Thành phần tình thái là gì? Nhận biết, tác dụng và lấy ví dụ?

Thành phần tình thái là gì? Nhận biết, tác dụng và lấy ví dụ?
Bạn đang xem: Thành phần tình thái là gì? Nhận biết, tác dụng và lấy ví dụ? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trong một câu sẽ có rất nhiều các thành phần câu. Bên cạnh các thành phần chính như là chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ thì còn có các thành phần câu khác, một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến thành phần tình thái. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thành phần tình thái là gì?

1. Thành phần tình thái là gì?

Ta hiểu về thành phần tình thái như sau:

Thành phần tình thái được dùng nhằm mục đích chính để có thể thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến ở trong một câu.

Thành phần tình thái cũng rất đa dạng, có nhiều loại thành phần tình thái khác nhau và cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy vào cách dùng của người viết.

Ta thấy rằng, thành phần tình thái được hiểu cơ bản chính là thành phần câu được dùng nhằm mục đích chính là để có thể thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc được sử dụng để nhằm mục đích thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.

Tổng hợp các thành phần tình thái:

– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ mức độ chắc chắn của câu cụ thể như chắc, chắc chắn, có lẽ, hình như,….

– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ quan điểm riêng của người khác như theo tôi, ý anh, theo quan điểm của anh,…

– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe, thường ở kết thúc câu như à, ạ, nhỉ, nhé,….

– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu nói.

2. Tác dụng của thành phần tình thái:

Dưới đây là những tác dụng của thành phần tình thái. Cụ thể:

Thành phần tình thái trong câu được dùng nhằm mục đích chính đó là để có thể thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu.

Thành phần tình thái thường sẽ không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là một thành phần biệt lập của câu. Trong một câu thông thường sẽ có các thành phần mà các thành phần đó sẽ không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu thì gọi là thành phần biệt lập trong câu. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, hầu hết tất cả chúng ta rất hay thường sử dụng câu có thành phần biệt lập đặc biệt là các thành phần biệt lập tình thái.

Thành phần biệt lập được sử dụng ở trong câu cũng sẽ góp phần làm cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn, bên cạnh đó thì thành phần biệt lập được sử dụng ở trong câu cũng sẽ giúp diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng và gây chú ý với người nghe. Vì thế, chúng ta cần nhận biết rõ và hiểu về thành phần biệt lập để nhằm có thể từ đó sử dụng sao cho đúng.

Chức năng của tình thái từ:

– Chức năng của tình thái từ đó là để tạo ra một câu theo mục đích nói.

– Chức năng của tình thái từ đó là để có thể biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói cụ thể như:

+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ là một chức năng của tình thái từ.

+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ là một chức năng của tình thái từ.

+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ là một chức năng của tình thái từ ty.

3. Phân loại và cách dùng tình thái từ:

Dựa theo chức năng của tình thái từ, chúng ta có thể chia tình thái từ làm nhiều loại cụ thể như:

– Thứ nhất: Tình thái từ nghi vấn (hoài nghi), thường có các từ ngữ cụ thể thêm vào câu các từ như: à, hả, chăng.

– Thứ hai: Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ như: đi, nào, hãy.

– Thứ ba: Tình thái từ cảm thán, có từ ngữ như: ôi, trời ơi, sao.

– Thứ tư: Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm cụ thể như: cơ, mà.

Tình thái từ rất thông dụng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các tình huống giao tiếp giữa con người, chúng ta có thể căn cứ vào đối tượng giao tiếp mà sẽ sử dụng các tình thái từ  sao cho thật phù hợp. Khi sử dụng tình thái từ cần một số điều chú ý cụ thể như sau:

– Để các chủ thể có thể thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.

Ví dụ: Cháu chào ông ạ; Em chào thầy ạ; Cháu chào bác ạ; Con chào mẹ ạ: Em chào chị ạ.

– Tình thái từ được dùng để biểu thị sự miễn cưỡng, thường đặt từ “vậy” phía cuối câu.

Ví dụ: Hết giờ chơi game rồi đành phải về nhà vậy; Đến giờ xe chạy rồi, cháu đành đi vậy; Mai đi học vậy; Giờ đi ngủ thôi vậy.

– Tình thái từ được dùng khi cần thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở phần cuối câu.

Ví dụ: Anh đã giúp em rất nhiều rồi mà; Cô đã khuyên em học hành chăm chỉ rồi mà; Em đã làm bài tập về nhà rồi mà; Hôm qua trời mưa mà.

Ta thấy rằng, việc có thêm các tình thái từ giúp cho câu có thêm những sắc thái khác nhau và làm phong phú thêm ngữ nghĩa mà mình muốn biểu đạt đến những người xung quanh.

4. Những dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái:

Khi ở trong câu có các yếu tố sau thì đó là thành phần biệt lập tình thái, cụ thể:

– Thứ nhất: Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu. Các từ để nhận biết yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu: chắc chắn, chắn hẳn, chắc vậy rồi.

Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu như chắc chắn, chắn hẳn, chắc vậy rồi được dùng để chỉ độ tin cậy cao của người nói.

Các từ như: Có lẽ, có vẻ như, dường như, hình như, hẳn là được dùng để chỉ độ tin cậy thấp.

– Thứ hai: Các yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Các yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu có các từ như: Theo tôi, theo ý tôi, theo ý bạn, ý ông là, ý mình là…

– Thứ ba: Các yếu tố tình thái chỉ thái độ hay là mối quan hệ của người nói và người nghe.

Các yếu tố tình thái chỉ thái độ hay là mối quan hệ của người nói và người nghe sẽ có các từ cụ tể như: à, á, nhé, nhỉ, ạ, hả, hử…

5. Ví dụ về thành phần tình thái:

Ví dụ: “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”

Ta nhận thấy rằng, trong câu được trích dẫn nêu trên với trạng ngữ là “Với lòng mong nhớ của anh”, chủ ngữ “anh”, vị ngữ là “nghĩ rằng”. Trước chủ ngữ có từ “chắc” là thành phần tình thái.

Nghĩa sự việc của câu được trích dẫn nêu trên: anh Sáu nghĩ con mình sẽ chạy xô lại ôm chặt lấy cổ mình. Việc tác giả cho thêm từ “chắc” cũng đã cho thấy rằng đây chỉ là lời phỏng đoán của người kể chuyện với mức độ chắc chắn cao. Bỏ từ “chắc” đi thì nghĩa sự việc của câu sẽ không hề thay đổi nhưng làm giảm đi sự phong phú và biểu cảm của câu.

Ví dụ: “Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

Thành phần của câu được trích dẫn nêu trên bao gồm: “vì khổ tâm đến nỗi không khóc được” là trạng ngữ, “anh” là chủ ngữ, “phải cười vậy thôi” là vị ngữ.

Nghĩa sự việc của câu văn được trích dẫn nêu trên: anh Sáu cười vì không thể khóc, vì anh rất khổ tâm. Đây được hiểu là thông tin bên trong nội tâm của nhân vật nên tác giả đã thêm từ “có lẽ” mang nghĩa phỏng đoán và mức độ phỏng đoán ở mức độ có thể xảy ra là thấp. Từ “có lẽ” là tình thái từ ở trong câu này.

Ta thấy rằng, tình thái từ là thành phần biệt lập và nó sẽ không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu. Thành phần tình thái có điểm khác biệt so với các thành phần khác là nó được dùng nhằm mục đích để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu.

Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây chính là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tiếng Việt được người dân Việt Nam sử dụng trong hoạt động giao tiếp thường ngày; trong giao tiếp về các vấn đề chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao…

Tiếng Việt được phát triển và chính là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật và nghệ thuật ngôn từ. Tiếng Việt là công cụ đắc lực của nhận thức, tư duy của người Việt và đến nay, tiếng Việt cũng mang rõ dấu ấn của người Việt.

Tiếng Việt còn chính là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội. Với các chức năng xã hội này, ta thấy rằng, giai đoạn hiện nay, vị trí và vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để có thể giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp phong phú của nó, làm cho tiếng Việt ngày càng trở nên hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội cũng được đánh giá là một vấn đề có lịch sử lâu đời và được đặt ra thường xuyên trong giai đoạn hiện nay.