Loa toàn dải và loa đồng trục là những loại loa phổ biến trên thị trường, tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được chúng. Bài viết sau sẽ giúp bạn so sánh loa toàn dải và đồng trục xem loại nào hay hơn để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!
1 Tìm hiểu loa toàn dải. Ưu, nhược điểm
Loa toàn dải là gì?
Loa toàn dải là loại loa có cấu tạo chỉ một thùng loa duy nhất. Khác với loại loa nhiều dải thường sẽ sử dụng 2 – 3 loa con để tái tạo các dải tần âm thanh khác nhau, loa toàn dải làm nhiệm vụ phát ra ra cả 3 dải âm: âm cao, âm trung, âm trầm trên cùng một củ loa.
Loại loa này được xem là dòng loa cao cấp bởi lẽ nó yêu cầu nhiều về các đặc điểm kỹ thuật như: màng loa, củ loa, thùng loa để cho ra chất lượng âm thanh hay nhất.
Ưu điểm
- Tạo âm thanh nổi tốt và chuyên nghiệp và dễ chịu.
- Các dải tần được kết nối rất liền mạch, âm thanh không bị rời rạc, trung thực.
- Đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm
- Loa cần không gian lớn để thể hiện được âm thanh một cách trọn vẹn nhất.
- Yêu cầu cao về thiết kế thùng loa vì loa toàn dải rất nhạy với kết cấu ván hở và thùng, nếu đóng thùng không cẩn thận sẽ khiến âm thanh không hay.
- Thường bị “thét giá” cao nhưng không phải loa nào cũng phát ra âm thanh chất lượng.
- Không đáp ứng tốt âm thanh hay nhạc có nhiều nhạc cụ.
2 Tìm hiểu loa đồng trục. Ưu, nhược điểm
Loa đồng trục là gì?
Loa đồng trục là hệ thống loa phóng mà âm thanh được phát ra từ cùng một điểm hoặc trục. Có 2 loại cơ bản: loại loa nhỏ gọn sử dụng 2 -3 trình điều khiển loa, và loại loa thiết kế 2 chiều (hay còn được gọi là loa đơn hoặc nguồn đồng trục).
Loa đồng trục được sử dụng nhiều trong các hệ thống âm thanh nghe nhạc gia đình hay trong hệ thống âm thanh của xe hơi. Loại loa này thường không được áp dụng cho các loa công suất lớn, chủ yếu dành cho các hệ thống âm thanh thông báo gọn nhẹ.
Ưu điểm
- Chất lượng âm thanh rõ nét, độ nhạy cao, tái tạo rành mạch ở mỗi dải tần âm thanh.
- Kích thước nhỏ gọn phù hợp cho nhiều không gian.
Nhược điểm
- Âm thanh đôi khi không đồng đều do bị lệch pha.
- Không phù hợp sử dụng ở không gian lớn.
- Chỉ phù hợp nhạc có nhịp độ vừa phải, nhẹ nhàng.
3 So sánh loa toàn dải và đồng trục
Cấu tạo bên ngoài
Vì cùng tái tạo các dải tần số trên một củ loa nên cấu tạo bề ngoài của hai loại loa đồng trục và loa toàn dải khá tương đồng. Thêm vào đó, cả hai loại loa đều được thiết kế để giúp giảm diện tích loa, thậm chí đôi khi chúng còn kết hợp với nhau trên cùng một loa nên dễ khiến nhiều người lầm tưởng.
Tuy nhiên, có thể nhìn vào loa tweeter để phân biệt. Củ loa tweeter trên loa toàn dải sẽ gắn liền với loa bass nên chúng gần như hoà làm một. Trong khi đó, củ loa tweeter trên loa đồng trục vẫn nằm trên loa nhưng tách riêng với loa bass để bạn có thể nhìn thấy 2 củ loa dễ dàng.
Cấu tạo bên trong
Mặc dù khó phân biệt ngoại hình của hai loa nhưng loa đồng trục và loa toàn dải có sự khác biệt lớn về cấu tạo bên trong. Cụ thể:
- Loa đồng trục có củ loa của loa bass và loa tweeter cùng nằm trên một trục nhưng không trùng nhau. Do vậy, loại loa này có trang bị bộ phân tần để chia tần số ra cho các mảng loa tách biệt.
- Trong khi đó, loa toàn dải không phân tần. Loại loa này có củ loa dày và lớn để mọi dải tần số đều được xử lý trên một màng loa. Củ loa toàn dải có thể to gấp đôi những chiếc củ loa trên các loa cùng công suất khác.
Chất lượng âm thanh mang lại
Loa đồng trục hay loa toàn dài có chất lượng đầu ra âm thanh cực kỳ tốt, chất âm trong trẻo, chân thực. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có điểm khác biệt:
- Loa toàn dải mang đến chất âm liền mạch và nhịp nhàng tuyệt đối. Các âm thanh được thể hiện trên cùng một màng loa, hoà hợp và hỗ trợ nhau tạo nên những bản nhạc mang tính thưởng thức cao và có chiều sâu trong âm hưởng.
- Loa đồng trục có sự tách biệt giữa loa trung trầm và loa tần số cao khiến âm vực phát ra được tái tạo rõ nét. Dù vậy nhưng âm thanh vẫn được hoà quyện, đặc biệt là khi tái tạo các loại nhạc êm nhẹ để bạn nghe rõ sự riêng biệt và phối hợp giữa các âm.
Giá thành sản phẩm
Loa toàn dải là loại loa có yêu cầu khá cao về đặc tính kỹ thuật nên mức giá của nó rơi vào khoảng từ trung bình đến cao cấp. Vẫn có những chiếc loa dưới 1 triệu nhưng hiếm và đa phần là công suất thấp. Trong khi đó, những chiếc loa lớn hơn, chất lượng hơn có thể lên đến vài chục triệu.
Loa đồng trục được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại loa như: loa máy tính, loa âm trần, loa treo tường, loa xe ô tô,… với mức giá đa dạng. Dựa vào chất liệu cấu tạo gồm: màng, thùng loa, hay các linh kiện,… mà giá bán của loa đồng trục có thể trải dài từ vài trăm, vài triệu đến vài chục triệu.
4 Nên mua loa toàn dải hay đồng trục, loại nào hay hơn?
Cả hai loại loa đều có những điểm mạnh riêng nên tùy vào sở thích mà mỗi người sẽ chọn lựa cho mình loại loa phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số ý kiến sau đây.
- Nếu bạn ưa chuộng chất âm nhẹ nhàng, êm ái, thể hiện rõ sự tách biệt giữa các giai điệu thì loa đồng trục là sự lựa chọn phù hợp.
- Nếu bạn yêu thích thể loại âm thanh hoà quyện, du dương, liên kết nhịp nhàng như đang nghe một dàn hoà tấu thì hãy cân nhắc loa toàn dải.
Ngoài ra, bạn còn có thể cân nhắc vào mục đích sử dụng và tình hình tài chính để đưa ra quyết định tối ưu nhất.
- Phân biệt loa Active và Passive – Công dụng, ưu nhược điểm
- Loa từ Neo là gì? Cách phân biệt loa từ thường và từ neo
- Chọn loa phù hợp qua cách phân biệt loa nghe nhạc và loa hát karaoke
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích để phân biệt và so sánh loa toàn dải với loa đồng trục. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp cho bạn sớm nhất nhé!