Bảo vệ trẻ quá mức
Bảo vệ con cái quá mức là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh hiện nay mắc phải. Việc này vô hình chung đã khiến con không biết cách giải quyết các vấn đề xung quanh mình.
Trong xã hội ngày nay, rất nhiều gia đình chỉ sinh 1 bé, họ sẽ dành hết sự chiều chuộng và yêu thương vô điều kiện cho con.
Trẻ được yêu thương và chiều chuộng đúng cách, chúng sẽ trưởng thành và khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần thì không sao. Nhưng nếu cha mẹ quan tâm mù quáng, không kiểm soát sẽ khiến trẻ mất đánh mất chính mình, mất đi bản tính tự lập vốn có.
Cô Trần (32 tuổi, Trung Quốc) chỉ có duy nhất một đứa con trai, vậy nên cô luôn yêu thương và chiều chuộng con vô điều kiện. Cô luôn mong muốn mình có thể làm mọi thứ cho con.
Khi cho con ăn, cô sợ con bỏng, sợ thức ăn rơi vãi nên luôn tự mình đút cho con. Lo con bị thương, bị ngã, cô cấm con chơi cầu trượt. Không muốn con trai mặc quần áo chậm, nên cô cũng luôn giúp con thay đồ.
Khi thấy con mình chơi đồ chơi, cô Trần cũng luôn nói: “Không đúng, con nên chơi như thế này, mẹ sẽ dạy con”.
Trong cuộc sống, dù gặp bất cứ điều gì khó khăn, cô cũng sẽ giải quyết trước, con cái sẽ không có một cơ hội nào để học hỏi hay trải nghiệm.
Điều này bên ngoài là bảo vệ, nhưng thực chất lại là ức chế năng lực của trẻ, khiến trẻ không có cơ hội được làm, được trải nghiệm, được vấp ngã để trưởng thành.
Theo thời gian, trẻ sẽ trở nên phụ thuộc và phục tùng vào cha mẹ. Thậm chí điều này còn có thể dẫn đến khả năng sinh tồn vốn có, khiến trẻ luôn có tư tưởng núp bóng phụ huynh.
Con người ai cũng phải trải qua những lần sai, những lần vấp ngã mới có thể dần trưởng thành. Sai không quan trọng, nhưng nhận ra điều gì sau cái sai đó mới là điều quan trọng.
Có kinh nghiệm, sự hiểu biết sau những lần sai mới là tài sản quý giá nhất của con người. Đôi khi, việc cha mẹ bảo vệ quá mức sẽ là vật cản ngáng đường, ngăn không cho trẻ phát triển và trưởng thành. Biết chiều chuộng, yêu thương là tốt, nhưng mọi thứ đều cần đúng thời điểm, đúng sự việc, thì trẻ mới được phát triển một cách toàn diện nhất.
Áp đặt và can thiệp vào mọi quyết định
Cha mẹ có thể đưa ra cho con lời khuyên, hỗ trợ tư vấn để con giải quyết các vấn đề của mình, điều này là hoàn toàn khác với việc áp đặt và can thiệp quá mức vào cuộc sống của con. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh lại đang nhầm lẫn giữa hai điều này, vô tình khiến trẻ bị kìm kẹp, và không thể tự làm chủ cuộc sống của mình.
Trong bộ phim “Nhân danh gia đình” (Trung Quốc), nhân vật mẹ của Quý Minh đã thể hiện vô cùng rõ tính cách này.
Quan điểm sống của cô là: “Không thể đáp ứng mọi nhu cầu vật chất của con mình và càng không thể nuông chiều con về học tập và lối sống”. Mặc dù không chiều chuộng, nhưng cô lại đang thể hiện sự quan tâm của mình thái quá, điều này giống như áp bức và kìm kẹp.
Cô không cho phép Quý Minh kết bạn với những học sinh kém, điểm số bắt buộc phải lọt trong top 5 của lớp. Thậm chí, cô phủ nhận mọi sự lựa chọn của con mình và tước bỏ quyền lợi của chúng.
Khi chọn quần áo, cô không cho phép Quý Minh chọn màu trắng vì chúng dễ bẩn, nhưng cũng không được chọn màu đen vì chúng quá tối. Sau đó chính cô sẽ lựa chọn màu khác, khi con phàn nàn “Sao còn lại phải làm vậy”, thì cô cho rằng: “Mẹ thấy chúng rất hợp với con”.
Khi đi ăn, Quý Minh gọi 3 món, nhưng cô trực tiếp lấy thực đơn từ tay con, từ chối những món đó và tự quyết định gọi ra những món ăn khác.
Quý Minh lựa chọn trường đại học, cô hoàn toàn không thèm để ý tới ý kiến của con mình, mà trực tiếp tự sắp xếp đăng ký vào Đại học Khoa học Chính trị và Luật, cô tin rằng con mình muốn học luật. Sau khi thấy, Quý Minh thất vọng, chỉ dám lẩm bẩm với bản thân: “Mình thậm chí còn không biết mình muốn trở thành luật sư”.
Tính cách rụt rè, hèn nhát và thiếu quan điểm của Quý Minh chính là biểu hiện rõ nhất của việc bị kiểm soát lâu dài.
Trên thực tế, khi đối diện với những người mẹ mạnh mẽ, kiểm soát và áp đặt, trẻ không có dũng khí để phản bác, đồng thời mất đi khả năng tự chủ về hành động, tệ hơn nữa là sẽ bị bóp méo về nhân cách.
Rõ ràng việc kiểm soát con cái sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước, bởi khi chúng không thể chịu nổi sự áp đặt sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực.
Mỗi cha mẹ cần bị cách duy trì khoảng cách, tạo cho con không gian riêng, đồng hành cùng con chứ không thể quyết định thay con. Tình yêu của cha mẹ là không thể đong đếm nhưng hãy áp dụng nó một cách phù hợp với con cái của mình.
Không thể kiểm soát cảm xúc
Việc điều khiển cảm xúc trong từng hoàn cảnh, trường hợp cũng là điều vô cùng cần thiết.
Cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của con con. Lời nói, việc làm, thái độ hay cảm xúc của cha mẹ đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai cũng như cách cư xử của trẻ.
Nếu như cha mẹ thường xuyên quát tháo, than vãn vì những chuyện vặt vãnh, hay luôn mất bình tĩnh trước những vấn đề thì chắc chắn không khí gia đình sẽ luôn tiêu cực và bi quan. Khi trẻ nhìn vào đó, chúng sẽ học theo rất nhanh, chúng cũng sẽ dễ dàng trở nên tức giận, lo lắng khi gặp vấn đề hay khó khăn.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình hòa đồng, thân thiện, cha mẹ luôn suy nghĩ tích cực và hạnh phúc thì đương nhiên chúng sẽ có thái độ lạc quan và bình tĩnh trước những vấn đề xảy ra với mình.
Trước khi phàn nàn, trách móc về tính khí thất thường cũng như hành vi thiếu chuẩn mực của trẻ thì bạn cũng nên suy ngẫm và tự nhìn lại chính mình, xem là ta đã làm tròn trách nhiệm trong lời nói và cách dạy dỗ con hay chưa?
Sự nhân hậu, tính cách ngay thẳng và tử tế là vũ khí mạnh nhất cho tương lai của trẻ. Gia đình chính là tấm gương rõ nhất phản ánh tính cách, thói quen và cuộc sống của con. Hãy luôn hiểu rằng, cha mẹ và con cái là không bao giờ là mối quan hệ kiểm soát, vâng lời, mà là phải tương trợ và đồng hành cùng nhau.
Nguồn: https://cafef.vn/3-loi-yeu-thuong-sai-lam-nhieu-cha-me-tuong-tot-nhung-lai-la-con-dao-hai-luoi-khien-tre-that-bai-khong-co-tuong-lai-188231030104228692.chn