1. Giới thiệu về vùng Bắc Trung Bộ:
Về vị trí địa chính trị, Bắc Trung Bộ nối liền Việt Nam với Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, kinh tế vẫn kém phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước mặc dù là nơi tập trung các dự án lớn như lọc dầu Nghi Sơn, dự án nông nghiệp TH True Milk cùng với khoảng 40.000 công ty và 300.000 hộ kinh doanh.
Bắc Trung Bộ chiếm 15% dân số cả nước nhưng tỷ lệ chủ thể kinh doanh chỉ chiếm 5,5%, chỉ bằng 1/3 bình quân cả nước. Đây là điểm nghẽn trong sự phát triển của khu vực này.
Bắc Trung Bộ có 9 cảng hàng không, trong đó có 5 cảng hàng không quốc tế; 14 cảng biển nước sâu, trong đó có 8 cảng biển tổng hợp quốc gia; và 11 khu kinh tế ven biển (trong tổng số 17 khu của cả nước), đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn của đất nước và là đầu mối giao thương quốc tế với các vùng, địa phương khác. Các khu công nghiệp, khu kinh tế trong tiểu vùng hoạt động có hiệu quả, nhất là các khu kinh tế trọng điểm miền Trung.
2. Trụ cột nền kinh tế Bắc Trung Bộ:
Bốn trụ cột chính để phát triển Bắc Trung Bộ:
Thứ nhất, Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tập trung nâng cấp hệ thống giao thông nội vùng, giao thông nông thôn để tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng;
Thứ hai, Phát triển du lịch, nhất là du lịch biển kết hợp với du lịch nhân văn – thế mạnh của tiểu vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, hình thành và phát triển các cụm du lịch;
Thứ ba, Đẩy mạnh phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, trọng tâm là phát triển cảng nước sâu tại Khu kinh tế Vũng Áng với dịch vụ logistics;
Thứ tư, Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trọng tâm là phát triển thủy sản, đánh bắt thương phẩm, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
3. Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?
Lý do là bởi Vùng Bắc Trung Bộ có những điều kiện vô cùng thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, con người và các di sản văn hóa về tinh thần lẫn vật chất sẵn có.
2.1. Về địa lý:
Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của Trung Bộ Việt Nam trải dài từ phía Nam dãy núi Tam Điệp đến phía Bắc đèo Hải Vân. Phía bắc giáp đồng bằng sông Hồng, phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía đông giáp biển Đông. Đây là vị trí địa vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch nối liền cách vùng với nhau.
Bắc Trung Bộ là 1 trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội. Vùng này bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ Việt Nam tiếp giáp với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Trung Bộ trên trục giao thông Bắc – Nam của đường sắt; nhiều đường ô tô hướng Đông – Tây (7, 8, 9, 29) nối Lào với Biển Đông. Ngoài ra, khu vực còn sở hữu hệ thống giao thông thuận tiện với sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Anh, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An , Chân Mây…), các tuyến đường cao tốc dẫn đến trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế …) và thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar.
Lãnh thổ Duyên hải Bắc Trung Bộ trải dài và có hành lang hẹp với phía tây là Trường Sơn và Lào, phía đông là Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ). Ngoài ra, vùng trung du, miền núi và hải đảo chạy dọc lãnh thổ tạo thành một cơ cấu kinh tế phong phú và đa dạng. Nhiều cảng nước sâu, cửa biển thuận lợi để hình thành các cảng lớn nhỏ phục vụ giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng và quốc tế cũng như phát triển kinh tế vùng biển. Bắc Trung Bộ sở hữu nhiều bãi biển đẹp mê hồn như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô. Vùng này còn có các vườn quốc gia: Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát, VQG Vũ Quang, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, VQG Bạch Mã…
Do gió mùa thổi theo hướng đông bắc và mang theo hơi nước từ đại dương nên khu vực này chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh và mưa vào mùa đông. Đây là nét khác biệt so với thời tiết hanh khô ở miền Bắc. Trong khi đó, vào mùa hè, gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) mang đến thời tiết khô nóng. Mặc dù có nhiệt độ khá cao nhưng việc phát triển du lịch vào mùa hè là vô cùng thuận lợi và phù hợp.
Như vậy có thể thấy, Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch hết sức phong phú, đa dạng, nổi bật với đường bờ biển dài cùng nền văn hóa bản địa đặc sắc, có nhiều cửa khẩu giáp với Lào. Đây chính là vị trí kinh tế vô cùng quan trọng trong
2.2. Về lịch sử và con người:
Bắc Trung Bộ giữ một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong thế trận, bảo vệ Tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Nơi đây là nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc từ xa xưa.
Ngành du lịch điển hình ở vùng Bắc Trung Bộ là du lịch nhân văn là cái nôi nơi sinh của nhiều danh nhân văn hóa, chính trị nổi tiếng của Việt Nam như: chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại thi hào văn học Nguyễn Du, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu, Tổng bí thư Trần Phú, Đại tướng kiệt suất Võ Nguyên Giáp, anh hùng cách mạng Lê Duẩn… Như vậy có thể thấy hệ thống các di sản văn hóa của vùng là những tài nguyên du lịch vô cùng quý báu với giá trị lịch sử, tạo nên nét khác biệt lớn so với các vùng du lịch khác của cả nước.
Bắc Trung Bộ là nơi có 25 dân tộc anh em (Thái, Mường, Tày, H’mông, Bru-Vân Kiều) sinh sống ở Trường Sơn. Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được tất cả các dân tộc thiểu số ở Bắc Trung Bộ sử dụng phổ biến. Họ chỉ sử dụng ngôn ngữ riêng của họ trong cộng đồng dân tộc của họ; trong khi đó, trong giao tiếp xã hội, tiếng Việt vẫn được sử dụng rộng rãi trong đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Ngoài ra ở duyên hải miền Trung còn có một số ngôn ngữ phổ biến khác là tiếng Thái, tiếng Mường, tiếng Mông, tiếng Khơ Mú…
Lịch sử cho thấy cư dân ở đây chủ yếu là người Thanh – Nghệ – Tĩnh di cư vào Bình Trị Thiên từ thời Lý – Trần – Lê. Vì vậy, quan hệ của người Việt ở đây bao hàm và gắn liền với các hoạt động văn hóa truyền thống nói chung. Hò Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần thể hiện tính cố kết của cộng đồng người Việt. Ở đây có một số loại Hò tiêu biểu: Hò sông Mã (Thanh Hóa), Hò vi đập Nghệ Tĩnh, Hò khoan Quảng Bình, Hò Quảng Trị, Trị Thiên, Hò Huế. Ở Bắc Trung Bộ có một số lễ hội nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước như lễ hội cầu ngư (Thừa Thiên – Huế), lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa).
Như vậy nền văn hóa phong phú cùng những di tích văn hóa lâu đời chính là điểm thu hút các du khách đến với Bắc Trung Bộ.
4. Các chính sách thúc đẩy du lịch đã triển khai tại Bắc Trung Bộ:
Quan điểm về phát triển ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ được thể hiện trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 hoàn toàn phù hợp với định hướng chung của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với ngành du lịch cả nước, trong đó nội dung chính là phát triển du lịch tham quan và nghiên cứu các di sản thế giới công nhận và điểm tựa văn hóa – lịch sử trong nước; Liên kết mở rộng hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế.
Trong những năm qua, các địa phương vùng Bắc Trung bộ đã thực hiện nhiều các chính sách, sự kiện xúc tiến du lịch quy mô lớn, như: chương trình roadshow giới thiệu du lịch các tỉnh Bắc Trung bộ tổ chức tại Thái Lan và Lào (tháng 7-2018; tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch với phương châm đầy sáng tạo “Ba địa phương, một điểm đến, nhiều trải nghiệm” trong sự kiện Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) tại Hà Nội (tháng 3-2022); tiến hành tuần Văn hóa Hội An tại TP Thanh Hóa,…
5. Định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ:
Trên cơ sở đó định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ như sau:
Thứ nhất, phát triển thu hút đa dạng các thị trường khách du lịch khác nhau, cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
Thứ hai, tập trung phát triển các sản phẩm văn hóa du lịch tạo ra dấu ấn, độc đáo và phong phú phù hợp với nhu cầu thị trường, cùng với đó là sự
Thứ ba, tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch trong và ngoài nước để đầu tư nâng cấp, đổi mới đồng bộ các khu vực du lịch.
Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư xúc tiến, quảng bá hình ảnh tươi đẹp của du lịch vùng Bắc Trung Bộ.