6 Bài soạn “Những câu hát than thân” lớp 7 hay nhất

6 Bài soạn “Những câu hát than thân” lớp 7 hay nhất
Bạn đang xem: 6 Bài soạn “Những câu hát than thân” lớp 7 hay nhất
tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Ca dao là một thể loại văn học dân gian khá quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Từ ngày còn nằm nôi, những câu hát trữ tình truyền miệng, một dạng của ca dao và cao dao đã theo lời ru, lời hát của bà, của mẹ đi vào trong tiềm thức chúng ta sau mỗi lần chắp đôi cánh nhung nâng đỡ giấc mộng trẻ thơ. Những câu ca dao là nỗi lòng của con người và trong kho tàng ca dao dân ca, chiếm một số lượng đồ sộ đó là ca dao than thân. Đọc ca dao than thân ta có thể cảm nhận được nỗi khổ mà người nông dân xưa chỉ có thể gửi gắm vào những câu hát đẩy đưa để đem một làn gió mát mẻ thổi vào với cuộc đời đang khô cằn vì mệt nhọc của họ và đồng thời trân trọng, đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ ấy. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Những câu hát than thân” hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 2

Trả lời câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một số bài ca dao mượn hình ảnh con cò:

– Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

– Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?

Cò về đến gốc cây đề

Giương cung anh bắn cò về làm chi

Cò về thăm bác thăm dì

Thăm cô xứ Bắc, thăm dì xứ Đông.

* Người xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình vì con cò là một con vật hiền lành, chăm chỉ, chịu khó kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi và quen thuộc với phẩm chất và thân phận của người nông dân.

Trả lời câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả bằng những hình ảnh đối lập: một mình cò phải lận đận nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua biết bao khó khăn, nguy hiểm. Cò mải kiếm ăn nên thân cò gầy mòn và việc vất vả đó không chỉ ngày một ngày hai mà kéo dài.

– Cuộc đời lận đận của cò được diễn tả rất sinh động bằng từ láy “lận đận” và cặp từ đối lập “lên – xuống”, “đầy – cạn”.

b. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Chính cái xã hội đó mới làm cho thân cò thêm lận đận, gầy mòn.

Trả lời câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Em hiểu cụm từ “thương thay” là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót.

* Trong bài 2, “thương thay” được lặp lại 4 lần.

Ý nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ: thương phận con tằm – thương thay lũ kiến – thương thay hạc – thương thay con cuốc. Bốn lần thương thay, bốn con vật khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người lao động. Sự lặp lại ấy tô đậm nỗi xót thương cho cuộc sống khổ sở, vất vả của người lao động.

Trả lời câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2:

– Thương con tằm là thương cho thân phận đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

– Thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận nhỏ bé suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn, thấp cổ bé họng, kẻ nào cũng có thể đè nén, áp bức; thương cho những người lao động có thân phận nhỏ nhoi, làm ăn quanh năm suốt tháng mà vẫn nghèo đói.

– Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai và những cố gắng vô vọng của những người lao động trong xã hội cũ.

– Thương cho con cuốc là thương cho thân phận nhỏ bé, thấp bé, dù có than thở, kêu la thảm thiết thì cũng không có ai động lòng, thương xót cho những nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ.

Trả lời câu 5 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

– Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

– Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.

⟹ Các bài ca dao này nói về thân phận người phụ nữ chịu nhiều vất vả, gian nan, thiệt thòi trong xã hội cũ.

⟹ Về nghệ thuật, thường mở đầu bằng cụm từ “thân em” gợi ra nỗi buồn thương và sử dụng các hình ảnh so sánh ví von để nói lên những số phận, cảnh đời khác nhau của người phụ nữ.

Trả lời câu 6 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Như chúng ta đã biết, trái bần là tên của một loại quả đồng âm với từ “bần” để chỉ sự nghèo khó. Hình ảnh trái bần trôi nổi còn bị gió dập, sóng dồi thì không biết sẽ dạt vào đâu. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khổ, chịu bao nhiêu sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định số phận của mình.

Luyện tập

Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao .

– Nội dung:

+, Cả ba bài ca dao đều là những câu hát than thân của con người trong xã hội cũ.

+, Ở mỗi bài văn đều mang tính chất phản kháng.

– Nghệ thuật:

+, Thể thơ 3 bài sử dụng: thể thơ lục bát.

+, Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ và các câu hỏi tu từ.

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 2

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 5

I. Các bài ca dao than thân

1.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2.

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Bài 1

– Nội dung: Bài ca dao là lời than thân trách phận của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội.

Sử dụng từ láy “lận đận” giàu sức gợi hình: ý nói về số phận bấp bênh, vất vả.Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: thác (chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối làm nước đổ mạnh xuống) – ghềnh (chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết) đều là những sự vật có ở trong tự nhiên. Trong bài ca dao thì thác ghềnh ý chỉ sự trắc trở, khó khăn.Hình ảnh đối lập: nước non – một mình, lên thác – xuống ghềnh, bể kia đầy – ao kia cạn.Hình ảnh ẩn dụ: con cò cũng mang số phận nhỏ bé, thấp kém ngụ ý chỉ thân phận người nông dân trong xã hội xưa.
Câu hỏi tu từ “Ai…?” diễn đạt nỗi khổ cực, khó nhọc.

2. Bài 2

* Nội dung: Bài ca dao là lời than thân trách phận về số phận các kiếp người trong xã hội xưa.

* Nghệ thuật:

– Điệp ngữ “thương thay”: nhẫn mạnh nỗi xót xa, thương cảm dành cho những kiếp người trong xã hội xưa, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận ấy.

– Hình ảnh ẩn dụ:

Con tằm: thân phận những người bị bóc lột sức lao động.Lũ kiến li ti: thân phận những người nhỏ bé, suốt ngày phải làm lụng vất vả mà vẫn chịu nhiều khổ cực, đắng cay.Hạc lánh đường mây: thân phận những người phiêu bạt, lang thang kiếm sống khắp nơi.Con cuốc giữa trời: thân phận những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội.
=> Những hình ảnh ẩn dụ cho số phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.

3. Bài 3

– Nội dung: Bài ca dao diễn tả cuộc đời bấp bênh, lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ không có tiếng nói riêng, không được tự quyết định cuộc đời mà phải phụ thuộc vào người khác.

Hình ảnh so sánh: “thân em – trái bần trôi”: cuộc đời bấp bênh, lận đận
Hình ảnh “gió dập sóng dồi”: những phong ba bão tố trong cuộc đời xô đẩy người phụ nữ, khiến họ phải sống một cuộc đời phiêu bạt, khổ cực và bị người khác chi phối điều khiển.

III. Tổng kết

– Những câu hát than thân là một nội dung lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam.

– Những câu ca dao này thường sử dụng hình ảnh sự vật, con vật, đồ vật nhỏ bé để biểu tượng cho số phận và cuộc đời của con người.

– Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để diễn tả tâm trạng, số phận con người.

– Nội dung: than thân, thể hiện sự đồng cảm với số phận người lao động đồng thời tố cáo sự bóc lột của xã hội phong kiến.

IV. Trả lời câu hỏiCâu 1. Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?- Một số bài ca dao:Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
Con cò lặn lội bờ sông

Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù

Bãi xa, sông rộng, sóng to

Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.
Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ,

Con ốc nằm co,

Con tôm đánh đáo,

Con cò kiếm ăn…
Con cò lặn lội bờ ao

Ăn sung thì chát, ăn đào thì chua.
Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

Cha sinh mẹ đẻ tay không

Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi.- Hình ảnh con có: gần gũi quen thuộc với người nông dân xưa (cánh đồng thẳng cánh cò bay), ở ngoài tự nhiên con có là một loài động vật nhỏ bé, yếu đuối không có khả năng phản kháng, cũng phải lặn lội vất vả kiếm ăn.Câu 2. Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn có nội dung nào khác?- Cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả:Sử dụng từ láy “lận đận” giàu sức gợi hình: ý nói về số phận bấp bênh, vất vả.Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: thác (chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối làm nước đổ mạnh xuống) – ghềnh (chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết) đều là những sự vật có ở trong tự nhiên. Trong bài ca dao thì thác ghềnh ý chỉ sự trắc trở, khó khăn.Hình ảnh đối lập: nước non – một mình, lên thác – xuống ghềnh, bể kia đầy – ao kia cạn.Hình ảnh ẩn dụ: con cò cũng mang số phận nhỏ bé, thấp kém ngụ ý chỉ thân phận người nông dân trong xã hội xưa.Câu hỏi tu từ “Ai…?” diễn đạt nỗi khổ cực, khó nhọc.- Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội.Câu 3. Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2.- “Thương thay”: thương xót, đồng cảm- Điệp ngữ “thương thay”: nhẫn mạnh nỗi xót xa, thương cảm dành cho những kiếp người trong xã hội xưa, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận ấy.Câu 4. Hãy phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2.- Con tằm: thân phận những người bị bóc lột sức lao động.- Lũ kiến li ti: thân phận những người nhỏ bé, suốt ngày phải làm lụng vất vả mà vẫn chịu nhiều khổ cực, đắng cay.- Hạc lánh đường mây: thân phận những người phiêu bạt, lang thang kiếm sống khắp nơi.- Con cuốc giữa trời: thân phận những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội.=> Những hình ảnh ẩn dụ cho số phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.Câu 5. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?- Một số bài ca dao:
Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.*
Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như giếng giữa đàng

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như trái sầu riêng

Kẻ thì nói dở người thì khen ngon.
Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng,vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ruộng cày.
Thân em như cá giữa rào,

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?
Thân em như hạc đầu đình,

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.
Thân em như ớt chín cây,

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Thân em như miếng cau khô,

Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.- Những bài ca dao ấn thường nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.- Giống nhau: đều sử dụng hình ảnh so sánh “thân em” với một sự vật (nhỏ bé, đẹp đẽ)Câu 6.- Hình ảnh so sánh:Hình ảnh so sánh: “thân em – trái bần trôi”: cuộc đời bấp bênh, lận đậnHình ảnh “gió dập sóng dồi”: những phong ba bão tố trong cuộc đời xô đẩy người phụ nữ, khiến họ phải sống một cuộc đời phiêu bạt, khổ cực và bị người khác chi phối điều khiển.- Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến: khổ cực, bị áp bức về thể xác lẫn tinh thần, không có quyền quyết định cuộc đời của bản thân.II. Luyện tậpCâu 1. Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao.- Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để diễn tả tâm trạng, số phận con người.- Nội dung: than thân, thể hiện sự đồng cảm với số phận người lao động đồng thời tố cáo sự bóc lột của xã hội phong kiến.Câu 2. Học sinh học thuộc các bài ca dao đã học- Học sinh tự học.
– Chú ý về các từ ngữ dễ nhầm lẫn khi học.

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 5

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  1. Những bài hát than thân có số lượng lớn và tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát than thân thường dùng các sự vật, các con gần gũi nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh tiêu biểu, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.
    Nước non lận đận một mình
  2. Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
  3. Ai làm cho bể kia đầy
  4. Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
  5. Thương thay thân phận con tằm
  6. Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

    Thương thay con kiến li ti
    Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây

Thương thay con quốc giữa trời

3. Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 49 SGK) Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Bài làm:Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.
“Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về thăm quán cùng quê

Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.
“Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
“Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn”.
Con cò mà đi ăn đêm.

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…
Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?

Cò về đến gốc cây đề,

Giương cung anh bắn cò về làm chỉ

Cò về thăm bác thăm dì,

Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.
Con cò lấp lé bụi tre

Sao cò lại muốn lăm le vợ người

Vào đây ta hát đôi lời

Để cho cò hiểu sự đời, ở ăn

Sự đời cò lấy làm răn

Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.
Cái cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
Cái cò bay bổng bay lơ

Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.

Đem về nàng nấu nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.
Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,

Không, không! Tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi

Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!
Cái cò cái vạc cái nông

Ba con cùng béo, vặt lông con nào

Vặt lông con vạc cho tao

Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!
Cái cò cái vạc cái nông

Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca

Muб»‘i kia Д‘б»• ruб»™t con gГ

Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.
Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng mua trống mua kèn

Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong

Một đồng mua mớ rau răm

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Chàng đi xa vợ xa con

Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng

Chân đi nhưng dạ dùng dằng

Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!
Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non cùng người
Cái cò lặn lội bờ sông

Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù

Bã xa sông rộng sóng to

Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.
Cái cò là cái cò con

Mбє№ Д‘i xГєc tГ©p, Д‘б»ѓ con б»џ nhГ

Mẹ đi lặn lội đồng xa

Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn

Ông kia có cái thuyền buồm

Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò

Ông kia chống gậy lò dò

Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.Cái cò cái vạc cái nôngSao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,Không, không! Tôi đứng trên bờMẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôiChẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Câu 2 (Trang 49 SGK) Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?Bài làm:Về nội dung: Bài ca dao đã vẽ nên hình ảnh con cò khó nhọc, vất vả vì cuộc sống của cò gặp quá nhiều ngang trái, trắc trở; thân cò nhọc nhằn kiếm sống. Cò phải “lận đận”, “lên thác xuống ghềnh” một mình.Về nghệ thuật: Bài ca dao đã để lại ấn tượng khá sâu sắc đối với người đọc, dấy lên lòng thương cảm đối với người nông dân trong xã hội cũ. Đế đạt được điều đó, bài ca dao đã có những thành công trên các phương diện nghệ thuật:Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập giữa các hình ảnh: nước non >

Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Câu 3 (Trang 49 SGK) Em hiếu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?Bài làm:
Cụm từ “thương thay” là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Cụm từ này được lặp lại 4 lần, mỗi lần nhắc đến là một lần diễn tả nỗi thương, thương cho thận phận của mình đồng thời thông cảm cho những người cùng cảnh ngộ. Sự lặp lại đó không những có tác dụng nhấn mạnh nỗi thương cảm, xót xa cay đắng của người nông dân, mà còn có ý nghĩa kết nối, phát triển, mở rộng và liên hệ những nỗi thương khác. Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

Câu 4 (Trang 49 SGK) Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?Bài làm:Những hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: “con tằm”, “lũ kiến”, “chim hạc”, “con cuốc” dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2:Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác;Thương lũ kiến– “li ti” rất bé nhỏ, là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn;Thương cho con hạc – cánh chim bay mỏi không có nơi đứng, là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi);Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.
==> Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

Câu 5 (Trang 49 SGK) Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?Bài làm:Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”:
Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

Thân em như giếng giữa đàng

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chânCác bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.Cụm từ “thân em” đế nói về những kiếp người, những thân phận nhỏ bé, cơ cực, cay đắng. Từ đó, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc ở người đọc – Thường nói về thân phận tội nghiệp, nồi đau khổ cua nhửng số phận nhỏ bé bị lệ thuộc, không có quyền được quyết định cuộc sống của mình – họ là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Về nghệ thuật, Các câu ca dao đều dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, các hình ảnh so sánh hiện lên thật sinh động và gợi cảm

Câu 6 (Trang 49 SGK) Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?Bài làm:Nhận xét về hình ảnh so sánh:Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng – gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.
Hình ảnh trái bần trôi nổi không biết tấp vào đâu, không vậy mà còn bị gió đạp, sóng dồi. Đó là những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm của cuộc sống mà người phụ nữ phải đối mặt. Trái bần cứ trôi nổi vô định không có chỗ dung thân, không biết trôi về phương hướng nào. Nó chỉ mong được dạt, được tấp vào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

Câu 1 Luyện tập (Trang 50 SGK) Em hãy nêu những điếm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao.Bài làm:Về nội dung:Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũVề nghệ thuật:Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 4

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 1

I. Đôi nét về tác phẩm Những câu hát than thân1. Giá trị nội dungNhững câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến2. Giá trị nghệ thuật- Thể thơ lục bát
– Sử dụng hình ảnh nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh so sánh, ẩn dụ

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:

– Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông

→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn

Câu 2 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cuộc đời lận đận, vất vả, cay đắng của con cò được diễn tả:

+ Thông qua từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: diễn tả hết nỗi vất vả, lận đận của con cò

+ Sự đối lập: nước non >

thân cò >

+ Các từ đối lập: lên (thác) >

(bể) đầy >

→ Đối lập cái nhỏ bé, yếu ớt với cái dữ dội, bếp bênh, gập ghềnh

+ Câu hỏi tu từ: diễn đạt nỗi oan trái mà cò gặp phải và sự gieo neo, khó nhọc, cay đắng của người lao động xưa

Nội dung của bài ca dao:

+ Than thân: mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của những người lao động cũ

+ Phản kháng: câu hỏi tu từ thể hiện thái độ bất bình với kẻ làm cho người nông dân lận đận, lên thác xuống ghềnh

Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cụm từ “Thương thay”: tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót ở mức độ cao

– Thương thay được lặp lại 4 lần. Ý nghĩa của sự lặp lại đó:

+ Mỗi lần sử dụng là một lần biểu đạt tình thương một con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau của thân phận người lao động

+ Sự lặp lại tô đậm niềm thương cảm, thương xót cuộc sống trăm bề khổ cực của người lao động

+ Sự lặp lại kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển

Câu 4 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua:

+ Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút đến cùng kiệt sức lực

+ Thương lũ kiến li ti là thương những thân phận nhỏ bé, suốt đời phải làm lụng và kiếm miếng ăn

+ Thương con hạc: thương cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai

+ Thương con cuốc: thương thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không có người động lòng, thương xót

→ Tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công ngang trái trong cuộc sống

Câu 5 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em

– Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

– Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng…

Câu 6 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:

– Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng)

– Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh

⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời

Bài 1 (trang 50 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những điểm chung về nội dung:

+ Than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động

+ Tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến

+ Đều sử dụng hình thức thơ lục bát

+ Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 1

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 3

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 – Trang 49 SGK

Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Trả lời

Một số bài ca dao mà trong đó người nông dân thời xưa thường ra hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình:

Con cò mà đi ăn đêm

Ông ơi, ông vớt tôi nao,

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

– Trời mưa

Con cò kiếm ăn.

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo dưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Sở dĩ người nông dân hay mượn hình ảnh con cò để nói về mình, vì:

– Con cò thường kiếm ăn nơi đồng ruộng, cho nên hình ảnh con cò thường gần gũi với người nông dân.

– Con cò cũng chịu khó, vất vả lặn lội kiếm sông. Nó có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân.

Câu 2 – Trang 49 SGK

Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?

– Cách diễn tả: Dùng phương pháp ẩn dụ, dùng hỉnh ảnh con cò để nói về cuộc đời con người và sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác.

+ Từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” làm cho nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.

+ Biện pháp đối lập: Đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao này, xuất hiện ở cả 4 dòng thơ.

Nước non › ‹ một mình đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhỏ bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.Thân cò › ‹ thác ghềnh; lên › ‹ xuống đối lập giữa cái nhỏ bé yếu ớt của thân cò và sự dữ dội khốc liệt của thiên nhiên.
Bể kia đầy › ‹ ao kia cạn thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn chiếc ao kia nơi cò kiếm ăn hằng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò tần tảo, nhặt nhảnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh

+ Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.

– Nội dung than thân phản kháng:

+ Than thân: Người nông đã dùng hình ảnh thân cò để nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời mình. Cho nên đây không chỉ là tâm sự của cuộc đời cò mà còn là tâm sự của cuộc đời, của thân phận con người “Mỗi dòng thơ là một tiếng than, tiếng thở dài chua xót”.

+ Phản kháng: Câu hỏi tu từ ở cuối bài ca dao còn thể hiện thái độ bất bình phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác, xuống ghềnh. Ai ở đây chính là giai cấp phong kiến, thống trị lúc bấy giờ.

Câu 3 – Trang 49 SGK

Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?

Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. ‘Thương thay” là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.Từ “thương thay” được lặp lại bốn lần mang nhiều sắc thái ý nghĩa:

– Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, đó cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại “thương thay” dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận tấm lòng.

– Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn – Nỗi xót cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức.

Câu 4 – Trang 49 SGK

Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2

– Nhận xét chung: Hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: “con tằm”, “lũ kiến”, “chim hạc”, “con cuốc” dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.

– Hình ảnh cụ thể.

+ “Con tằm”: Tằm ăn lá dâu, rồi từ ruột nó, người ra lấy ra những sợi tơ vàng làm nên những tấm vải rất đẹp, rất quý, tơ bị rút hết thì mạng sống của tằm cũng chấm dứt

⟹ Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp thống trị bóc lột, bòn sút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu cho chúng.

+ “Lũ kiến”: – hàm nghĩa chỉ số đông – “li ti” rất bé nhỏ, thường bị coi thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn

⟹ Đó là hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt kiếp nai lưng quần quật làm việc vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói nghèo.

+ “Chim hạc” cánh chim bay mỏi không có nơi đứng.

⟹ Hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.

Câu 5 – Trang 49 SGK

Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

– Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

– Thân em như giếng giữa đàng,

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

– Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Những bài ca dao thuộc chủ đề than thân, mở đầu bằng cụm từ “Thân em…” thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nỗi khổ lớn nhất là số phận bị phụ thuộc, không được quyền tự quyết định.

Những bài ca dao trên thường giống nhau về mặt nghệ thuật: đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em” đều dùng biện pháp so sánh để miêu tả thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ.

Câu 6 – Trang 49 SGK

Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

– Nhận xét về hình ảnh so sánh:

+ Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng – gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.

+ Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.

– Nỗi khổ người phụ nữ: Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh.

LUYỆN TẬP

Câu 1 – Trang 50 SGK

Nêu những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao.

– Về nội dung, cả ba bài là sự than thân và là sự đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ. Ngoài ra, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.- Về nghệ thuật, cả ba bài thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé đáng thương làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Cả ba đều sử dụng thể thơ lục bát và có âm điệu than thân thương cảm. Cả ba cũng đều có nhóm chữ “Thân em…” mang tính truyền thống, được sử dụng nhiều trong ca dao.

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 3

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 6

I. Tìm hiểu chung

Khái niệm ca dao than thân

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Ca dao than thân là những bài ca dao bày tỏ lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay đồng thời bày tỏ niềm đồng cảm sâu sắc với những số phận khổ đau trong cuộc đời.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình:

Con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.Ông ơi! ông vớt tôi nao,Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.Có xáo thì xáo nước trong,Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Người xưa hay mượn hình ảnh con cò để diễn tả nỗi khổ cuộc đời mình đó là vì hình ảnh con cò gầy gò, yếu đuối là hiện thân của sự bé nhỏ, xơ xác, yếu mọn, mỏng manh, mang nhiều gánh nặng trên đôi vai gầy gò nhỏ bé của mình.

Câu 2 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Ở bài 1, cuộc đời vất vả, lận đận của con người được miêu tả bằng rất nhiều những biện pháp nghệ thuật:

Sử dụng phép ẩn dụ: lấy thân phận con cò để ẩn dụ thân phận con ngườiSử dụng biện pháp nhân hóa: “gầy cò con”, “thân cò”, “lận đận”, “một mình”,…Sử dụng thành ngữ: “lên thác xuống ghềnh”
Ngoài nội dung thân thân, bài ca dao còn là sự đồng cảm, bất bình đối với thân phận vất vả lận đận củacon người.

Câu 3 trang 49 SGK văn 7 tập 1

“Thương thay” là một từ dùng để cảm thán, bộc lộ cảm xúc thương cảm một cách xót xa, bật lên như một tiếng thốt.

Ý nghĩa của sự lập lại cụm từ “thương thay” trong bài ca dao:

“Thương thay” được lặp lại nằm ở vị trí mở đầu ở mỗi câu lục như mỗi lần đều mở ra một thân phận lận đận khác làm tăng thêm nỗi cực nhọc của những cuộc đời cay đắngThể hiện sâu sắc hơn, da diết và thấm thía hơn nỗi niềm thương cảm.
Tạo cho bài ca dao âm điệu da diết, khắc khoải.

Câu 4 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Nỗi thương thân của những người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ ở bài 2:

Hình ảnh con tằm: Tằm ăn lá dâu, nhả ra tơ, con người lấy những sợi tơ làm nên những tấm vải tơ tằm rất đẹp, rất quý, nhưng khi tơ bị lấy cũng là lúc sự sống của tằm chấm dứt => ẩn dụ về số phận bị bóc lột của người lao động dưới sự tàn nhẫn của giai cấp thống trịHình ảnh lũ kiến: “lũ” là để chỉ số đông nhưng chúng lại “li ti” rất bé nhỏ, thường bị coi thường, vì bé nên không ăn được là bao nhưng vẫn phải suốt ngày đi kiếm ăn => ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt làm lụng vất vả nhưng vẫn nghèo đói, không đủ ănHình ảnh chim hạc: cánh chim bay mỏi không có nơi đứng = > ẩn dụ về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của những người lao động nghèo trong xã hội cũ.
Hình ảnh con cuốc: con cuốc cả ngày kêu than đến chảy máu không thể có được một lời đáp lại => ẩn dụ cho thân phận thấp cổ bé họng, yếu ớt tội nghiệp của người lao động nghèo chịu khổ, kêu không ai thấu không ai thương.

Câu 5 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như hạt mưa sa

Ba câu ca dao trên đều nói về thân phận nổi trôi vô định, bị phụ thuộc và tương lai bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Những giống nhau về nghệ thuật trong ba câu ca dao:

Cùng mở đầu bằng cụm từ “thân em”
Đều dùng những hình ảnh so sánh (củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mưa sa) để chỉ thân phận của người phụ nữ.

Câu 6 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Câu 3 nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở đây là “trái bần trôi”

Trái bần: một loại quả vừa chua vừa chát, trong bài ca dao lại là trái đã rụng gợi cho ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn khổ đauTrái bần trôi: thân phận nổi trôi bất định, không thể biết tương lai sẽ đi về đâuGió dập, sóng dồi: là biểu thị cho các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện, đó có thể là giai cấp thống trị, chế độ nam quyền hà khắc, sức mạnh của xã hội kim tiền,… đẩy người phụ nữ đến bờ vực của khổ đau.
Qua đây, có thể thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vô cùng lắm gian truân với bi kịch bị phụ thuộc và tương lai mơ hồ, bất định.

III. Luyện tập

Câu 1 trang 50 SGK văn 7 tập 1

Những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao:

Đặc điểm về nội dung:

Đều là nỗi bất hạnh của người lao động trong xã hội cũLên tiếng tố cáo thế lực xã hội đẩy người lao động vào đường cùngLên tiếng đồng cảm, xót xa cho số phận của những người nghèo lương thiện
Đặc điểm về nghệ thuật:

Sử dụng thể thơ lục bát.
Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ và những câu hỏi tu từ.

Bài soạn “Những câu hát than thân” số 6

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên chúng mình.

Đăng bởi: Phước Phạm

Từ khoá: 6 Bài soạn “Những câu hát than thân” lớp 7 hay nhất