Vì sao có những người khi thấy máu là ngất?

Vì sao có những người khi thấy máu là ngất?

Không phải ai trong chúng cũng có thể đủ dũng cảm để đối mặt với cảnh đổ máu dù cho trong phim ảnh hay bất cứ tình huống nào trong cuộc sống, thậm chí có những người ngất xỉu ngay khi vừa mới thấy thứ chất lỏng này. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này? Hãy cùng Bách Hóa XANH đi tìm lời giải cho câu hỏi này nhé!

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngất khi thấy máu là hội chứng sợ tổn thương máu hay còn gọi là chứng sợ máu. Vậy hội chứng sợ tổn thương máu là gì?

Hội chứng sợ máu

Hội chứng sợ máu này thuộc một dạng ám ảnh hay chứng rối loạn lo âu. Khác với các dạng hoảng sợ khác thì hiện tượng ngất xỉu khi nhìn thấy máu làm cho nhịp tim đột ngột tăng trong giây lát rồi sau đó giảm mạnh.

Huyết áp giảm đột ngột làm cho máu không thể lưu thông chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh và ngất xỉu.

Vì sao có những người khi thấy máu là ngất?Hội chứng sợ máu

Để hiểu rõ hơn thì hiện tượng này bắt nguồn từ dây thần kinh phế vị (vagus nerve). Nó có tác dụng kết nối một khu vực não bộ được gọi là nhân bó đơn độc (NST).

Đối với những người sợ máu thì khi thấy thứ chất lỏng này sẽ khiến cho NST này chuyển đổi qua lại quá nhanh giữa hai phản ứng căng thẳng và bình tĩnh, khiến thần kinh bị nhiễu loạn dẫn đến tình trạng cơ thể tạm ngưng hoạt động tạm thời bằng cách ngất xỉu.

Nguyên nhân của hội chứng sợ máu

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng sợ máuCó nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng sợ máu

Các nỗi sợ lĩnh vực y học thường là nguyên nhân gây ra hội chứng sợ máu bởi liên quan đến máu từ các mũi tiêm, chấn thương hay thậm chí là sự chết chóc do tai nạn hay một vài nguyên nhân khác.

  • Nỗi sợ chết (Thanatophobia) cũng là một liên kết mạnh mẽ đối với hiện tượng sợ máu bởi con người thường nghĩ máu đổ là sẽ chết.
  • Nỗi sợ vi trùng hay Mysophobia cũng có thể gây ra chứng sợ máu vì cá nhân đó sợ bị “nhiễm vi trùng” từ máu của người khác.
  • Nỗi sợ máu cũng có thể bắt nguồn từcác trải nghiệm tiêu cực hoặc các tổn thương tâm lý hay thể xác liên quan đến máu khi còn nhỏ.

Các tình huống trong phim ảnh như các cảnh giết người đẫm máu, những kẻ sát nhân hàng loạt cũng gây nên ám ảnh cho tâm lý của một số người sợ thứ chất lỏng màu đỏ này.

Chảy máu thường được cho là dấu hiệu dẫn đến bệnh tật nên thường gây ra hiện tượng lo sợ, ám ảnh khi nhìn thấy máu. Do đó, chứng sợ bị bệnh (Nosophobias) cũng có liên kết với chứng sợ máu.

Yếu tố di truyền cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ máu.

Phương pháp giúp vượt qua hội chứng sợ máu

Áp dụng sức ép

Hãy tập gồng các cơ tay, chân và toàn thân từ 10-15 giây để tăng huyết ápHãy tập gồng các cơ tay, chân và toàn thân từ 10-15 giây để tăng huyết áp

Huyết áp đột ngột giảm chính là nguyên nhân chính của việc dẫn đến ngất xỉu nên phương pháp áp dụng sức ép phải nói là “thiên địch” của sự suy giảm huyết áp. Phương pháp này làm các cơ căng lên để huyết áp tăng trở lại từ đó tránh tình trạng ngất xỉu.

Hãy tập gồng các cơ tay, chân và toàn thân từ 10-15 giây để tăng huyết áp hoặc đơn giản hơn là chơi các môn thể thao có có cường độ vận động càng cao càng tốt như tập tạ hay chạy bộ. Khi đã thành thạo rồi thì bạn có thể thử tiếp xúc với các tình huống có thể làm chứng sợ máu tái phát thông qua các nhà trị liệu.

Giảm độ nhạy cảm của bản thân

Đối mặt trực tiếp với nỗi sợ máuĐối mặt trực tiếp với nỗi sợ máu

Phương pháp này đơn giản chính là bạn phải đối mặt trực tiếp với nỗi sợ máu.Luôn luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng tiếp xúc với thứ chất lòng màu đỏ này. Có thể tập tiếp xúc bắt với máu theo phương pháp theo dõi từ xa tới gần, từ thoáng qua cho đến lâu dài.

Bạn cũng nên liên tưởng đến sự đau đớn vật lý thay vì sự ghê tởm hay né tránh. Mục đích của phương pháp này chính là giúp bạn xóa đi những kí ức và suy nghĩ tiêu cực về máu.

Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành viLiệu pháp nhận thức hành vi

Bạn sẽ phải sử dụng lý trí và sự kiên định của bản thân để vượt qua nỗi sợ. Hãy thay thế các suy nghĩ tiêu cực bằng các suy nghĩ tích cực bởi điều này sẽ giúp bạn có thái độ sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn.

Không phải lúc nào cứ đổ máu là sẽ chết, là sẽ bị dính các bệnh truyền nhiễm mà phải suy nghĩ rằng máu có thể cầm được, vết thương rồi cũng sẽ lành chỉ cần kiên định và không để nỗi sợ thao túng bạn.

Gặp bác sĩ/ chuyên gia tâm lý

Gặp bác sĩ/ chuyên gia tâm lýGặp bác sĩ/ chuyên gia tâm lý

Các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý đều là những người có am hiểu, kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực tâm lý học và họ biết cách điều trị, chữa lành những thương tổn mà ta mắc phải. Bạn sẽ có những buổi trò chuyện để tâm sự, giải tỏa về những điều mà chính bạn cũng đang còn ngại nói ra, những ký ức hay nỗi ám ảnh đang kẹt trong tâm trí bạn.

Những vị bác sĩ hay chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra liệu pháp, lộ trình để giúp bạn hồi phục những thương tổn tâm lý, vượt qua nỗi sợ và tìm được bản ngã của chính mình.

Bác sĩ hay chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra liệu pháp, lộ trình để giúp bạn hồi phụcBác sĩ hay chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra liệu pháp, lộ trình để giúp bạn hồi phục

Bạn cũng đừng quá lo lắng bởi theo thống kê từ Wikipedia thì trong 100 người thì chỉ có 3 người mắc phải hội chứng sợ máu và người có nguy cơ ngất xỉu khi thấy máu còn thấp hơn.

Chỉ cần bổ sung kiến thức thông qua bài viết này là bạn có thể ngăn ngừa thậm chí vượt qua được nỗi sợ hãi mang tên chất lỏng màu đỏ và đương nhiên không vướng phải hiện tượng ngất xỉu khi thấy máu.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *