Dân cư Châu Phi thuộc chủng tộc, thuộc nhóm người nào?

Dân cư Châu Phi thuộc chủng tộc, thuộc nhóm người nào?
Bạn đang xem: Dân cư Châu Phi thuộc chủng tộc, thuộc nhóm người nào? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Chủng tộc là gì? Nguồn gốc của chủng tộc:

Chủng tộc và sắc tộc hay dân tộc là hai trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong việc phân biệt các nhóm người trên thế giới. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì chủng tộc là “sự phân chia người hiện đại thành những chủng loại, căn cứ vào đặc điểm nhân chủng”. Theo đó, mỗi chủng tộc sẽ có những đặc điểm cơ thể chung mang tính di truyền, do xuất phát từ một nguồn gốc chung và được phân bố trên một vùng lãnh thổ nhất định.

Nguồn gốc của chủng tộc là nguyên nhân và quá trình hình thành các đại chủng trên thế giới. Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi,…) các nhà khoa học đã chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc chính, còn gọi là đại chủng, đó là:

Thứ nhất, Chủng tộc Môn-gô-lô-it (hay thường gọi là người da vàng);

Thứ hai, Chủng tộc Nê-grô-Ô- xtra-lô-it (hay thường gọi là người da đen);

Thứ ba, Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (hay thường gọi là người da trắng).

1.1. Quá trình hình thành chủng tộc:

Hiện nay đang có hai quan điểm lớn trái ngược nhau về quá trình hình thành các chủng tộc, cụ thể theo quan điểm thứ nhất, người ta cho rằng quá trình hình thành chủng tộc khác với quá trình hình thành loài người. Còn ở quan điểm thứ hai, người ta lại cho rằng quá trình hình thành chủng tộc cũng đồng thời với việc hình thành con người. Khác nhau là vậy nhưng tựu chung lại có thể thấy, cả hai quan điểm đều khẳng định rằng quá trình hình thành các chủng tộc luôn gắn bó mật thiết với vấn đề nguồn gốc loài người.

Có nhiều quan điểm cho rằng các chủng tộc hiện nay không phải kết quả của sự tiến hóa nội tại từ một giống người tối cổ duy nhất, mà là kết quả tiến hóa đồng thời và biệt lập của từng loại người tối cổ khác nhau. Ba đại chủng ở trên xuất hiện từ bốn loại người tối cổ riêng, tiếp đó là quá trình Sapien hóa riêng rẽ để thành ba đại chủng như ngày nay.

Còn theo học thuyết một trung tâm, thì loài người hình thành từ một vùng nhất định ở tiểu Á, Châu Phi, Nam Á và có thể là ở cả Đông Nam Á do kết quả Sapien hóa từ một giống người tối cổ. Từ đó loài người mới bành trướng và phân hóa thành các chủng tộc khác nhau như ngày nay.

Trái ngược với học thuyết một trung tâm, học thuyết hai trung thì lại chủ trường cho rằng quá trình hình thành loài người xuất phát từ hai trung tâm lớn trên thế giới là phương Đông và phương Tây. Đây cũng đồng thời là hai trung tâm hình thành hai nhóm chủng tộc nhân loại, sau đó từ hai nhóm này mới phân hóa thành các chủng tộc như ta đã biết, cụ thể: Nhóm phương Tây hình thành chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it và Nê-grô-it; nhóm phương Đông hình thành chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

1.2 Nguyên nhân hình thành chủng tộc:

Việc hình thành các chủng tộc thường được xem là do ba nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, Sự thích nghi đối với môi trường địa lý tự nhiên: Đây là nhân tố vô cùng quan trọng để hình thành các đặc điểm cơ bản của các đại chủng, như màu da, dạng tóc, tầm vóc cơ thể, mắt, … Tuy nhiên, tác động của môi trường đối với các chủng tộc chỉ có tác dụng ở giai đoạn sớm của xã hội nguyên thủy, còn sau khi loài người đã phát triển thì tác nhân này không còn có ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành các đặc trưng nhân chủng nữa.

Thứ hai, Trạng thái sống biệt lập giữa các nhóm người: Trong một xã hội nguyên thủy với dân số ít, các nhóm người sống biệt lập với nhau, thì chế độ “nội hôn” (những người trong họ hay cùng dòng máu lấy nhau) cũng là một trong những nhân tố tác động tới quá trình hình thành chủng tộc.

Thứ ba, Sự lai giống giữa các nhóm người khi loài người đã đạt đến trình độ phát triển xã hội cao hơn: Đây cũng là tác nhân góp phần tạo nên các loại hình nhân chủng, hay nói cách khác là các chủng tộc mới trên thế giới.

2. Đặc điểm của các chủng tộc:

2.1. Chủng tộc Môn-gô-lô-it:

Chủng tộc Môn-gô-lô-it chiếm khoảng 40% dân cư thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á và có cả châu Mĩ ngày nay. Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc này thường là da vàng, mũi tẹt, mắt và tóc đen với tóc thẳng, dáng người thấp bé. Người Môn-gô-lô-it có các tôn giáo đa dạng do lịch sử phát triển lâu đời của họ. Các tôn giáo lớn của họ phát triển ở châu Á như đạo Phật, Hồi giáo, … cùng những tín ngưỡng truyền thống đã trở thành kho tàng, di sản văn hóa lâu đời.

2.2. Chủng tộc Nê-grô-Ô-xtra-lô-it:

Người ta thường gộp chung Nê-grô-it và Ô-xtra-lô-it thành nhóm đại chủng Nê-grô-Ô-xtra-lô-it bởi hai tiểu chủng này mang một số đặc điểm khá tương đồng. Chủng tộc này chiếm 12% dân số thế giới, bao gồm nhánh Nê-grô-it ở châu Phi và nhánh Ô-xtra-lô-it ở phía Nam Ấn Độ cũng như nhiều đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và đặc biệt là ở Ô-xtrây-li-a.

Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Nê-grô-Ô-xtra-lô-it là da đen sẫm, tóc xoăn tít, lông trên thân rất ít, trán đứng, gờ trên ổ mắt ít phát triển, cánh mũi rất rộng làm cho mũi bè ngang, sống mũi không gãy, môi rất dày nhưng hẹp và đặc biệt răng lại rất trắng. Kito giáo và Hồi giáo là hai tôn giáo lớn và phổ biến của chủng tộc người này.

2.3. Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it:

Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chiếm tới 48% dân số toàn cầu. Tuy có tên là Ơ-rô-pê-ô-it, nghĩa là loại hình người châu Âu, song về nguồn gốc, chủng tộc này lại ra đời không phải ở châu Âu, mà là ở châu Á.

Từ địa bàn cư trú đầu tiên ở Ấn Độ, người Ơ-rô-pê-ô-it mở rộng địa bàn sang cư trú ở Tây Á, Bắc Phi, Nam Âu và quanh Địa Trung Hải. Như vậy, chủng tộc này có địa bàn cư trú rất rộng và cũng gắn liền với việc thực dân hóa ở châu Mĩ, Ô-xtrây-li-a và nhiều thuộc địa của các nước châu Âu khác. Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it là da trắng hồng, tóc nâu hoặc vàng gợn sóng, mắt xanh hoặc nâu với mũi dài, nhọn hẹp và môi rộng. Bên cạnh đó, đa số người Ơ-rô-pê-ô-it đa số theo đạo Kito giáo.

Nhìn chung, có thể thấy, từ mỗi đại chủng, trong quá trình phát triển đã chia ra thành một số tiểu chủng, dưới tiểu chủng là nhóm loại hình, dưới nhóm loại hình là loại hình nhân chủng. Các đại chủng thường chỉ khác nhau về đặc điểm cấu tạo bên ngoài của cơ thể (như màu da, mắt, tóc, hình dáng sọ và chiều cao, …). Vì thế, các chủng tộc trên thế giới đều bình đẳng về phương diện sinh học và đều có khả năng đạt trình độ văn minh.

3. Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? Thuộc nhóm người nào?

Từ những phân tích về đặc điểm của các chủng tộc ở phần trên, có thể khẳng định rằng, dân cư châu Phi ngày nay chủ yếu thuộc chủng tộc Nê-grô-Ô-xtra-lô-it, mà cụ thể hơn là nhánh Nê-grô-it. Chính vì thuộc chủng tộc này mà người ta thường gọi dân cư Châu Phi là người da đen, mang đặc điểm ngoại hình như da đen sẫm, tóc xoăn tít, lông trên thân rất ít, trán đứng, …

4. Vị trí địa lý của châu Phi:

Châu Phi tiếp giáp:

– Phía Bắc giáp biển Địa Trung Hải.

– Phía Đông Bắc giáp biển Đỏ và châu Á.

– Phía Đông Nam giáp ấn Độ Dương.

– Phía Tây giáp Đại Tây Dương

Tọa độ địa lý: nằm trong khoảng từ 34B đến 34N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh

năm.

Diện tích: 30 triệu km2, lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á). Phần lớn diện tích là núi và cao nguyên; đồng bằng có diện tích nhỏ tập trung ở ven biển.

Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li. Kênh đào Xuy- ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.

5. Kinh tế-xã hội châu Phi:

Châu Phi là một châu lục có nền kinh tế chậm phát triển. Nơi đây chỉ có một số ít nước phát triển như Cộng hòa Nam Phi, An – giê – ri, Ai – Cập. Nguyên nhân chủ yếu bởi:

Thứ nhất, Sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dịch AIDS. Dân số tăng nhanh, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao, đạt 2,6 % (năm 2019), phần lớn các quốc gia ở châu Phi xảy ra bùng nổ dân số. Nhiều quốc gia ở Trung Phi, Đông Phi và Tây Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao, từ 2,7% – 3,0%. Nguyên nhân là do các quốc gia Châu Phi duy trì tỉ suất sinh cao, trong khi tỉ suất tử giảm nhờ những thành tựu của y tế, khoa học, điều kiện sống được cải thiện,…

Thứ hai, Sự can thiệp của nước ngoài. Thế kỉ XVI – XIX: 125 triệu người da đen châu Phi bị đưa sang châu Mĩ làm nô lệ đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: gần toàn bộ châu Phi bị chiếm làm thuộc địa và cho đến những năm 60 của thế kỉ XX các nước lần lượt dành độc lập.

Thứ ba, Dân cư châu Phi phân bố không đều. Do điều kiện tự nhiên và lịch sử khai thác lãnh thổ, dân cư châu Phi tập trung ở các khu vực: thung lũng sông Nin, ven vịnh Ghi-nê, duyên hải cực bắc, cực nam; dần thưa thớt ở các khu vực: hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri,… Tỉ lệ dân đô thị thấp nhưng vẫn có nhiều thành phố, các thành phố lớn thường tập trung ở ven biển-các thành phố cảng. Dân số châu Phi: 1 308,1 triệu người (2019), chiếm 17% dân số thế giới.