1. Dàn ý kể lại câu chuyện cổ tích Sọ Dừa:
Mở bài:
– Tại phần này chúng ta sẽ giới thiệu đôi nét về truyện Sọ Dừa như tên truyện, lý do muốn kể lại chuyện
Thân bài
– Tại phần này chúng ta sẽ trình bày về các nhân
– Tiếp đó chúng ta sẽ bắt đầu đi vào kể lại các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian.
Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của chúng ta về câu chuyện vừa kể.
2. Bài văn 400 chữ kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa:
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho nhà phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng ngoài năm mươi tuổi mà vẫn chưa có con.
Một hôm, người vợ đi vào rừng hái củi, thấy cái sọ dừa bên cạnh gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống, về nhà thì có mang. Chẳng bao lâu sau, chồng mất, bà sinh ra một đứa bé không tay không chân, tròn như một quả dừa. Bà buồn bã, toan vứt đi thì đứa con bảo: “Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt đi mà tội nghiệp!”
Nghĩ thương con, bà giữ lại nuôi. Đến khi lớn, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăm bò rất giỏi, con nào con nấy đều no căng bụng. Phú ông lấy làm hài lòng lắm.
Đến vụ mùa, tôi tớ ra đồng làm việc cả. Phú ông sai ba cô con gái đem cơm ra đồng cho Sọ Dừa. Hai cô chị tỏ ra coi thường, chỉ có mình cô Út là đối đãi với Sọ Dừa tử tế. Một hôm, cô Út mang cơm cho Sọ Dừa. Từ xa, cô bỗng nghe có tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước đến gần, rồi nấp sau bụi cây rình xem. Cô thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm đấy. Nhiều lần như thế, cô út biết Sọ Dừa không phải là người trần, dần đem lòng yêu mến.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ thấy con nói vậy cũng sửng sốt, nhưng nghĩ thương con, bà mang buồng cau đến nói chuyện với phú ông. Phú ông cười mỉa: “Được, muốn cười con gái ta thì phải chuẩn bị đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm”
Bà mẹ về nói với con, cứ nghĩa con nghe vậy sẽ
Sọ Dừa và vợ sống rất hạnh phúc. Nhờ học hành chăm chỉ, chàng đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước khi chia tay, Sọ Dừa đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người phòng khi cần dùng đến.
Từ ngày em gái lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị ghen ghét. Nhân cơ hội, họ bày mưu, rủ em gái chèo thuyền ra biển chơi, rồi đẩy em xuống nước. Cô út bị một con cá kình nuốt chửng vào bụng. Nhưng nhờ có con dao mà Sọ Dừa đưa cho, cô rạch bụng nó, con cá chết xác dạt vào hòn đảo.
Một hôm, có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống gay to: “Ò ó o… Phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về”.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Sọ Dừa đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, rồi mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Đến khi hết tiệc, quan trạng mới đưa vợ ra. Hai cô chị vô cùng xấu hổ, bỏ đi biệt xứ.
3. Viết đoạn văn 400 chữ kể lại câu chuyện Sọ Dừa:
Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được đọc, và đó cũng là câu chuyện em yêu thích nhất.
Chuyện kể về một người đàn bà, vì uống nước trong cái gáo dừa, mà mang thai và sinh ra đứa con có ngoại hình xấu xí, kì lạ. Thế là bà đặt tên cho con là Sọ Dừa. Tuy vẻ ngoài xấu xí, đi lại bất tiện, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ, chịu khó. Chàng đã nhờ mẹ xin cho được đi chăn bò của nhà phú ông. Đáp lại sự nghi ngờ của mọi người, chàng không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt.
Trong thời gian ấy, con gái út của phú ông không ngại vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà vẫn mang cơm đến cho chàng. Cảm động, chàng nhờ mẹ đến hỏi cưới cô. Ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, lại có nhà rộng, gia nhân tấp nập khiến ai cũng ngạc nhiên. Không chỉ thế, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ dùi mài kinh sử, thi đỗ Trạng Nguyên. Điều đó khiến cho hai chị gái của vợ chàng hết sức ghen ghét.
Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị rủ cô em ra biển chơi, rồi đẩy cô xuống nước, hòng cướp đoạt vị trí vợ Trạng Nguyên. Nhưng may mắn, nhờ vào hòn đá lửa, con dao và mấy quả trứng gà Sọ Dừa dặn mang theo, mà cô em gái sống sót được. Cuối cùng, khổ tận cam lai, hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau, sống hạnh phúc đến cuối đời. Còn hai cô chị xấu xa thì tủi hổ mà bỏ đi biệt xứ.
Qua câu chuyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã gửi gắm chúng ta bài học về cách đối nhân xử thế, không nên quan trọng vẻ bề ngoài, mà phải chú trọng đến phẩm chất. Một người có trái tim nhân hậu, tốt bụng, thông minh thì mới là người đáng quý.
4. Bài văn kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa ngắn gọn nhất:
Ngày xưa có hai vợ chồng già, vừa nghèo lại chẳng có con, ấy thế mà đến lúc chỉ uống nước từ cái sọ dừa mà lại mang thai, sinh ra một cậu con trai tròn y như trái dừa, không tay không chân, nhưng vẫn biết nói, liền đặt tên là Sọ Dừa.
Dù không chân tay nhưng Sọ Dừa rất thông minh và ngoan ngoãn. Trong lúc đi chăn bò cho phú ông, nhân lúc không có người Sọ Dừa lại trở lại hình dáng con người, thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vừa chăn bò vừa thổi sáo rất hay. Nhà phú ông có ba cô con gái thì chỉ có cô út là thương và đối xử tử tế với Sọ Dừa, còn lại hai cô kia vì hình dáng kì lạ của Sọ Dừa nên thường hắt hủi.
Do một lần nhìn trộm nên cô út biết Sọ Dừa chính là chàng trai khôi ngô, hình dáng kì lạ kia chỉ là phép thử vì thế đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở, Sọ Dừa hỏi cưới con gái phú ông, dù phú ông đòi lễ vật rất khó nhưng Sọ Dừa đều mang đến đủ cả và cưới được cô út. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống rất vui vẻ và hạnh phúc, cho đến khi Sọ Dừa thi đỗ Trạng Nguyên phải đí sứ.
Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị của cô út đã hãm hại em của mình nhằm thay thế muốn làm bà Trạng. Cô út nhờ những vật dụng mà Sọ Dừa để lại là con dao, cục đá và hai quả trứng gà nên dù có bị rơi xuống biển, cá nuốt vào bụng vẫn sống sót trên đảo hoang. Đến một ngày thuyền quan trạng của Sọ Dừa đi qua, gà trống gáy lên báo hiệu Sọ Dừa hãy vào đảo hoang đón vợ. Hai vợ chồng đoàn tụ trong vui mừng, còn hai người chị đành phải bỏ đi biệt xứ.
5. Viết đoạn văn ngắn kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa:
Sọ Dừa là truyện cổ tích đầu tiên tôi đọc và cũng là truyện tôi thích nhất. Câu chuyện kể về một người phụ nữ uống nước trong gáo dừa mang thai và sinh ra một đứa trẻ xấu xí và kỳ dị. Vì vậy, cô đặt tên cho con trai mình là Sọ Dừa. Dù có ngoại hình xấu xí và đi lại bất tiện nhưng Sọ Dừa vẫn rất siêng năng, cần mẫn. Anh cầu xin mẹ cho anh đến trang trại của phú ông để chăn nuôi gia súc. Đáp lại suy đoán của mọi người, anh không chỉ trông được đàn bò mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời gian đó, cô con gái nhỏ của người đàn ông giàu có không ngại sự xuất hiện của vẻ ngoài Sọ Dừa mà vẫn mang thức ăn cho anh ta. Cảm động, anh cầu hôn nàng.
Đến ngày hôn lễ, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, nhà to, người hầu bận rộn khiến ai cũng kinh ngạc. Không chỉ vậy, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ trau dồi kinh sử và thi đỗ Trạng Nguyên. Trước khi Sọ Dừa lên kinh thi dặn dò vợ luôn mang theo mình quả trứng gà, con dao và hòn đá lửa.Sau đó, vợ Sọ Dừa bị hai chị hãm hại, nàng bị cá kình nuốt vào bụng. Cô lấy dao rạch bụng cá và thoát chết, trôi dạt vào một hòn đảo. Đến khi Sọ Dừa đỗ quan trạng trở về, Sọ Dừa đón vợ trên đảo trở về và mở tiệc mừng. Hai cô chị sau bữa tiệc nhìn thấy em út xấu hổ mà bỏ đi biệt xứ.