Núm trợ ti là sản phẩm rất hữu dụng, khắc phục nhiều vấn đề khi mẹ cho bé bú trực tiếp, vậy khi nào thì nên dùng và thay thế núm trợ ti? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
1Núm trợ ti là gì?
Núm trợ ti là vật dụng giúp các bé có thể bú với miếng silicon mỏng đặt trên núm ti mẹ. Các em bé không có khớp ngậm đúng do sinh non, sinh khó,… sẽ dễ bú hơn nhờ núm ti có hình dạng được định hình một cách thuận lợi nhất để bé ngậm mút.
Đối với các bé có tật như bị dính lưỡi, dính môi, cằm rút,… có thể đè núm vú mẹ khi bú điều này có thể gây đau và nứt núm vú, lúc này núm vú trợ ti mẹ sẽ giúp ích nhiều để bé bú mẹ được mà mẹ vẫn có thể bớt đau.
Ngoài ra, núm trợ ti cũng hỗ trợ các mẹ có núm vú phẳng, núm vú dẹt, núm vú bị thụt vào trong cho bé bú dễ dàng hơn.
2 Khi nào nên sử dụng núm trợ ti?
Cấu tạo bầu ngực của mẹ gây khó khăn trong việc cho trẻ bú
Một số mẹ có núm ti ngắn, núm ti quá to hoặc bị tụt vào trong làm bé khó khăn trong việc ngậm, bắt núm vú. Bé không bú được, quấy khóc, bỏ bú khiến cho mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc cho bé ăn. Sử dụng núm trợ ti giúp bé dễ bắt ngậm núm vú hơn, bú được nhiều sữa hơn.
Trẻ có dị tật về xương hàm và cấu trúc gương mặt
Một số bé có dị tật bẩm sinh như dính lưỡi, sứt môi, cằm rút, hở hàm ếch,… khiến bé khó bú sữa mẹ. Núm trợ ti làm đầu vú mẹ lớn hơn và có độ cứng nhất định để bé ngậm mút dễ dàng hơn.
Núm vú người mẹ có thương tổn
Tình trạng núm vú bị nứt cổ gà, xây xát,… làm mẹ rất đau đớn khi cho bé bú. Lúc này núm trợ ti như một lớp đệm bảo vệ, bé vẫn có thể bú trực tiếp và mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
Trẻ không tìm được khớp ngậm đúng
Bé sơ sinh mới lọt lòng nhất là bé sinh non thiếu tháng sẽ gặp khó khăn khi tìm khớp ngậm đúng để bú. Bé ngậm sai khớp sẽ không bú được nhiều, bú lắt nhắt và gây đau cho mẹ.
Núm trợ ti giúp bé dễ ngậm vú hơn, đồng thời điều chỉnh lượng sữa ra ổn định, tránh làm bé bị sặc khi sữa về quá nhiều.
Giúp trẻ làm quen với bình sữa hoặc ti giả
Núm trợ ti gắn vào đầu vú mẹ giúp bé vẫn cảm nhận được hơi ấm của mẹ và làm quen dần với núm vú silicon, hỗ trợ mẹ cai sữa cho bé nhanh hơn và khi chuyển qua bú bình bé dễ thích ứng hơn.
3Thời điểm cần thay núm trợ ti mới
Núm trợ ti có nhiều công dụng tuy nhiên sau một thời gian sử dụng bạn cũng cần thay thế để đảm bảo vệ sinh và công dụng của núm. Bạn nên thay núm trợ ti mới khi:
- Núm đã sử dụng quá lâu:
Sau khoảng 3 – 6 tháng bạn cần thay mới núm trợ ti vì lúc này núm đã cũ, có thể phát sinh vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của bé.
- Núm trở nên mỏng hơn, có hiện tượng biến dạng:
Để kiểm tra núm trợ ti, bạn cầm đầu núm kéo ra, nếu núm trở lại hình dáng ban đầu là núm còn đàn hồi tốt. Ngược lại thì bạn nên thay núm trợ ti mới.
Bạn kiểm tra xem núm có bị mỏng không bằng cách ấn cho núm lõm xuống, nếu núm nảy lên trở lại hình dạng ban đầu là núm còn tốt, ngược lại bạn nên thay mới.
- Núm bị nhạt màu và phồng lên:
Sau một thời gian sử dụng bạn thấy núm trợ ti đổi màu, bị phình ra hay bị dính lại thì nên thay mới vì núm đã xuống cấp trầm trọng, không còn phát huy được công dụng vốn có.
- Núm trợ ti rách hoặc nứt:
Một trường hợp nữa thường hay gặp chính là núm trợ ti rách hoặc nứt, đặc biệt hay gặp ở các bé đang mọc răng. Đối với trường hợp này thì núm đã hỏng hoàn toàn và bạn cần thay mới ngay.
4Nên dùng dụng cụ trợ ti trong bao lâu?
Nên dùng núm trợ ti chỉ trong vài tuần hoặc ngắn hơn. Càng kéo dài thời gian dùng núm trợ ti thì việc ngừng sử dụng càng khó. Dụng cụ này cũng có thể làm gián đoạn nguồn sữa mẹ tiết ra. Thế nên, các mẹ không nên lạm dụng mà chỉ nên dùng như giải pháp tạm thời.
5Những lưu ý khi cho trẻ dùng núm trợ ti
- Sử dụng đúng kích thước: Các mẹ nên chọn núm trợ ti có kích cỡ phù hợp với miệng bé theo từng độ tuổi như sau: trẻ sơ sinh loại nhỏ: 16 mm, trẻ thông thường: 20mm, núm trợ ti loại lớn: 24mm.
- Cho bé ngậm đúng khớp: Nên cho bé ngậm đúng khớp bằng cách để bé ngoạm hết quầng vú và núm ti ở trong miệng.
- Vệ sinh ngay sau khi sử dụng: Mẹ nên rửa sạch trợ ti bằng dung dịch rửa bình sữa chuyên dụng, tiệt trùng bằng máy hoặc nước sôi rồi sấy khô sau khi sử dụng xong nhằm đảm bảo vệ sinh.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát: Các mẹ cần lưu ý bảo quản núm trợ ti ở nơi khô thoáng, tránh khả năng tích tụ vi khuẩn và nấm mốc.
- Núm trợ ti là gì, ưu và nhược điểm khi sử dụng
- So sánh núm ti giả cao su và núm ti silicone. Nên dùng loại nào?
- Cách chọn núm ti phù hợp với độ tuổi của trẻ
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn núm trợ ti và các công dụng mà núm trợ tị mang lại trong quá trình chăm sóc cho bé. Nếu có thắc mắc gì bạn vui lòng bình luận bên dưới để nhận được phản hồi nhanh nhất nhé!