Đề thi bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết giúp các bạn luyện tập, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 6 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho giáo viên khi ra đề thi học kì 2 cho học sinh. Mời các em và thầy cô tham khảo chi tiết.
1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo:
1.1. Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án đề số 1:
a. Đề thi:
I. Phần đọc hiểu (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Câu 1 (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không?
Câu 2 (0,5 điểm) Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?
Câu 3 (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
Câu 4 (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?
Phần 2. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy để nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.
Câu 2 (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
b. Đáp án:
Câu | Yêu cầu | Điểm | |||
I. Đọc hiểu | |||||
1
|
– Các nhân vật: Chim Én, Dế Mèn
– Ngôi thứ 3. – Người kể không có trong truyện. |
0,5đ
0,25 0,25 |
|||
2
|
– Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. | 0,5 | |||
3 | So sánh: nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. | 0,5 | |||
4 | HS nêu được theo hướng:
– Chim Én: Nhân ái, giúp đỡ người khác. – Dế Mèn: Ích kỉ, ngu ngốc. |
0,5 0,5 |
|||
Phần II. Làm văn | |||||
Câu 1 (2 điểm): Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. HS bộc lộ suy nghĩ theo hướng: | |||||
Mỗi người đều có sự khác biệt, không ai giống ai, vì thế nên tôn trọng sự khác biệt. | 0,5 | ||||
Vì sao cần tôn trọng sự khác biệt hình thức: hình thức không quan trọng bằng tính cách, tâm hồn tài năng. | 0,75 | ||||
Nếu ai đó khiếm khuyết về mặt hình thức, cần cảm thông, chia sẻ với họ | 0,75 | ||||
Chế giễu sẽ làm tổn thương người khác dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
(Học sinh có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng phải làm nổi bật lời khuyên không nên chế giễu người khác thì vẫn được tính điểm.) |
0,5 | ||||
Hình thức | Viết đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, dùng từ đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa đảm bảo chính xác | 0,5 | |||
Câu 2 (5 điểm): Kể lại một trải nghiệm. | |||||
– Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
– Thân bài: + Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện. + Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. + Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng. + Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. – Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
0.5
3.25
0.5 |
||||
Các tiêu chí về hình thức phần II viết bài văn: 0,75 điểm | |||||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. | 0,25 | ||||
Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. | 0,25 | ||||
Bài làm cần kết hợp giữa – miêu tả – biểu cảm hợp lí. | 0,25 |
1.2. Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án đề số 2:
a. Đề thi:
I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, côn trùng thấy nó đều phải ngại.
Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.
Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.
Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….
(Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi – Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512)
Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?
A. Đặc điểm của con bọ ngựa.
B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.
C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.
D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.
Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy?
A. bọ ngựa
B. nhỏ xíu
C. truyền thuyết
D. mềm mại
Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ địa điểm
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.”?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4?
A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái.
B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương.
C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc.
D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa.
Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.
Câu 7. Đoạn trích đã đem đến cho em những hiểu biết và bài học gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu).
II. Viết (6,0 điểm)
Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra,… Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay.
b. Đáp án:
I. Đọc hiểu
– Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | C | B | D |
– Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
0.5 | – Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ. (0,25)
– Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. (0,25) |
– Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.
|
0.25 | – Đạt ½ yêu cầu:
+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ . + Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. |
|
0 | – HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu. |
– Câu 7: Tối đa được 1 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
1 | – HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)
– Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,…(0,5) |
– Nội dung: HS trình bày những hiểu biết và bài học của bản thân sau khi đọc đoạn trích.
– Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
|
0.75 | – HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)
– Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,…(0,5) |
|
0.5 | – HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. (0,25)
– Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. (0,25) |
|
0.25 | – HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp.
– Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn. |
|
0 | – HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết.
– Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân. |
II. Viết
Tiêu chí | Nội dung/Mức độ | Điểm |
1 | Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề) | 0,5 |
2 | Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề) | 0,5 |
3 | Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề)
(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS) |
3,5 |
4 | Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 |
5 | Sáng tạo | 1 |
2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức:
2.1. Đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 đề số 1 có đáp án:
a. Đề thi:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên – chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua…
(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 – 39)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Phần trích trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Ký.
B.Truyện.
C. Nghị luận.
D. Thông tin.
Câu 2. Từ nào sau đây là từ mượn gốc Hán:
A. Đường sá.
B. Thay đổi.
C. Thống trị.
D. Đất đai.
Câu 3: Phần trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin chính nào?
A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài.
B. Những hoạt động của con người trên Trái đất và hậu quả mà những hoạt động đó gây ra cho đời sống muôn loài.
C. Vai trò to lớn của con người trên Trái đất và những việc làm tác động tới đời sống của muôn loài.
D. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật do những hoạt động của con người mang lại.
Câu 4. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?
A. Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao.
B. Liên tục đưa ra lý lẽ và dẫn chứng cụ thể xác thực cho thông tin đưa ra.
C. Dùng lập luận chặt chẽ để làm rõ cho sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người.
D. Đưa ra những thông tin cơ bản nhất về sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người.
Câu 5. Cụm từ nào sau đây là cụm danh từ?
A. Đường sá và hầm mỏ.
B. Những con vật.
C. Số lượng nhiều nhất.
D. Tuyệt chủng tự nhiên.
Câu 6. Từ “sơ cấp” trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn).
A. Đa cấp.
B. Trung cấp.
C.Thứ cấp.
D. Cao cấp.
Câu 7. Từ nào không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật?
A. Động vật.
B. Thực vật.
C. Trái đất.
D. Con vật.
Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì?
“Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất”
A. Chỉ nguyên nhân.
B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích.
D. Chỉ phương tiện.
Câu 9. Bằng trải nghiệm của bản thân hoặc qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác, em hãy kể 2 đến 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra.
Câu 10. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn Tả lại các hoạt động hưởng ứng Ngày hội đọc sách ở trường em.
b. Đáp án:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | D | 0.5 | |
2 | C | 0.5 | |
3 | A | 0.5 | |
5 | A | 0.5 | |
6 | B | 0.5 | |
7 | C | 0.5 | |
8 | B | 0.5 | |
9 | Kể 2 đến 3 hiểm họa từ thiên nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu mà em đã chứng kiến hay biết qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác:
+ Hiện tượng mưa lũ ở miền Trung kéo dài bất thường năm 2021. + Hiện tượng siêu bão hàng năm. + Hiện tượng nắng hạn kéo dài và nắng nóng bất thường. Lưu ý: Học sinh nêu được 2-3 hiện tượng, GK cho 1.0 điểm, được 1 hiện tượng cho 0.5 điểm. |
1.0 | |
10 | Những việc làm nhỏ nào mà lại có ý nghĩa lớn góp phần bảo vệ môi trường:
– Hãy sử dụng xe đạp đến trường thay bằng việc đi lại bằng phương tiện xe máy, ô tô. – Hạn chế và tiến tới không sử dụng bao bì ni lông và ống nhựa, chai nhựa,… – Tham gia chăm sóc cây xanh ở trường và ở nhà. – Sẵn sàng tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trường học,… – Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế. – Dùng các chai lọ nhựa qua sử dụng để trồng cây xanh nhỏ, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho ngôi trường, ngôi nhà của mình. Lưu ý: Học sinh nêu được 3-4 việc làm, GK cho 1.0 điểm, được 1-2 việc làm cho 0.5 điểm |
1.0 | |
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. | 0.25 | ||
b Xác định đúng yêu cầu của đề:
Tả lại các hoạt động của Ngày hội đọc sách ở trường em. |
0.25 | ||
c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
– Mở bài: Giới thiệu chung về Ngày hội đọc sách (Diễn ra ở đâu, khi nào?…) – Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của Ngày hội; có thể miêu tả theo trật tự sau: + Quang cảnh. + Diễn biến: Miêu tả chi tiết hoạt động (Văn nghệ chào mừng, Nghi lễ chào cờ, Khai mạc, Các hoạt động thuyết trình, trưng bày sách,…) chú ý các hoạt động nổi bật; hoạt động của ban giám khảo và thái độ, tình cảm của học sinh… + Kết thúc Ngày hội. – Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về Ngày hội đọc sách. |
3.0 | ||
d. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp, hấp dẫn | 0.25 | ||
Lưu ý:
– Giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh. |
|||
Tổng điểm | 10.0 |
2.2. Đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 đề số 2 có đáp án:
a. Đề thi:
PHẦN I. Đọc – hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé:
– Cháu hãy vào rừng và đến đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.”
(Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học)
Câu 1: (1,0 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: (0,5 điểm) Theo em, vì sao cô bé lại tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh hoa nhỏ?
Câu 3: (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.”
Câu 4: (0,5 điểm) Giải nghĩa từ “hiếu thảo”.
Câu 5: (1,0 điểm). Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Đóng vai một nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em đã học hoặc đã đọc?
b. Đáp án:
Phần I (6.0 điểm) | ||
Phần I:
Đọc – hiểu |
Yêu cầu | Điểm |
Câu 1
1,0 điểm |
– Ngôi kể thứ 3
– Phương thức biểu đạt chính: tự sự |
0,5 đ
0,5 đ |
Câu 2
(0,5 điểm) |
– Cô bé tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh nhỏ vì cô mong muốn người mẹ yêu quý của cô được sống lâu hơn. | 0,5 đ |
Câu 3
(2,0 điểm) |
– Biện pháp tu từ: So sánh
– Tác dụng: + Câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi cảm + Gợi sự hình dung kì diệu: Có bao nhiêu cánh hoa cúc thì người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm + Gợi tình yêu mẹ bao la của cô bé với mong ước người mẹ của mình sống thật lâu. Từ đó, tác giả ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng |
0,5 đ
0,5đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 4
(0,5 điểm) |
Nghĩa của từ “hiếu thảo”: có lòng kính yêu cha mẹ | 0,5 đ |
Câu 5
(1,0 điểm) |
Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ:
* HS có thể kể ra những việc làm sau: – Giúp đỡ những việc vừa sức: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo… – Chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ông bà, cha mẹ ốm đau. – Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ. – Học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức tốt để ông bà, cha mẹ vui lòng. * Trên đây chỉ là một số gợi ý. Nếu HS có ý nào khác, hay sáng tạo, phù hợp thì GV căn cứ vào đó để cho điểm |
(mỗi ý đúng 0,25 điểm) |
Phần II (5,0 điểm) | ||
Phần II
Viết |
Yêu cầu | Điểm |
(5,0 điểm) | 1. Về hình thức:
– Bài văn đủ 3 phần: mở – thân – kết – Các phần, các đoạn có sự liên kết – Trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ràng, tránh sai sót về chính tả, dùng từ, diễn đạt. 2. Nội dung: HS có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: – Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể, cảm xúc khái quát của người kể. – Thân bài: + Ý 1: Kể về diễn biến của sự việc theo một trình tự nhất định ở ngôi thứ nhất. + Ý 2: Khi kể có tưởng tượng sáng tạo nhưng không thoắt ly cốt truyện, tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện. + Ý 3: Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn những chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. + Ý 4: Cần bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. – Kết bài: Nêu được ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện kể; cảm xúc của bản thân khi được đóng vai nhân vật; lời cảm ơn của bản thân em… 3. Thang điểm: – 5 điểm: đạt yêu cầu – 4 điểm: bố cục đủ 3 phần, nội dung tương đối đầy đủ, còn một vài sai sót về dùng từ, diễn đạt. – 3 điểm: bố cục đủ 3 phần, nội dung chưa thật đầy đủ. – 1 – 2 điểm: nội dung còn sơ sài, bài viết chưa đủ 3 phần. – Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. |
1,0đ
4,0 đ |
3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều:
3.1. Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều – Đề 1:
a. Đề thi:
Phần I .ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Càng chờ càng bằn bặt. Đàn chuối con không biết làm thế nào, cứ bơi ngược bơi xuôi. Đang lúc chúng bàn nhau định cử một chị chuối lên bờ tìm mẹ, thì nghe ùm một tiếng. Mẹ đã về. Không có một chú kiến nào nổi lên mặt nước, nhưng đàn chuối con cũng không để ý đến điều đó. Chúng xúm lại quanh mẹ và hỏi:
– Mẹ ơi, sao mẹ đi lâu thế?
– Kìa, mẹ làm sao kìa!
– Sao mẹ lại có máu ở cổ?…
Chúng hỏi dồn dập, vừa hỏi vừa khóc. Chuối mẹ âu yếm bơi quanh đàn con và kể cho con nghe chuyện vừa xảy ra với mụ mèo.
– … Mẹ vật lộn với nó mãi. Đã tưởng không còn về đây với các con được. – Chuối mẹ nói rồi ứa nước mắt, không kể tiếp được nữa.
– Chỉ tại thằng út.
– Chỉ tại thằng út…
Bọn chuối con nhao nhao kết tội chuối út. Chuối út biết mình có lỗi nhưng vẫn gân cổ lên cãi:
– Tại em ư? Lần này thì đúng là tại em. Nhưng các lần khác mẹ vẫn phải đi kiếm mồi cho chúng ta kia mà! Lỡ những lần ấy mẹ gặp mụ mèo thì có phải tại cả các anh các chị nữa không?
Thấy chuối út nói cũng có lí, bọn chuối con im lặng một lát rồi kéo nhau ra bàn bạc. Chuối út xin nói trước:
– Bây giờ chúng ta cũng đã hơi lớn rồi, chúng ta đừng làm khổ mẹ nữa. Chúng ta sẽ cùng nhau bơi quanh ao tự kiếm mồi. Các anh chị thấy thế nào?
– Đồng ý!
– Đồng ý đấy!
– Các con đang bàn gì mà vui vẻ vậy? – Chuối mẹ bơi lại hỏi.
– Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi.
– Trời ơi, các con tôi ngoan quá! Nhưng mà này các con, nếu con nào chưa tự kiếm ăn được, hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con cứ về với mẹ nhá!”
(Trích: truyện Cá chuối con. In trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi. Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên. (nhận biết)
A. Ngôi kể thứ nhất
B. Ngôi kể thứ ba
C. Ngôi kể thứ hai
D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai? (nhận biết)
A. Chuối mẹ
B. Chuối mẹ, chuối út
C. Chuối mẹ, chuối út, bọn chuối, mụ mèo
D. Chuối út, bọn chuối, mụ mèo
Câu 3. Tại sao chuối mẹ vừa kể vừa khóc? (nhận biết)
A. Vì chuối mẹ buồn.
B. Vì chuối mẹ vất vả nuôi con.
C. Vì chuối mẹ phải vất vả vật lộn với mụ mèo, mới thoát sự nguy hiểm để về với đàn con.
D. Vì chuối mẹ bị đau.
Câu 4. Câu văn thứ mấy trong đoạn trích sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ nhất. (thông hiểu)
“ Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi.
– Trời ơi, các con tôi ngoan quá! Nhưng mà này các con, nếu con nào chưa tự kiếm ăn được, hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con cứ về với mẹ nhá!”
A. Câu 1
B. Câu 4
C. Câu 5
D. Câu 6
Câu 5. Đoạn trích trên sử dụng nhiều biện pháp tu từ nào? (thông hiểu)
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ.
Câu 6. Câu nói của anh em cá chuối thể hiện thái độ gì với mẹ mình: (thông hiểu)
“Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi ?”
A. Không nhờ đến mẹ nữa.
B. Có hiếu với mẹ.
C. Biết tự lo cho mình khi đã trưởng thành. Rất thương mẹ
D. Dưạ vào chính mình.
Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B) (thông hiểu)
(A) Từ ngữ | (B) Loại từ |
1.Bơi | a. Danh từ |
2.Chuối | b. Tính từ |
c. Dộng từ |
Câu 8. Khi mẹ về muộn, đàn Chuối con cứ bơi ngược bơi xuôi thể hiện thái dộ gì?
A. Bồn chồn lo lắng
B. Sợ hãi
C. Do dự
D. Phân vân
Câu 9. Từ đoạn trích trên em nghĩ như thế nào về tình mẫu tử?
Câu 10. Từ lời nhắn nhủ Chuối mẹ ở cuối đoạn trích, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình.
Phần II. VIẾT ( 4.0 điểm)
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới; một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự; một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia,…)
b. Đáp án:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | 1+c, 2+a | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | Thương yêu, chăm lo cho con mà bất chấp tính mạng. Con thương yêu mẹ, quan tâm đến mẹ, hiếu thảo với mẹ. | 1,0 | |
10 | Nêu được một số hành động của bản thân: iết lo cho bản thân để mẹ an lòng ,biết giúp mẹ,…. | 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Kể về một trải nghiệm của bản thân |
0,25 | ||
c. Kể lại trải nghiệm
HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: |
|||
– Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
– Giới thiệu hoạt động trải nghiệm. – Các sự kiện chính trong hoạt động trải nghiệm: bắt đầu-diễn biến-kết thúc. |
2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,5 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
3.2. Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều – Đề 2:
a. Đề thi:
I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“01/6/2021
…Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
Dự báo F0 sẽ tiếp tục tăng, đời sống người dân đang bị đảo lộn khi 8/10 huyện thị của Bắc Giang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mà mùa vải đang sắp vào chính vụ…
Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch. Thiếu nhân lực, vật lực, tỉnh phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Và trong những ngày khó khăn, y bác sĩ từ Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Nha Trang… đã đến chi viện cho Bắc Giang.
…Nhưng đằng sau những tin tức tích cực ấy là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu – những “chiến sĩ” áo trắng tình nguyện xa nhà chống dịch, xa cha mẹ già, con thơ, chống chọi với cái nóng hầm người, rát da, nóng đến mất nước trong bộ đồ bảo hộ kín mít…
Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: “Mẹ ơi sao mẹ chưa về”…
Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, “cấm trại” tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
(Theo tuoitre.vn)
Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Đoạn trích không cung cấp cho người đọc thông tin nào?
A. Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch bệnh, với số ca mắc Covid- 19 tăng nhanh.
B. Những hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ.
C. Có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
D. Đồng bào cả nước đều hướng về tâm dịch Bắc Giang.
Câu 2. Những từ nào chuyên dùng trong lĩnh vực y tế?
A. Chi viện
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Bệnh viện
Câu 3. Câu nào sau đây có thành phần trạng ngữ?
A. Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, “cấm trại” tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
B. Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch.
C. Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ.
D. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: “Mẹ ơi sao mẹ chưa về”…
Câu 4. Chức năng của trạng ngữ được xác định ở câu hỏi 3 là gì?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ địa điểm
D. Chỉ phương tiện
Câu 5. Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của cách gọi y bác sĩ là “những chiến sĩ áo trắng” trong đoạn trích?
A. Ca ngợi y bác sĩ với chiếc áo blu trắng đang tham gia chống đại dịch.
B. Ca ngợi y bác sĩ cống hiến, hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống đại dịch.
C. Ca ngợi y bác sĩ sẵn sàng xa nhà trong trận chiến chống đại dịch.
D. Ca ngợi y bác sĩ đã làm việc kiệt sức trong trận chiến chống đại dịch.
Câu 6. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.
Câu 7. Đoạn trích gửi gắm những thông điệp gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5 -> 7 câu).
II. Viết (6,0 điểm)
Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.
b. Đáp án:
I. Đọc hiểu
– Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | D | B | A | B |
– Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
0.5 | – Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. (0,25)
– Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. (0,25) |
– Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ. |
0.25 | – Đảm bảo ½ yêu cầu:
+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. + Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. |
|
0 | – HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu. |
– Câu 7: Tối đa được 1 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
1 | – HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)
– Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – HS nêu được những thông điệp chính, sâu sắc qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ….(0,5) |
– Nội dung: Nêu được những thông điệp qua đoạn trích. – Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. |
0.75 | – HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)
– Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – HS nêu được những thông điệp chính qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ….(0,25) |
|
0.5 | – HS viết đúng thể thức một đoạn văn, còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. (0.25).
– Nêu được thông điệp chính nhưng chưa đầy đủ (0.25). |
|
0.25 | – Trình bày bằng một đoạn văn nhưng chưa đủ câu theo yêu cầu, chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
– HS nêu được một thông điệp qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích. |
|
0 | – Còn gạch ý mà không viết đoạn hoặc không làm.
– HS chưa nêu đúng thông điệp nào gắn với đoạn trích hoặc chưa làm. |
II. Viết:
Tiêu chí | Nội dung/Mức độ | Điểm |
1 | Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề) | 0,5 |
2 | Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề) | 0,5 |
3 | Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề) | 3,5 |
(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS ) | ||
4 | Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 |
5 | Sáng tạo | 1 |
4. Cách đạt điểm cao môn Văn:
Cần nắm vững kiến thức + Mức độ đề thi Ngữ văn
Tại phần II – Cấu trúc cũng như mức độ yêu cầu của đề thi, Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra khuyến nghị về việc ra đề thi tuyển sinh môn Tiếng Anh như sau:
Cần chia bài kiểm tra thành nhiều phần để thuận lợi cho việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng rộng hơn. Đặc biệt, quá trình chấm điểm cũng sẽ chính xác và diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Theo đó, bài thi chỉ cần quy định mức điểm cho từng phần. Ngoài ra, mỗi đề cũng sẽ yêu cầu trình bày cảm nhận, thuyết minh, phân tích,… liên quan đến tác phẩm văn học (nghiên cứu có thể là một khía cạnh, đoạn trích,… của tác giả tác phẩm). Nên có đề tổng hợp, yêu cầu vận dụng mức độ hiểu biết nhiều tác phẩm văn học. Đừng hỏi những câu hỏi quá khó. Lưu ý, cần tránh thi thiên về sao chép tài liệu.
Cần xác định đầy đủ, chính xác tất cả các yêu cầu của bài thi
Trước khi bắt đầu làm bài, thí sinh cần dành thời gian đọc kỹ, nhận diện đầy đủ từng yêu cầu của bài thi xét về từng khía cạnh như dạng bài thi, cần xác định câu hỏi áp dụng kỹ năng nào của nghị luận xã hội hay nghị luận văn học, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa hai dạng bài này.
5. Vai trò của môn ngữ văn trong chương trình giáo dục:
Văn học là môn học mang tính công cụ và thẩm mĩ – nhân văn; giúp học sinh có phương tiện thông tin, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao quý của văn hóa, văn học và chữ Quốc ngữ.
6. Ma trận đề thi môn văn lớp 6 kì 2:
Mức độ
Tên Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
1. Văn học
Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). |
– Nhận biết được lời kể chuyện của nhân vật và sự việc trong đoạn văn.
– Nêu được ý nghĩa của truyện.
|
– Hiểu và lí giải được tâm trạng của nhân vật thông qua đoạn văn. | |||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 3/4
Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 1/4
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1
Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30 % |
||
2.Tiếng Việt
– Biện pháp tu từ. – Các thành phần chính của câu. |
– Nhận biết được chủ ngữ, vị ngữ trong câu đã cho. | – Học sinh hiểu và phân tích được dụng ý của tác giả khi sử dụng phép tu từ trong văn cảnh cụ thể. | |||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1/2
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % |
Số câu: 1/2
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % |
Số câu: 1
Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20 % |
||
3. Tập làm văn
– Tả người |
– Nhận biết được những yêu cầu của kiểu bài văn miêu tả. Xác định được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu sẽ tả trong bài làm. Biết sử dụng đúng phương pháp tả người. | – Hiểu và viết đúng thể loại văn miêu tả. Tuân thủ theo đúng yêu cầu về bố cục ba phần của một bài tập làm văn. Có những hiểu biết về đối tượng để miêu tả một cách chân thực và hiệu quả nhất. | – Biết vận dụng những kiến thức đã học về đặc điểm nội dung, hình thức… của kiểu bài tập làm văn miêu tả để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Vận dụng linh hoạt giữa miêu tả với tự sự hoặc biểu cảm để nội dung của bài được hay, sinh động, nổi bật đối tượng miêu tả trong bài. | – Bài tả sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả các phương pháp, các phép tu từ, các phương thức biểu đạt…trong quá trình miêu tả. Hành văn trong sáng, lôi cuốn, thuyết phục được người đọc, người nghe | |
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 1,0% |
Số câu: 1
Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% |
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1
Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% |
Tổng số câu
Tổng điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1
Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% |
Số câu: 1
Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30 % |
Số câu: 1
Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20 % |
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % |
Số câu: 3
Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % |