic thì rất dễ khiến người đọc mất cảm tình, không bị thuyết phục. Chính vì vậy không phải ai cũng có khả năng viết được những bài văn hay, những bài văn logic để thuyết phục được người đọc. Vậy làm thế nào để làm được điều ấy, trước nhất các bạn phải nắm được nghĩa chính xác của từ, hiểu hoàn cảnh dùng từ và đặc biệt là phải luyện tập nhiều trong việc dùng từ có lô gic. chúng mình sẽ giúp các bạn soạn bài Chữa lỗi diễn đạt lô-gic hay nhất dưới đây để hiểu và chuẩn bị tốt nội dng lên lớp.

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 2

Trả lời câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

Phát hiện và chữa các lỗi lôgic

Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó.

a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác.

b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Trả lời

a) – Quần áo, giày dép là đồ dùng sinh hoạt nó không thể nằm trong hệ thống của đồ dùng học tập.

– Chữa lại:

Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và các vật dụng sinh hoạt khác.

b) – Thanh niên là tập hợp của những người trẻ tuổi, còn bóng đá là một bộ môn thể thao. Hai khái niệm này không “đồng chất” với nhau. Trong thanh niên có học sinh, sinh viên, bộ đội…, còn trong bóng đá có thể có huấn luyện viên, cầu thủ nhí…

Trong thanh niên nói chung và trong tầng lớp sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

Niềm say mê trong bóng đá, trong bầu nhiệt huyết của thanh niên là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

c) – “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” là hai tác phấm hiện thực phê phán của văn học Việt Nam thời kì 1930 – 1945 không nằm trong hệ thống, không cùng chung tác giả là Ngô Tất Tố.

“Lão Hạc” của Nam Cao, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố… đã giúp […].

Có thể chữa lại các câu sau:

d) Em muốn trở thành một kĩ sư hay bác sĩ?

e) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc về nội dung tư tưởng.

g) Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn và béo.

h) Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị đã đảm đang, gánh vác mọi trách nhiệm nhà chồng.

Chị Dậu rất nhân hậu, thủy chung nên chị rất mực yêu thương chồng con.

i) Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể xứng đáng với tám chữ vàng Bác Hồ trao tặng. Đó là “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

– Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể đảm đương được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.

k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe của chính mình, vừa gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh.

Trả lời câu 2 (trang 127 SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

Hãy tìm những lối diễn đạt tương tự (lỗi lô-gíc) trong bài tập làm văn của mình hoặc của các bạn cùng lớp, trong lời nói hàng ngày hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trả lời:

Có thể lấy một số ví dụ của việc viết câu sai sau đây. Các em học sinh thử chữa lại cho đúng:

(1) Thực tế khách quan cho thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm, khắc phục từ những thất bại bước đầu.

(2) Vì phong trào “ba đảm đang” đang phát triển sôi nổi khắp nơi, nên chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiều thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.

(3) Tác phẩm “Tắt đèn“ tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam và cái đói của gia đình chị Dậu.

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 2

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 5

1. Bài tập 1, trang 127 -128, SGK.

a) Khi một chuỗi liệt kê có kiểu A và B khác thì B phải cùng loại với A, như trong một mâm cơm có thịt cá và các món ăn khác. Nếu B khác loại với A thì không được kể tên cụ thể ra mà chỉ nói chung kiểu như và thứ khác hoặc các thứ khác (thứ khác ở đây là “thứ khác loại với A”).

Trong bài tập này, quần áo, giày dép có cùng loại với đồ dùng học tập không ? Dựa vào cách trả lời đúng câu hỏi này để phát hiện và chữa lỗi lô-gíc trong câu đã cho. Có hai cách chữa như trong ví dụ phân tích trên đây.

b) Khi viết một câu có kiểu kết hợp A nói chung và B nói riêng thì A và B phải cùng một loại, và nghĩa của từ ngữ A (nói chung) phải rộng hơn nghĩa của từ ngữ B (nói riêng) : A bao hàm B hay B bị bao hàm (nằm trong) A (xem hình bên dưới), gọi là nguyên tắc bao nhau. Nghĩa của thanh niên (là “lớp người”) và nghĩa của bóng đá (là “một môn thể thao”, và trong đó có thể có người quá tuổi thanh niên) không cùng loại, cho nên không thể nói thanh niên (nói chung) rộng hơn bóng đá (nói riêng).

Nếu muốn giữ lại các từ ngữ thanh niên nói chung, cần tìm trong lớp thanh niên những lớp người hẹp hơn mà cũng ở độ tuổi thanh niên, nhưng có một công việc cụ thể đòi hỏi niềm say mê mới thích hợp, như sinh viên (say mê học tập, nghiên cứu)

Ngược lại, nếu muốn giữ lại các từ ngữ bóng đá nói riêng, theo em, cần chọn từ nào trong các từ sau đây làm cái chung : bóng chuyền, bóng bàn, thể thao ?

c) Lão Hạc là tên một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, trong đó nhân vật chính là một ông già có tên là Hạc, nên được gọi là lão Hạc ; Bước đường cùng là tên một tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Công Hoan với nhân vật chính là anh Pha ; Ngô Tất Tố là một nhà văn có tác phẩm Tắt đèn quen thuộc với nhân vật chính là anh Dậu. cả ba tác phẩm này đều nói đến cuộc sống của người nông dân trước,Cách mạng tháng Tám 1945.

Khi cần liệt kê, trong trường hợp này, phải tuân thủ nguyên tắc cùng loại, nghĩa là hoặc chỉ nêu tên nhân vật chính, hoặc chỉ nêu tên tác phẩm, hoặc chỉ nêu tên tác giả. Ví dụ : lão Hạc, anh Pha, anh Dậu hay Lão Hạc, Bước đường cùng, Tắt đèn.

d) Trong một câu hỏi lựa chọn giữa hai vật, ví dụ A hay B, thì hai vật phải cùng một hạng với nhau, nhưng giữa vật A và vật B phải có sự khác biệt nào đó, không nhiều thì ít, có khi chỉ do tâm lí người chọn, ví dụ hai vật cùng một loại, như hai đôi giày, nhưng màu sắc khác nhau, thì đây cũng là cơ sở để lựa chọn.

Trong ví dụ này bác sĩ là một lớp nhỏ hơn bên trong lớp trí ửìức, hai lớp người này có quan hệ bao hầm (như là sinh viên với thanh niên nói ở điểm b trên đây), chứ không cùng một hạng với nhau. Như vậy phải chọn một lớp con cùng hạng với lớp con bác sĩ, ví dụ như kĩ sư, giáo viên thì mới có quan hệ lựa chọn được.

e) Sai lầm trong ví dụ này giống như sai lầm ở điểm b trên đáv, tức là sự vi phạm nguyên tắc không được bao nhau, vì đã hay về nghê thuật tất nhiên trong đó có sắc sảo về ngôn từ (cái trước bao hàm cái sau, nên nhắc đến cái sau là thừa).

g) Ví dụ này sai lầm ở chỗ người gầy cũng có thể mặc áo ca rô, như vậy là điểm phân biệt không đủ mạnh giúp người ta có thể nhận biết sự khác nhau. Về nguyên tắc, sai lầm này giống sai lầm nêu ở điểm d, tức là một kiểu vi phạm quan hệ lựa chọn.

Như vậy phải chọn một lớp con tương đương với lớp người gầy, nhưng khác biệt người gầy, tốt nhất là trái ngược, ví dụ người béo. Hai đặc điểm gầy và béo tương phản rất mạnh, đủ để phân biệt hai người với nhau. HS thử tìm một cách diễn đạt tương phản với mặc áo ca rô.

h) Câu ở điểm h này sai phạm về suy luận : cần cù và chịu khó không phải là điều kiện để rút ra kết luận yêu thương chồng con. Cần cù vả chịu khó chỉ là điều kiện đưa đến việc tránh đói nghèo.

i) Câu ở điểm isai phạm về suy luận, cụ thể là tối nghĩa ở hai chi tiết :

– Không phải tất cả những đức tính tốt đẹp của người (phụ nữ) xưa là điều kiện để phụ nữ Việt Nam ngày nay có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. Chỉ có những đức tính cụ thể nào đó có thể giúp làm được những việc cụ thể nào đó.

– Nhiệm vụ vinh quang và nặng nề là viêc phải làm, cho nên nếu có đức tính cần cù thì có thể thực hiện được một việc đòi hỏi phải có đức tính đó, như ở đây là có “năng lực để làm những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó”, chứ không phải “có một việc nào đó để làm”.

Một cấu như câu i là câu sáo rỗng, tối nghĩa, cần dựa theo các ý phân tích trên đây để viết lại một câu đầy đủ ý giúp người đọc có thể hiểu được.

k) Câu ở điểm k cũng sai phạm về suy luận, cụ thể là không phân biệt thứ bậc của các quan hệ.

Cách suy luận đúng là : Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây hại cho sức khoẻ sức khoẻ bị hại là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của con người. Suy luận này gồm có hai bậc, có thể hình dung như sau :

– Hút thuốc lá gây hại cho sức khoẻ.

– Sức khoẻ bị hại làm giảm tuổi thọ của con người.

Đê sửa chữa chỗ sai, cần xem lại cách dùng hai từ vừa. Dùng hai từ vừa như vậy là tạo ra quan hệ đồng thời (tức “cùng một lúc”), không cho thấy được quan hệ thứ bậc như trên.

2. Bài tập 2, trang 128, SGK.

Tham khảo bài tập 1 để thực hiện bài tập này.

Câu 3. Những câu sau đây có mắc lỗi diễn đạt không ? Vì sao ?

a) Ngoài việc dùng từ sai câu này còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

b) Dù trong lĩnh vực truyện ngắn hay văn xuôi ông đều có những đóng góp xuất sắc.

a) Câu a không mắc lỗi diễn đạt

b) Câu b mắc lỗi diễn đạt vì từ “dù” chỉ mối quan hệ tương phản giữa hai vế trong câu.

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 5

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 4

Bài tập 1

a) Trong một câu có kiểu kết hợp “A và B khác” theo logic thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp.

Ở đây, thì A (quần áo, giày dép), B (đồ dùng học tập) thuộc hai loại khác nhau, B không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A.

Vì vậy có thể chữa lại:

– Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.

– Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

– Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.

b) Trong một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và B nói riêng” theo logic thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B.

Ở đây thì không phải như thế. Vì vậy có thể sửa lại:

– Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

– Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

c) Trong một câu có kiểu kết hợp A, B và C (các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nhau) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù.

Ở đây, Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố không thuộc cùng một trường từ vựng. Lão Hạc, Bước đường cùng là tên tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tên tác giả.

Câu c có thể sửa lại là:

– “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

– Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

d) Trong câu hỏi có tính lựa chọn “A hay B?” chẳng hạn “Anh đi Tiền Giang hay Vĩnh Long’?” thì A và B theo logic không bao giờ là từ có quan hệ nghĩa rộng – hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và B không bao hàm A.

Ở đây A (trí thức) là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (bao hàm) B (bác sĩ). Có thể sửa lại cho đúng là:

– Em muốn trở thành một người trí thức hay một thủy thủ?

– Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ?

e) Trước một câu có kiểu kết hợp “không chỉ A mà còn B” theo logic thì tương tự như câu d, A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ rộng – hẹp với nhau, nghĩa A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A.

Ở đây, A (hay về nghệ thuật) bao hàm B (sắc sảo về ngôn từ) trong giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học có giá trị ngôn từ.

Có thể sửa lại cho đúng là:

– Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.

– Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.

– Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng.

g) Trong câu này, các dấu hiệu đặc trưng của hai đối tượng được miêu tả không được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, đối lập nhau trong một phạm trù (cao gầy, mặc áo ca rô).

Có thể sửa lại cho hợp logic là:

– Trên sân ga chỉ còn lại hai người, một người thì cao gầy, còn một người lùn mập.

– Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì mặc áo trắng trơn, còn một người thì mặc áo ca rô.

h) Ở đây, nên là một quan hệ từ nối các vế có mối quan hệ nhân quả giữa Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con không hề có mối quan hệ này.

Có thể sửa lại:

– Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.

i) Trong câu này, hai vế không phát huy… người xưa và người phụ nữ… nặng nề đó không thể nối với nhau bằng nếu… thì được.

– Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.

k) Trong câu, các vế nối với nhau bằng vừa… vừa cũng có tính chất giống như quan hệ giữa các vế nối với nhau bằng hay, không chỉ mà còn (câu d, c).

Có thể sửa lại: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn kém về tiền bạc.

Bài tập 2

Học sinh tập phát hiện và chữa lỗi trong lời nói bài viết của mình và của bạn.

Có thể tìm những lỗi diễn đạt (lỗi về logic) trong các bài tập làm văn của mình hoặc của bạn cùng lớp rồi chữa các lỗi đó.

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 4

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 1

Bài 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

a, Trong câu trên đồ dùng học tập không cùng nhóm với quần áo, giày dép vì thế nên sửa thành:

– Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, gày dép và đồ dùng học tập.

– Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

b, Phạm vi đối tượng trong câu có dạng A nói chung và B nói riêng, khi đó A và B phải cùng loại nhưng trong bài này A và B khác loại. Sửa thành:

– Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

c, Lão Hạc và Bước đường cùng là tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tác giả, hai phạm trù này không thể được xếp cùng làm chủ ngữ. Sửa thành:

– Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.

d, Trí thức có nghĩa bao hàm nghĩa của từ bác sĩ. Câu trên sửa thành:

– Em muốn trở thành một kỹ sư hay một bác sĩ.

e, Nghệ thuật bao hàm nghĩa của từ “ngôn từ”. Câu trên sửa thành:

– Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.

g, Một người cao gầy (hình dáng) và một người mặc áo ca rô (trang phục) thuộc hai phạm trù khác nhau, sửa thành:

– Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.

h, Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ “nên”. Sửa thành:

– Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.

i, Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra ” những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.

– Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.

k, Khi câu thể hiện mối quan hệ song đôi vừa A vừa B phải có quan hệ đẳng lập chứ không bao hàm. Sửa thành:

– Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.

Câu 2: Có thể lấy một số ví dụ của việc viết câu sai sau đây. Các em học sinh thử chữa lại cho đúng:- (1) Thực tế khách quan cho thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm, khắc phục từ những thất bại bước đầu.- (2) Vì trong trào “ba đảm đang” đang phát triển sôi nổi khắp nơi, nên chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiền thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.
– (3) Tác phẩm “Tắt đèn” tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam và cái đói của gia đình chị Dậu.

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 1

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 3

Câu 1: Trang 127SGK Ngữ Văn 8 – Tập 2
Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó.

d) Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ?

e) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.

g) Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô.

h) Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.

i) Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.

k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.

a) Lỗi: Quần áo, giày dép là đồ dùng sinh hoạt, không nằm trong nhóm đồ dùng học tập.

Sửa: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và các vật dụng sinh hoạt khác.

b) Lỗi: Thanh niên và bóng đá là hai khái niệm không đồng chất với nhau.

Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn tới thành công.

c) Lỗi: Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố là ba khái niệm không đồng chất với nhau.

Sửa: Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.

d) Lỗi: Trí thức và bác sĩ không phải là hai khái niệm đồng chất với nhau

Sửa: Em muốn trở thành bác sĩ hay kĩ sư?

e) Lỗi: Hay về nghệ thuật đã bao gồm sắc sảo về ngôn từ

Sửa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn giàu ý nghĩa về nội dung.

d) Lỗi: Cao gầy và mặc áo ca-rô không phải hai từ đồng chất

Sửa: Trên sân ga còn chỉ còn lại hai người. Một người cao gầy, còn một người thấp béo.

h) Lỗi: Cần cù, chịu khó không phải nguyên nhân dẫn tới kết quả yêu thương chồng con

Sửa: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị đã đảm đang, gánh vác mọi trách nhiệm nhà chồng.

i) Lỗi: có được

Sửa: Nếu như không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể đảm đương được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.

k) Lỗi: Có hại cho sức khỏe đã bao gồm việc giảm tuổi thọ

Sửa: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe của chính mình, vừa gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh.

Câu 2. Trang 128SGK Ngữ Văn 8 – Tập 2

Hãy tìm những lỗi diễn đạt tương tự (lỗi lô-gíc) trong bài tập làm văn của mình hoặc của các bạn cùng lớp, trong lời nói hằng ngày hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ví dụ:

Tác phẩm “Tắt đèn” tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam và cái đói của gia đình chị Dậu.

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 3

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 6

Câu 1 sgk ngữ văn lớp 8 trang 127

Phát hiện lỗi và sửa lỗi.

a.

Quần áo, dày dép là đồ dùng sinh hoạt nó không thể nằm trong hệ thống của đồ dùng học tập.

Sửa lại: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và các vật dụng sinh hoạt khác.

b.

Thanh niên là tập hợp của những người trẻ tuổi, còn bóng đá là một bộ môn thể thao. Hai khái niệm này không “đồng chất” với nhau. Trong thanh niên có học sinh, sinh viên, bộ đội… còn trong bóng đá có thể có huấn luyện viên, cầu thủ nhí…

Sửa lại.

c.

“Lão Hạc”, “Bươc đường cùng” là hai tác phẩm hiện thực phê phán của văn học Việt Nam thời kì 1930 – 1945 không nằm trong hệ thống, không cùng chung tác giả là Ngô Tất Tố.

Sửa lại: “Lão Hạc” của Nam Cao, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố… đã giúp […].

d. Khi đã có sự lựa chọn A hay B thì A và B phải có mối quan hệ đẳng lập, không có quan hệ bao hàm. Câu trên đã vi phạm quy tắc, vì “bác sĩ” cũng là một loại “trí thức”

Sửa: Em muốn trở thành một kĩ sư hay bác sĩ?

e. Lỗi sai giống câu d: Nghệ thuật bao chứa ngôn từ.

Sửa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc về nội dung tư tưởng.

g. Người nói muốn miêu tả ngoại hình đối lập giữa hai người nhưng lại không cùng bình diện: “cao gầy” thuộc vóc dáng, “áo caro” thuộc về trang phục.

Sửa: Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người cao thì gầy, còn một người thì lùn và béo.

h. Quan hệ từ “nên” dùng cho quan hệ nhân – quả. Nhưng “rất mực yêu thương chồng con” không phải là kết quả của “cần cù, chịu khó”

Sửa:

Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và hết mực yêu thương chồng con.

i. Cặp “Nếu – thì” vốn để biểu thị mối quan hệ điều kiện – kết quả. Nhưng ở đây “những đức tính tốt đẹp” không sinh ra “những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề”

Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể xứng đáng với tám chữ vàng Bác Hồ trao tặng. Đó là “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể đạm đương được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.

k. Khi câu thể hiện mối quan hệ sóng đôi vừa A, vừa B thì giữa A và B phải có quan hệ đẳng lập chứ không được bao hàm. Câu đã cho vi phạm vì “giảm tuổi thọ” nghĩa là đã “có hại cho sức khỏe”

Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” số 6

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên chúng mình.

Đăng bởi: Nguyễn Thuỷ

Từ khoá: 6 Bài soạn “Chữa lỗi diễn đạt” lớp 8 hay nhất