Từ ghép đẳng lập là gì? Cách phân biệt với từ ghép chính phụ?

Từ ghép đẳng lập là gì? Cách phân biệt với từ ghép chính phụ?
Bạn đang xem: Từ ghép đẳng lập là gì? Cách phân biệt với từ ghép chính phụ? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Từ ghép đẳng lập là gì? 

1.1. Khái niệm:

Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. “Đẳng” thể hiện sự bình đẳng trong ý nghĩa thể hiện của từ. Khi tham gia vào đóng góp cho ý nghĩa chung được triển khai. Và lập cũng thể hiện cho sự độc lập được khẳng định một lần nữa. Tất cả đều phản ánh cho nội dung cũng như hình thức thể hiện đối với loại từ ghép này. Giúp phân biệt với loại từ ghép khác hay được sử dụng là từ ghép chính phụ.

Từ ghép đẳng lập được cấu tạo bởi hay hay nhiều từ đơn. Thông thường, số lượng từ đơn có là hai. Các từ đơn đóng vai trò là các tiếng trong cấu trúc xác định của từ ghép. Các tiếng bình đẳng với nhau về ý nghĩa thể hiện. Cung cấp trong thể hiện thông tin muốn truyền đạt cụ thể với từ ngữ sử dụng. Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa tổng hợp. Phản ánh hiệu quả nghĩa của các tiếng cấu tạo nên nó.

Ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng chung. Cung cấp đến thông tin với các lĩnh vực khác nhau tùy theo hoàn cảnh nói. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ. Mỗi tiếng lại có vai trò đem đến thông tin cung cấp. Và cùng thể hiện ý nghĩa muốn truyền tải. Cho nên từ ghép đẳng lập thể hiện ý nghĩa rộng chứ không đơn giản là bổ nghĩa.

Trên thực tế, các từ ghép đẳng lập được sử dụng rất phổ biến. Ví dụ: đường sá, cầu đường, bếp núc, nhà cửa, ao hồ, sông suối, làng mạc, giày dép, đất nước,… Qua đó thấy được chủ đề được nhắc đến rất rộng, khái quát và chung chung. Thể hiện chủ đề nhiều hơn là xác định và chỉ rõ đối tượng.

1.2. Đặc điểm từ ghép đẳng lập?

+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Trong cấu trúc được thể hiện của từ, không có tiếng nào là phụ cả. Do đó không có sự phản ánh của cung cấp ý nghĩa bổ sung làm sáng tỏ nhau. Sự bình đẳng cho ta thấy được phạm trù chung được phản ánh. Và mỗi tiếng lại cung cấp thể hiện sự bình đẳng khi xuất hiện.

+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Mang đến vai trò thể hiện như nhau của các tiếng xuất hiện. Và cùng tham gia tổng hợp nên nghĩa của từ ghép trong thông tin truyền đạt. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Bởi mỗi tiếng đều cho ta thông tin tiếp nhận về chủ đề. Và gắn với nhau trong truyền đạt thông điệp. Các tiếng thể hiện sự đi kèm không thể tách rời của nội dung từ ghép.

Ví dụ:

+ Từ ghép Ông bà: Dùng để chỉ ông bà, tổ tiên nói chung. Và được sử dụng như nhắc đến một thế hệ trong gia đình. Điều đó giúp thông tin được truyền đạt hiệu quả. Trong khi mỗi tiếng lại cung cấp hiệu quả khía cạnh thông tin. Với tính chất bình đẳng khi sử dụng.

Ông: Với quan hệ gia đình nhắc đến bậc cha, chú, bố của cha hoặc mẹ. Hay với sử dụng rộng hơn, xác định với người đàn ông lớn tuổi nói chung.

Bà: Với quan hệ trong gia đình, chỉ bậc cô, dì, mẹ của cha hoặc mẹ. Hay sử dụng rộng hơn chỉ người phụ nữ lớn tuổi nói chung.

+ Xóm làng: Dùng để chỉ vùng nông thôn nói chung. Xác định với sự chia nhỏ địa giới hành chính. Khi đó, xóm là đơn vị nhỏ hơn thuộc làng. Nhưng lại mang ý nghĩa chỉ với sự mộc mạc của miền quê.

Xóm: khu vực sinh sông, nơi ở của người dân ở nông thôn. Xác định với sự phân chia cũng như xác định cụ thể với địa giới. Thuận lợi cho các công tác ở địa phương.

Làng: Rộng hơn xóm khi làng được xác định gồm nhiều xóm. Ở nhiều địa phương, làng đồng nghĩa với xóm.

1.3. Phân loại từ ghép đẳng lập?

Mang đến khác biệt thể hiện với cấu trúc và ngữ nghĩa. Qua đó phản ánh thông tin cụ thể được xác định. Mỗi tiếng có ý nghĩa riêng độc lập. Nhưng khi kết hợp lại thể hiện trong ý nghĩa chung xác định cho từ ghép. Căn cứ vào vai trò của các tiếng cấu tạo nên từ trong việc tạo nghĩa của từ. Tức là xác định cho thể hiện độc lập, bình đẳng như thế nào với các tiếng được sử dụng.

Các khác biệt trong xác định nhóm được thể hiện. Từ ghép đẳng lập được chia thành 3 kiểu sau: từ ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp nghĩa và từ ghép đơn nghĩa. Qua đó mang đến hiệu quả phản ánh nghĩa của từ ghép. Khi thực hiện so sánh với nghĩa của các tiếng cấu tạo nên từ ghép đó.

+ Từ ghép gộp nghĩa:

Gộp nghĩa thể hiện cho việc cộng hưởng lẫn nhau của các tiếng được sử dụng. Từ ghép gộp nghĩa là những tiếng cấu tạo nên từ kết hợp cùng nhau lại để biểu thị ý nghĩa chung của cả từ ghép đó. Gộp lại ý nghĩa sẽ xác định cho thông tin được phản ánh. Bởi việc đứng riêng lẻ không đảm bảo trong tính chất đơn nghĩa của các tiếng. Cũng xác định một hàm nghĩa duy nhất chung giữa các tiếng trong hình thành nên từ ghép.

Ví dụ: quần áo, giày dép, tướng tá, điện nước, xăng dầu, tàu xe, học tập, ăn uống,…

Khi đứng riêng các từ xác định nghĩa không hướng đến chủ đề cụ thể. Và tạo nên từ ghép cung cấp thông tin với chủ đề cụ thể hơn.

+ Từ ghép lặp nghĩa:

Tính chất lặp nghĩa giúp các từ cộng hưởng ý nghĩa với nhau. Mỗi từ đều xác định được ý nghĩa độc lập. Nhưng khi tạo thành từ ghép, mang đến đa dạng, sinh động hơn trong sử dụng tiếng Việt. Từ ghép lặp nghĩa là những yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa của từ ghép. Giúp việc thể hiện thông tin được hiệu quả. Đồng thời giúp ý nghĩa truyền tải mềm mại hơn.

Ví dụ: binh lính, núi non, tìm kiếm, sửa chữa, đợi chờ, đào bới,… Riêng từ “đào” cho thấy hành động khi sử dụng dụng cụ hỗ trợ thực hiện. Và từ “bới” là trực tiếp dùng bằng tay. Như vậy, với từ đào bới cho thấy công việc, quyết tâm cũng như các cách thức thực hiện để tìm được kết quả.

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa:

Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa là nghĩa của từ ghép trùng với nghĩa của một tiếng cấu tạo nên từ tố đó. Chỉ xác định với một nghĩa xác định cho một tiếng trong từ ghép. Khi đó, các tiếng được sử dụng mang đến sự hiển nhiên khi nhắc đến hành động, sự vật đó.

Ví dụ: Bếp núc, ăn nói, ăn mặc, tóc tai…

2. Từ ghép đẳng lập tiếng Anh là gì?

Từ ghép đẳng lập tiếng Anh là Compound compound word.

3. Cách phân biệt với từ ghép chính phụ?

Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ đều là từ ghép. Cũng như xác định thông tin truyền tải khi sử dụng. Tuy nhiên, mỗi từ cũng có những chức năng, đặc điểm riêng. Và thể hiện với ý nghĩa với các tiếng so với nghĩa chung của từ.

3.1. Về cấu tạo:

– Từ ghép chính phụ:

+ Có tiếng chính và tiếng phụ với ít nhất sự kết hợp của hai tiếng. Và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Làm rõ hơn với nghĩa đang được sử dụng trong ngữ cảnh. Khi mà tiếng chính có nghĩa rộng. Tiếng phụ làm nghĩa của tiếng chính trở nên cụ thể hơn vì làm chức năng bổ sung.

+ Với vị trí xác định của tiếng chính và tiếng phụ:

Trong từ ghép chính phụ có nguồn gốc thuần Việt. Tiếng chính thường đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Ví dụ như hoa hồng. Có nhiều loại hoa trên thực tế, và hoa hồng mang đến thông tin cụ thể nhắc đến một loại hoa.

Trong từ ghép chính phụ có nguồn gốc Hán Việt. Tiếng chính có thể đứng trước hoặc đứng sau so với tiếng phụ. Ví dụ như bạch mã – Ngựa trắng.

– Từ ghép đẳng lập:

+ Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Mỗi tiếng được xác định với ý nghĩa độc lập. Và cung cấp trong ý nghĩa xác định cho từ ghép.

3.2. Về nghĩa của từ ghép:

– Từ ghép chính phụ:

+ Có tính chất phân nghĩa. Mỗi tiếng có một chức năng được xác định cụ thể. Tiếng chính xác định với nghĩa chung được nhắc đến. và tiếng phụ làm rõ nghĩa cho tiếng chính trong thể hiện thông tin. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Vì nó phải đảm bảo mang đến cụ thể hơn trong ý nghĩa thể hiện cho từ ghép. Giúp xác định đối với sự vật, đối tượng trên thực tế.

+ Ví dụ: Từ ghép “cá rô” có từ “cá” là từ chính, từ “rô” là từ phụ. Và tiếng phụ bổ trợ thêm nghĩa cho từ “cá”. Trên thực tế có rất nhiều loại cá. Và với từ ghép được sử dụng, ta xác định được thông tin nhắc đến là cá rô chứ không phải loại cá khác. Điều đó được thực hiện khi sử dụng thêm tiếng phụ.

– Từ ghép đẳng lập:

+ Có tính chất hợp nghĩa giữa các tiếng cấu tạo nên từ. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Cung cấp thông tin với các tiếng và hướng nghĩa mà tiếng đó thể hiện. Các tiếng ghép nên từ ghép đều thuộc vào một phạm trù nghĩa nhất định. Khi đó từ ghép mang nghĩa rộng hơn so với các tiếng cấu tạo nên chúng. Và thể hiện thông tin rộng được phản ánh.

+ Ví dụ: “ông bà” là từ ghép đẳng lập. Vì cả 2 từ không bổ nghĩa cho nhau. Nhưng lại xác định nhóm nghĩa chung trong ngữ cảnh. Có thể là một thế hệ hay xác định cho đối tượng cụ thể đang được nhắc đến.