Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ” của A-lếch-xi-ê-vích không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một bài học sâu sắc về cuộc sống và con người trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Bài viết dưới đây cung cấp bài soạn Và tôi vẫn muốn mẹ.
Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một bài học sâu sắc về cuộc sống và con người trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Trong bức tranh đó, mặc dù cuộc sống bị biến đổi bởi những khó khăn và gian khổ của chiến tranh, nhưng vẫn có những đứa trẻ như chính tôi, vẫn giữ được sự hồn nhiên và ngây thơ.
Những tình cảm mà tác giả lồng ghép vào nhân vật, nhất là tình mẫu tử, là điều đặc biệt đáng chú ý. Dưới bóng màn đen của chiến tranh, tình cảm ấy trở nên thiêng liêng và đậm đà hơn bao giờ hết. Người mẹ trong tác phẩm không chỉ là hình mẫu của sự hi sinh và tình yêu thương vô điều kiện, mà còn là nguồn động viên, là đấng bảo vệ tinh thần cho con cái.
Từ đó, tác phẩm truyền đạt thông điệp rõ ràng: cuộc sống và tình yêu gia đình là điều vô cùng quý giá. Trong thế giới đầy biến động, người ta thường dễ mất đi cái quý giá nhất mà mình đang có. Tác phẩm này nhắc nhở chúng ta biết trân trọng những giây phút bình yên, yêu thương và đoàn kết trong gia đình.
2. Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh…).
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện đầy xúc động về mối tình mẫu tử mà em biết đó là câu chuyện của Fantine và người con gái của bà trong cuốn sách Những người khốn khổ. Trong câu chuyện, do vấn đề về tiền bạc, bà đã gửi người con của mình đến một gia đình khác và hàng ngày ra ngoài làm việc để kiếm tiền để chu cấp cho con. Đến khi người con ốm và bà mất việc, bà đã phải trở thành gái điếm, rồi bán cả răng và tóc của mình để kiếm tiền mua thuốc cho con gái. Và cho đến khi qua đời, bà vẫn ao ước cứu con của mình. Đó là một ví dụ sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng mà em biết.
Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?
Lời giải chi tiết:
Qua những trải nghiệm sống hàng ngày, em đã thấu hiểu rõ rằng chiến tranh mang lại những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân trong chúng ta. Nó không chỉ dừng lại ở việc gây ra sự phá hủy về mặt vật chất, mà còn để lại những vết thương tinh thần sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và tinh thần của con người. Chiến tranh khiến mọi người phải đối diện với cảnh ly tán, sự chia cắt đau lòng, và thậm chí là sự chia lìa mãi mãi…
3. Trong khi đọc:
Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
– Thời điểm: năm 1941
– Sự kiện: tác giả học xong lớp Một và tham gia vào một trại hè đội viên tại Gô-rô-đi-sa.
Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Những hình ảnh mà nhân vật chứng kiến trên đường đi trại hè đội viên.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã vui sướng khi trông thấy những chiếc máy bay Đức và nhận thấy sự huỷ diệt đang tăng lên khi chiếc máy bay kia thả bom xuống.
Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?
Lời giải chi tiết:
Hoàn cảnh của chuyến đi khác thường ở chỗ họ đang được chuyển đến nơi không có chiến sự – được cái gọi là tiền tuyến, nhưng cứ đi đến đâu là quân Đức sửa soạn tấn công đến đấy và họ chỉ mới dừng chân tại Mô-đô-vi-a.
Câu 4 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát.
Lời giải chi tiết:
Ấn tượng về nạn đói và việc ăn uống của loài người lúc đói của họ không khủng khiếp. Khi nạn đói ập đến, họ không có gì để ăn hết, do đó họ đã giết thịt cả con ngựa già đang ăn cỏ và che giấu chuyện ăn uống để lũ mèo được ăn. Và rất may là lũ mèo rất đói cho nên họ đã không phải ăn thịt. Tình cảnh đó thật đáng buồn.
Câu 5 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ.
Lời giải chi tiết:
Những đứa trẻ đều vô cùng nhớ mẹ, đến nỗi mỗi khi nghe thấy từ “mẹ”, tất cả đều oà khóc, các cô bảo mẫu kể câu chuyện cho chúng đều luôn né tránh nói về từ ấy, những đứa trẻ tội nghiệp.
Câu 6 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Kết quả chờ đợi ba mẹ và niềm khát khao dai dẳng của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Sau bấy nhiêu năm, trải qua bao nhiêu biến cố, tác giả cũng không tìm kiếm thấy mẹ của mình và khi đến độ tuổi xế chiều, đã năm mươi mốt tuổi, tác giả vẫn mong muốn tìm thấy mẹ của mình hơn chục năm về trước, trong hình hài của một đứa trẻ.
4. Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Truyện kể về nhân vật tôi, đến năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham dự vào một chuyến đi dã ngoại, chiến tranh đã xảy ra. Nhân vật tôi cùng hơn chục đứa trẻ khác được gửi đi di tản và sinh sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng vô cùng khó khăn khi thường xuyên phải chịu đựng cảnh đói và di tán. Rồi nhân vật tôi trốn thoát đến sinh sống cùng một gia đình nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật tôi cũng đã ấp ủ mong ước tìm kiếm mẹ của mình nhưng không có kết quả. Cho đến bây giờ, khi đã 51 tuổi, mong muốn ấy vẫn còn.
Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó.
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố tạo nên tính xác thực của từng sự kiện được nhân vật thuật lại như là tháng, năm sự kiện diễn ra; địa điểm được đưa đến chi tiết, rõ ràng; các sự việc được diễn ra liền mạch và được khắc hoạ sắc nét thông qua cảm nhận của nhân vật.
Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
* Cuộc sống nghèo đói, khổ cực
– không có chỗ nằm ngủ, chúng tôi đành chợp mắt trên rơm rạ…
– rồi nạn đói bắt đầu
– … người ta gọi đi ăn trưa, nhưng chẳng có gì để ăn.
– người ta giết Mai-ca. Và cho chúng tôi nước cùng một mẩu thịt rất nhỏ…
– …có thể ăn cả xô xúp, bởi trong xúp chẳng có gì.
– chúng tôi ăn hết tất cả chồi mầm, chúng tôi tước cả lớp vỏ non…
→ Đó là thảm cảnh của cuộc chia ly vì chiến tranh. Ở đấy, những đứa trẻ đáng lẽ phải có đủ tình thương yêu mà lại phải chịu đựng cảnh nay đây, mai kia, không có đủ thức ăn để ăn mà phải cố gắng để tồn tại bằng việc ăn uống bất cứ thứ gì chúng có.
* Cuộc sống thiếu vắng tình thương của mẹ
– Những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi có khoảng bốn mươi đứa… chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ.
– Cô bảo mẫu và giáo viên cố không nhắc đến từ “mẹ”…
– … ai đó bất ngờ nhắc đến mẹ, lập tức tất cả khóc òa
→ Đó là tiếng nấc của những đứa trẻ đáng yêu, chúng còn quá nhỏ tuổi phải xa mẹ. Chúng ngày đêm mong ngóng ngày có thể tìm thấy cha mẹ của mình một cách tuyệt vọng.
Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.
Lời giải chi tiết:
Toàn bộ câu chuyện được kể về một người do chiến tranh nên đã phải trải nghiệm những ngày tháng đau thương ở tuổi niên thiếu, tác giả chính là người ghi chép lại.
Trong quá trình tạo dựng câu chuyện trên, tác giả đóng vai trò là người kể truyện – người quan sát trực tiếp và cũng góp phần làm nên câu chuyện này. Những câu chuyện do nhân vật tôi kể lại có cụ thể thời gian, địa điểm như thế nào; mọi người ra làm sao; những hoàn cảnh thế nào. .. tất cả điều do nhân vật tôi chứng kiến và kể lại. Bởi lẽ đó là một phần ký ức khủng khiếp, đáng nhớ về những tháng ngày tuổi thơ gắn bó với bom đạn, sống trong sợ hãi, nghèo đói và thiếu thốn tình cảm. Tác giả rất cảm thông, gần gũi với mọi người xung quanh, là một đứa trẻ hiểu chuyện và rất có cảm xúc. Đặc biệt đó là nỗi nhớ thương mẹ, cậu bé đã ngày đêm trông ngóng, hỏi thăm người mẹ của mình, rồi tiếp tục công cuộc tìm kiếm đầy tuyệt vọng. Để cuối cùng, dù bao năm đã trôi, nỗi nhớ về những ngày tháng ấy không còn và cậu bé ngày nào đã lớn hơn, nhưng cậu vẫn mong muốn được gặp mặt mẹ – cảm xúc ấy vẫn không thay đổi dù bao năm đã trôi.
Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” là gì?
Lời giải chi tiết:
Theo em, các yếu tố có tác dụng tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm với người đọc là tính chân thật của mỗi câu chuyện. Mỗi sự việc trong câu chuyện được tác giả thuật lại vô cùng ngắn gọn, súc tích với tất cả những xúc cảm thực của tác giả – của một người đã từng trải nghiệm qua các câu chuyện ấy. Những tình cảm trong câu chuyện thì vô cùng chân thật, nó gắn bó với mỗi sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.
Và thông qua câu chuyện này, em nhận thấy rằng: chiến tranh là nguồn gốc của sự bất hạnh. Chúng ta cần phải chiến đấu và ngăn chặn nó. Cậu bé trong câu chuyện và bạn của cậu cũng là hình ảnh của con người khi gặp chiến tranh, nó khổ cực, đói khát và đau đớn đến dường nào. Và cái chúng ta chứng kiến mới là những gì xảy ra ở hậu phương, và ngoài tiền tuyến kia, sự tàn phá sẽ là vô tận, mọi thứ đều sẽ trở lên khủng khiếp khi chiến tranh diễn ra, chúng ta cần chặn đứng chiến tranh.
5. Kết nối đọc – viết:
Câu hỏi (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Qua những gì được văn bản cung cấp, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.”
Lời giải chi tiết:
Hai dòng cuối cùng của câu chuyện như một tiếng nói thầm từ đáy lòng của nhân vật tôi. Chiến tranh đã đi qua, ông cũng may mắn sống sót và bắt đầu cuộc sống mới với gia đình và hai đứa con của mình, mặc dù những ký ức về tuổi thơ trong thời kỳ chiến tranh vẫn còn đọng mãi. Hai câu cuối phản ánh tác động của cuộc chiến đến tuổi thơ của một đứa trẻ ngày xưa. Họ đã trưởng thành, hiểu biết nhiều hơn, nhưng thiếu vắng tình thương mẹ vẫn nằm trong họ, bên trong cơ thể người lớn. Họ vẫn nhớ về người mẹ, mong muốn gặp mặt và được ôm vào vòng tay ấm áp ấy. Đó là điều nguyện ước, sự mong mỏi không thể tả của một đứa trẻ trải qua cuộc chiến. Điều này cũng nhắc nhở rằng: có những câu chuyện không thể nào quên, cho dù thời gian có trôi qua.