Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
Bạn đang xem: Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Với soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài, bài viết sau đây của Luật dương Gia sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó nắm bắt được kiến thức một cách tốt nhất

1. Chuẩn bị:

Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,… người ta thường sử dụng thao tác tóm tắt văn bản. Bài học này sẽ giúp em học cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc.

1.1. Trước khi tóm tắt:

– Đọc kĩ văn bản gốc

– Xác định nội dung chính cần tóm tắt

+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản

+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn

+ Tìm các từ ngữ quan trọng

+ Xác định ý chính của văn bản

+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi

+ Xác định các phần trong văn bản

– Tìm ý chính của từng phần

– Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc

+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc

1.2. Viết văn bản tóm tắt:

– Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

– Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

– Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

1.3. Chỉnh sửa:

Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt. Tham khảo thêm 2 bài viết dưới

Bài tham khảo 1: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong Ngữ văn 6, tập hai.

Vị vua Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra 1 số điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua Hùng vô cùng vui và hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Bài tham khảo 2: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc Ân đến xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Gióng ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Khi giặc tiến đến, Gióng vùng lên, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

2. Thực hành:

2.1. Yêu cầu:

a) Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài là chuyển nội dung văn bản gốc thành các bản tóm tắt có độ dài khác nhau.

b) Muốn tóm tắt một văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài, cần chú ý:

– Đọc kĩ văn bản gốc cần tóm tắt

– Ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn (thường nếu khái quát ở phần mở ở hoặc tên các tiểu mục), ý nhỏ (triển khai làm cho rõ ý lớn), các bằng chứng, ví minh hoạ…

– Tuỳ vào việc tóm tắt (dài, ngắn bao nhiêu) để lựa chọn, sắp xếp các ý và văn của bản tóm tắt.

2.2. Các bước thực hành: 

Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

1. Mở đầu

Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

2. Nội dung chính

– Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc:

+ Đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã,… sử dụng thuyền vận chuyển

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển

– Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên:

+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa,… vào việc vận chuyển

+ Buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc

3. Kết thúc

Phần cuối văn bản là tên các tài liệu tham khảo

Bài tham khảo:

Đoạn 5-6 dòng:

– Cách 1: Từ xa xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

– Cách 2: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa đã có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, khí hậu của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần sông. Ngược lại dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.

– Cách 3: Các dân tộc vùng núi phía Bắc thường chủ yếu di chuyển theo cách đi bộ. Tuy nhiên, ở một số dân tộc đã xuất hiện các cách vận tải, di chuyển dựa vào các phương tiện khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Ở các buôn làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.

Đoạn 10-12 dòng:

– Cách 1: Mặc dù sống ở các khu vực khác nhau nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Tuy vậy, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H’mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

– Cách 2: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần các con sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Lam… Ngoài ra, một vài tộc người khác họ cũng sử dụng xe quệt trâu kéo hay sức ngựa để vận chuyển hàng hóa. Các dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Ở đây phát triển nghề săn voi và thuần dưỡng voi, biến chúng thành voi mồi, voi săn để vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ, đi lại. Ở những vùng sông suối nhưng người dân Tây Nguyên không giỏi bơi lội, họ cũng sử dụng thuyền độc mộc để du chuyển qua sông nhưng nó chỉ phổ biến với đàn ông.

– Cách 3: Các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Số tộc người sinh sống ven sông Đà, sông Mã hay sông Lam đã biết đóng thuyền và vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn. Người Thái, người Kháng thường chế tạo và sử dụng thuyền đuôi én. Người Sán Dìu lại dùng xe quệt trâu để vận chuyển. Những tộc người ở vùng núi cao như Mông, Hà Nhì, Dao thường cưỡi người và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Khác với một số dân tộc miền núi phía Bắc dùng trâu làm sức kéo, các dân tộc vùng Tây Nguyên thường dùng sức sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển, nhất là người Gia-rai, Ê đê, Mnông. Các buôn, làng gần sông, suối, người Tây Nguyên thường sử dụng thuyền độc mộc để vận chuyển, thuyền không khác nhiều so với thuyền của các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Việc dùng thuyền trên sông ở Tây Nguyên chỉ phổ biến với đàn ông, phụ nữ ít tham gia vào loại hình vận chuyển này.